Suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu

Tìm hiểu chung Bệnh Suy thận mạn tính

Bệnh Suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mãn tính là gì?

Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu và canxi. Các chất thải sẽ tồn đọng trong cơ thể và gây hại cho người bệnh.
Bệnh suy thận mạn tính thường xảy ra đột ngột và phát triển từ từ. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh.

Những ai thường mắc phải bệnh suy thận mạn tính?

Suy thận mạn tính là một bệnh phổ biến liên quan đến quá trình lão hoá. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao. Người ta ước tính rằng 1/5 nam giới và 1/4 nữ giới ở độ tuổi 65-74 có khả năng mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Suy thận mạn tính

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy thận mạn tính?

Suy thận thường không có triệu chứng ban đầu và phát triển từ từ. Các dấu hiệu và triệu chứng muộn có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng.
Một số triệu chứng khác như cảm giác bơ phờ, thở gấp, các vấn đề về miệng, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay, giảm ham muốn tình dục, không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tình trạng như ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, ngẩn ngơ và hôn mê; ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn gặp phải bất kì triệu chứng nào của suy thận mãn tính như buồn nôn, tiêu chảy, các vấn đề về dạ dày, ngứa ra chân tay, ngủ không ngon, động kinh hoặc các triệu chứng nêu trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Suy thận mạn tính

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn tính là gì?
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy thận như:
Một số loại thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lí cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mãn tính.
Viêm nhiễm, nhiễm trùng đường niệu, suy tim sung huyết, tiểu đường và cao huyết áp cũng có thể gây ra bệnh.
Bất kì trường hợp nào làm giảm lượng máu cung cấp cho thận, làm tắc nghẽn nước tiểu sau khi rời khỏi thận hoặc làm tổn thương thận đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Suy thận mạn tính

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn tính?

Những yếu tố sau đây có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh:
  • Tuổi tác: Thận càng teo nhỏ khi bạn càng lớn tuổi.
  • Dân tộc: Những người Châu Phi, Châu Mỹ và những người Mỹ bản địa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các dân tộc khác.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử bệnh lí gia đình: Tiền sử gia đình là một trong những nhân tố gây ra bệnh tiểu đường và cao huyết áp – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận mãn tính.
  • Ăn nhiều protein và chất béo: Ăn uống theo một chế độ ít protein và chất béo sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận.
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định: Nên tránh sử dụng thường xuyên các loại thuốc gây tổn thương cho thận, ví dụ như thuốc giảm đau NSAIDS và một số loại thuốc kháng sinh nhất định.;

Điều trị Bệnh Suy thận mạn tính hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy thận mạn tính?

Để điều trị và hạn chế tiến triển của bệnh suy thận mãn tính, người bệnh sẽ thực hiện một số chế độ ăn kiêng, uống thuốc, thực hiện kiểm soát các bệnh gây suy thận, thẩm tích hoặc có thể cấy ghép thận theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên tránh các thực phẩm chứa kali, phốt pho, nhiều muối hoặc protein.
  • Việc kiểm soát huyết áp của người bệnh rất quan trọng và phải được kiểm tra định kỳ.
  • Bác sĩ sẽ cho truyền máu nếu người bệnh được chẩn đoán là thiếu máu.
  • Thuốc lợi tiểu có thể giúp ngăn ngừa việc tích tụ nhiều chất lỏng.
  • Nên tránh sử dụng một số loại thuốc nhất định có thể ảnh hưởng đến thận.
  • Nên điều trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, suy tim sung huyết và nhiễm trùng.
  • Một số bệnh nhân cần thẩm tích thận nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Thẩm tích thận giúp bạn loại bỏ các chất thải từ máu khi thận không thể hoạt động. Việc thẩm tích thận có thể được thực hiện trong ngắn hạn hoặc vĩnh viễn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy thận mạn tính?

Bằng các xét nghiệm máu và nước tiểu, bác sĩ sẽ xác định được chức năng thận có bị suy giảm hay không. Ngoài ra cũng cần tiến hành các xét nghiệm khác để theo dõi mức độ hoạt động của thận. Có thể phải chụp x-quang để kiểm tra kích thước của thận, loại trừ các rối loạn khác có thể làm tổn thương thận và tắc nghẽn sự lưu thông của nước tiểu như bệnh sỏi thận hoặc u thận.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Suy thận mạn tính

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy thận mạn tính?
Bạn có thể kiểm soát suy thận một cách dễ dàng nếu bạn:
  • Theo một chế độ ăn mà bác sĩ khuyên, bao gồm việc hạn chế chất lỏng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không bỏ lỡ liều dùng thuốc.
  • Ghi lại cân nặng hằng ngày. Ghi lại lượng chất lỏng bạn uống và lượng nước tiểu thoát ra nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Tập thể dục thường xuyên hơn nhưng tránh các hoạt động mạnh.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn ớn lạnh, sốt, đau đầu, đau cơ, thở gấp, buồn nôn, nôn mửa và đau ngực.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Căng cơ là những chấn thương đến cơ do cơ giãn căng quá mức, trong khi những chấn thương bong gân liên quan cả sự căng giãn cơ hoặc một phần dây chằng (chỗ nối 2 xương) hoặc gân (chỗ nối cơ và xương). Bong gân và căng cơ thường gặp ở trẻ em tuổi thanh
  • 28-05-2018
    Nhóm cơ cổ trẻ còn rất yếu và không đủ sức nâng đỡ đầu vốn có kích thước tương đối lớn hơn. Rung lắc mạnh làm đầu trẻ di chuyển thô bạo từ trước ra sau, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Lực này sẽ tăng lên nếu sự rung lắc bị gián
  • 28-05-2018
    Xương cánh tay không phải chịu lực tỳ nén do đó, khi bị gãy thường có di lệch giãn cách do trọng lượng chi. Gãy xương cánh tay thường có triệu chứng tại chỗ, chi biến dạng tùy vào vị trí gãy, cánh tay sưng nề, bầm tím muộn sau 24 giờ, có điểm đau chói
  • 28-05-2018
    Escherichia coli (E. coli) là một loài vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng
  • 28-05-2018
    Với bệnh viêm khớp dạng thấp, lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng bị tấn công và tổn thương, do chính hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Những ai có thể mắc bệnh thấp khớp? Mặc dù thấp khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi người, nhưng nó xuất hiện ở nữ
  • 28-05-2018
    Nhiễm Toxoplasma, hay nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, là tình trạng nhiễm trùng gây ra do một loại vi sinh vật sống trên các loài chim, động vật và con người. Nó ảnh hưởng đường tiêu hóa (bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn), tim, dây thần