Viêm gan mạn

Viêm gan mạn tính là tình trạng gan bị viêm kéo dài trên 6 tháng. Nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính thường liên quan đến sự tồn tại liên tục của virus gây viêm gan, viêm gan mạn tính do tự miễn (rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể) và sử dụng

Viêm gan mạn tính là gì?

Viêm gan mạn tính là tình trạng gan bị viêm kéo dài trên 6 tháng. Nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính thường liên quan đến sự tồn tại liên tục của virus gây viêm gan, viêm gan mạn tính do tự miễn (rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể) và sử dụng thuốc trong quá trình điều trị các bệnh khác.
Viêm gan mạn có thể là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính mà thôi. Tiến triển của viêm gan mạn thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế bào gan.

Triệu chứng, biểu hiện viêm gan mạn

Triệu chứng, biểu hiện viêm gan mạn

1. Viêm gan mạn tính do vi-rút:
Triệu chứng rất mờ nhạt như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Thể trạng bệnh nhân viêm gan mạn tính do vi-rút hầu như là bình thường. Bệnh được phát hiện khi người bệnh có biểu hiện vàng da, gan to
2. Viêm gan mạn tính tự miễn:
Khởi phát có thể là âm thầm hoặc đột ngột ở những phụ nữ trẻ, trung niên. Triệu chứng tương tự như viêm gan mạn tính do vi-rút kèm theo những tổn thương ngoài gan nặng nề như: đau khớp, viêm cầu thận, rối loạn đông máu.
3. Viêm gan mạn tính do thuốc:
Sau khi dùng thuốc người bệnh có các biểu hiện như: buồn nôn, đau nhiều ở hạ sườn phải, bụng trướng, sụt cân..xét nghiệm máu thấy men gan tăng.

Nguyên nhân viêm gan mạn

Nguyên nhân viêm gan mạn

1. Viêm gan mạn tính do vi-rút:
Các vi-rút viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) …. là những vi-rút dễ tiến triển đến viêm gan mạn (không loại trừ còn có vi-rút khác nữa).
2. Viêm gan mạn tính tự miễn:
Viêm gan mạn tính tự miễn được định nghĩa là bệnh viêm gan mạn tính chưa rõ nguyên nhân với sự sai lạc trong phản ứng miễn dịch và có yếu tố di truyền. Bệnh thường đáp ứng với điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, nếu không được điều trị sẽ tiến triển liên tục tới xơ gan và suy gan, tỷ lệ tử vong cao.
3. Viêm gan mạn tính do thuốc:
Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm non-steroid, ví dụ: acetaminophen, diclofenac, ibuprofen, naproxen, nimesulide, piroxicam, sulindac. Những thuốc này tuy có cấu tạo hoá học khác nhau nhưng đều chung một tác dụng là hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, ngoài tác dụng chính thì tác dụng phụ của nó cũng vô cùng đáng ngại.
Một trong các tác dụng phụ của nhóm này là gây ra viêm gan vàng da, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nhất là khi chúng ta sử dụng thuốc loại acetaminophen với tên thuốc thông thường là paracetamol. Tỷ lệ gây bệnh về gan dao động từ 30-40%, một tỷ lệ không hề nhỏ trong sự cố viêm gan do thuốc.
Thuốc kháng giáp trạng
Một số thuốc dùng để điều trị bệnh Basedow (Thiouracil) có thể gây viêm gan. Ngay trong tuần đầu tiên sử dụng men gan đã bắt đầu tăng cao.
Mặt khác, thuốc lại phải sử dụng kéo dài mới đủ liệu trình điều trị nên nguy cơ gây viêm gan của nó là rất lớn. Do đó, trong chiến lược sử dụng thuốc cũng như việc tuân thủ điều trị, cả thầy thuốc và bệnh nhân phải dè chừng nhóm thuốc này. Tỷ lệ gây viêm gan của nó khoảng 10%.
Thuốc trị lao
Các thuốc điều trị lao như isoniazid, pyrazinamide, rifampicin là những thuốc gây viêm gan nặng nề nhất, đặc biệt là isoniazid. Tác hại trên gan của thuốc này nguy hiểm chẳng kém gì thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Ngay trong thời gian đầu dùng thuốc, thuốc đã làm men gan tăng cao (như viêm gan thực thụ). Mặc dù chưa gây ra vàng da ngay nhưng nó có thể hủy hoại toàn bộ gan của người bệnh.
Thuốc trị động kinh
Cho đến nay có khoảng 20 thuốc chống động kinh và là những hợp chất hoá học có thể gây viêm gan. Mức độ hủy hoại gan tùy thuộc vào nồng độ sử dụng và phụ thuộc vào tình trạng gan của bệnh nhân. Tỷ lệ gây ra bệnh gan do thuốc động kinh khoảng 7%.
Thuốc chống ung thư
Có quá nhiều thuốc chống ung thư mà chúng vẫn hay được gọi là hóa chất chống ung thư.
Gan có thể sẽ bị viêm ngay sau ngày truyền đầu tiên và chỉ hai đến ba hôm sau là có biểu hiện rõ ràng. Điển hình là các thuốc cyclophosphamide, cisplatin, doxorubicin.

