Viêm động mạch

Zona tai (hay còn được gọi là bệnh giời leo) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh ở gần tai của bạn. Bệnh giời leo gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi

Tìm hiểu chung Bệnh Viêm động mạch

Viêm động mạch là bệnh gì?
Bệnh viêm động mạch hay còn gọi là “viêm động mạch thái dương” hoặc “hẹp động mạch”. Đây là tình trạng động mạch bị viêm và sưng lên. Tình trạng viêm này dẫn tới hẹp động mạch làm giảm lượng máu cung cấp tới mô các cơ quan lân cận. Tuy động mạch ở bất kỳ phần nào của cơ thể cũng có thể bị viêm nhưng động mạch nằm ở hai bên thái dương thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, viêm động mạch tế bào khổng lồ đôi khi còn được gọi là viêm động mạch thái dương. Do đó, nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị mù do động mạch dẫn máu tới mắt bị ảnh hưởng.
Những ai thường mắc phải viêm động mạch?
Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Phụ nữ là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Viêm động mạch

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm động mạch là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất đối với người bị viêm động mạch là đau đầu dữ dội, nhất là hai bên thái dương. Ngoài ra bạn cũng có thể có các triệu chứng sau:
Có các triệu chứng giống bệnh cúm như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, cứng khớp, đau cơ;
Giảm thị lực hoặc bị chứng song thị (nhìn thấy 2 ảnh của cùng 1 vật);
Da đầu nhạy cảm và dễ đau;
Đau xương hàm hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói;
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
Mất hoặc thay đổi thị lực;
Không cải thiện triệu chứng trong vòng khoảng một tuần;
Đau đầu mới khởi phát kèm sốt hoặc đau khi nhai.
Trong trường hợp đã được bác sĩ chẩn đoán bị viêm tế bào động mạch, bạn cần phải điều trị sớm và đều đặn để tránh trường hợp bị mù vĩnh viễn.;

Nguyên nhân Bệnh Viêm động mạch gây bệnh Bệnh Viêm động mạch

Nguyên nhân gây ra viêm động mạch là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Các nhà khoa học suy đoán rằng bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng không đúng với những nhiễm trùng mà cơ thể gặp phải. Khi đó, những nhiễm trùng này sẽ tấn công đến các niêm mạc của mạch máu làm cho động mạch bị viêm và sưng lên gây ra viêm động mạch tế bào máu. Những rối loạn trong hệ thống miễn dịch này có thể di truyền cho thế hệ sau.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Viêm động mạch

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm động mạch?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm động mạch thái dương, bao gồm:
Tuổi tác: bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ hầu như chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi – độ tuổi trung bình lúc khởi phát bệnh là 70 tuổi, và hiếm khi xảy ra ở người trẻ hơn 50 tuổi;
Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ gấp 2 lần nam giới;
Đau đa cơ do thấp khớp: Khoảng 15% những người bị đau đa cơ do thấp khớp cũng mắc bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Viêm động mạch hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm động mạch?
Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc corticosteroid (prednisone) để ngăn ngừa tình trạng mất thị lực có thể xảy ra. Các triệu chứng gặp phải sẽ thuyên giảm chỉ trong một vài ngày. Tuy nhiên, bạn sẽ phải kiên trì dùng thuốc trong khoảng từ 1 đến 2 năm hoặc lâu hơn. Bác sĩ sẽ giảm liều dùng nếu nhận thấy các triệu chứng được cải thiện. Ngoài ra, nhằm tránh trường hợp thuốc corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ, bạn có thể sẽ được dùng một số loại thuốc bổ sung vitamin D và canxi cũng như kiểm tra mật độ xương định kì.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm động mạch?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào các triệu chứng và khám thực thể toàn diện. Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán sau:
Xét nghiệm máu đặc biệt (tốc độ lắng hồng cầu) để đánh giá mức độ viêm;
Sinh thiết động mạch thái dương;
Chụp X-quang ngực;
Chụp cộng hưởng từ MRI;
Siêu âm Doppler;
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Viêm động mạch

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm động mạch?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm động mạch:
Sử dụng đúng theo đơn thuốc của bác sĩ, các triệu chứng thường giảm sau một vài ngày điều trị nhưng phải tiếp tục sử dụng thuốc, việc này rất quan trọng. Không tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc nếu bác sĩ không cho phép;
Thông báo đến bác sĩ các tác dụng phụ của thuốc nếu có;
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau củ cũng như ăn ít muối và đường;
Tập luyện thể thao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần
  • 28-05-2018
    Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng viêm của một hoặc cả hai tinh hoàn, thường được kết hợp với virút gây bệnh quai bị. Có ít nhất 1/3 nam giới bệnh quai bị sau tuổi dậy thì phát triển viêm tinh hoàn. Sưng và đau là những dấu hiệu và triệu chứng
  • 28-05-2018
    Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng, làm cho các phế quản kích thước nhỏ (tiểu phế quản) bị sưng phù và gây tắc nghẽn, không cho không khí truyền đến phổi, dẫn đến khó thở. Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ dưới hai tuổi do các bé có đường khí
  • 28-05-2018
    Ngày nay, vi trùng Helicobacter pylori (H. pylori) được xem là một trong những tác nhân chủ yếu của chứng viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiểu biết về ảnh hưởng của vi trùng H.pylori lên
  • 28-05-2018
    Bệnh to đầu chi là chứng bệnh khi da và xương ở đầu, mặt, tay và chân phát triển vượt quá với mức tỉ lệ của cơ thể. Bệnh to đầu chi là chứng bệnh hiếm gặp, hằng năm chỉ khoảng 7500 đến 15000 người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh này.