Chẩn đoán viêm gan mạn

Chẩn đoán viêm gan mạn

Một số mẫu máu được dùng để củng cố khẳng định nguyên nhân gây bệnh và loại trừ những nguyên nhân khác.
Những loại xét nghiệm máu khác có thể cho biết mức độ hoạt động của tình trạng viêm ở thời điểm lấy máu.
Trong trường hợp viêm gan mạn tính, độ lan rộng của tổn thương trên gan chỉ có thể xác định được nhờ sinh thiết gan.
Các xết nghiệm vi-rút để phân biệt trường hợp viêm gạn mạn do loại vi-rút nào.
 

Điều trị viêm gan mạn

Điều trị viêm gan mạn

1. Điều trị nội khoa
1.1. Thuốc điều trị theo nguyên nhân
Viêm gan mạn do vi-rút: Sử dụng thuốc ức chế virus
Viêm gan do tự miễn: Điều trị bằng corticoid dài ngày giúp cải thiện được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, sốt và đau khớp; kinh nguyệt cũng xuất hiện trở lại. Các chỉ tiêu sinh hóa cũng được cải thiện tốt. Tuy nhiên, cần để ý đến các biến chứng có thể xảy ra do dùng corticoid kéo dài như hội chứng Cushing, béo phì, rậm lông, loãng xương, loét tiêu hóa…
Đối với viêm gan mạn do thuốc và chất độc: chỉ cần ngừng thuốc hoặc cách ly với chất độc, nghỉ ngơi là bệnh có thể tự khỏi.
1.2. Thuốc điều trị triệu chứng
1.3. Các thuốc tăng cường thể trạng và tăng sức đề kháng của cơ thể.
2. Điều trị ngoại khoa:
Có thể xem xét điều trị ngoại khoa (ghép gan) nếu điều trị nội khoa thất bại và điều kiện cho phép.

Kinh nghiệm dân gian chữa viêm gan mạn

Kinh nghiệm dân gian chữa viêm gan mạn
Viêm gan mạn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp (viêm gan siêu vi, viêm gan nhiễm độc); sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, tiêu chảy hay táo bón, chậm tiêu, chán ăn.
Nguyên nhân theo y học cổ truyền là do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng tới âm huyết hoặc tân dịch, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh:
Thể can nhiệt tỳ thấp: viêm gan có vàng da kéo dài (Đông y gọi là âm hoàng). Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thể can uất tỳ hư, khí trệ: Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạng sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Sài hồ sơ can thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: Sài thược lục quân thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, sài hồ 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Tiêu dao tán gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, gừng sống 2g, uất kim 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mạch môn là vị thuốc trị viêm gan mạn thể can âm bị thương tổn.
Thể can âm bị thương tổn: Người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác. Phép chữa là tư âm dưỡng can. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm: sa sâm 12g, sinh địa 12g, nữ trinh tử 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu mất ngủ gia toan táo nhân 10g; sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g.
Thể khí trệ huyết ứ: Hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Phép chữa la sơ can lý khí hoạt huyết. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm: bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, diên hồ sách 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu lách to gia tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.

Phòng ngừa viêm gan mạn

Phòng ngừa viêm gan mạn

1. Tiêm phòng vắc-xin viêm gan các loại
1.1. Phòng ngừa viêm gan B (HBV)
Tiêm vắc-xin viêm gan B. Vắc xin có hiệu quả phòng bệnh đến 95% và đây là loại vắc xin đầu tiên gián tiếp chống lại một bệnh ung thư nguy hiểm - Ung thu tế bào gan.
Thực hiện an toàn truyền máu
Thực hiện tình dục an toàn vì viêm gan B lây truyền qua tình dục.
1. 2. Phòng ngừa viêm gan C (HCV)
Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa viêm gan C, chúng ta phòng bệnh bằng cách tránh tiêm chích, truyền máu an toàn, không dùng chung các dụng cụ tiêm chích, châm cứu, xăm mình, làm móng tay, dao cạo râu, bàn chải răng, quan hệ tình dục an toàn để khỏi nhiễm HCV.
2. Duy trì lối sống lành mạnh
Hạn chế sử dụng rượu bia, khi dùng các loại thuốc cần có ý kiến của bác sĩ, ăn uống sinh hoạt và luyện tập điều độ để giữ cho gan khỏe mạnh.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 04-07-2018
    Mụn cóc, hay còn gọi là hột cơm, là một dạng phát triển của da gây ra do virus. Virus này thuộc nhóm virus papilloma ở người gây ra chứng mụn cóc. Những loại virus khác nhau thường gây bệnh ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể
  • 28-05-2018
    Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ ở tim khiến tim không thể co bóp và giãn ra như bình thường.nKhi mắc bệnh này, tim sẽ bị hạn chế khả năng co bóp do cơ viền bên trong tim bị cứng lại nên tim không thể giãn ra hoàn toàn. Bệnh sẽ khiến cho tim khó bơm đủ máu
  • 28-05-2018
    Bệnh glôcôm (dân gian thường gọi là thiên đầu thống, ở miền Nam thường gọi 'cườm nước') là một bệnh nguy hiểm, thường gặp trong nhãn khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn nếu không
  • 28-05-2018
    Bình thường ở những bé gái khi đến tuổi dậy thì, dưới vai trò của nội tiết tố nữ đã giúp cho hệ sinh dục phát triển lớn lên, trở thành người phụ nữ, đặc biệt là tử cung, đây là cơ quan tạo ra kinh nguyệt, giúp cho trứng thụ tinh làm tổ hình thành
  • 28-05-2018
    Là tình trạng viêm vú chủ yếu do nhiễm khuẩn, thường hay xảy ra trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt trong 6 tuần đầu sau sinh.
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn. Ung thư thận có thể ở thể