Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng viêm của một hoặc cả hai tinh hoàn, thường được kết hợp với virút gây bệnh quai bị. Có ít nhất 1/3 nam giới bệnh quai bị sau tuổi dậy thì phát triển viêm tinh hoàn. Sưng và đau là những dấu hiệu và triệu chứng

Viêm tinh hoàn là gì?

Viêm tinh hoàn (Orchitis) là tình trạng viêm của một hoặc cả hai tinh hoàn, thường kết hợp với virút gây bệnh quai bị. Có ít nhất 1/3 nam giới bệnh quai bị sau tuổi dậy thì phát triển viêm tinh hoàn. Sưng và đau là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viêm tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn là hiện tượng viêm nhiễm khu trú cấp tính ở tinh hoàn. Có 2 loại:
  • Viêm tinh hoàn không đặc hiệu.
  • Viêm tinh hoàn đặc hiệu.
  • Viêm tinh hoàn không đặc hiệu: có thể coi như một nhiễm khuẩn khu trú của một viêm nhiễm có mủ. Vi khuẩn tìm được là chủng loại nhiễm khuẩn trong nước tiểu.

Triệu chứng, biểu hiện của viêm tinh hoàn

Triệu chứng, biểu hiện viêm tinh hoànTriệu chứng của viêm tinh hoàn. (Ảnh minh họa)

Viêm tinh hoàn cấp tính

Triệu chứng ban đầu là sốt cao, bạch cầu tăng, phần bìu đau, vùng háng và phần bụng dưới có cảm giác đau khi đứng lâu hoặc đi bộ nhiều, mào tinh hoàn sưng và đau. Phạm vi viêm nhiễm rộng, mào tinh hoàn và tinh hoàn phù nề, ranh giới hai phần không rõ ràng dẫn đến viêm mào tinh hoàn. Mào tinh dày lên và có cảm giác đau. Trường hợp thông thường, những triệu chứng cấp tính sẽ giảm sau 1 tuần.

Viêm tinh hoàn mãn tính

Bệnh viêm mào tinh hoàn mãn tính rất phổ biến do người mắc bệnh viêm tinh hoàn cấp tính không điều trị kịp thời dẫn đến bệnh chuyển sang viêm tinh hoàn mãn tính hoặc do đa số người bệnh không hiểu biết rõ ràng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, do liên quan đến những bệnh viêm nhiễm thứ cấp như viêm tuyến tiền liệt, chấn thương.
Người bệnh thường cảm thấy phần bìu đau, sưng, đau có thể lan xuống háng, bụng dưới và bộ phận sinh dục.
Kiểm tra mào tinh hoàn thường thấy biểu hiện xơ cứng ở các mức độ khác nhau, đau nhẹ đồng thời thành ống dẫn tinh có thể dày lên.

Nếu phát hiện có bất cứ triệu chứng nào nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc gọi ngay bác sĩ Nam khoa để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm tinh hoàn.

Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn

Nguyên nhân viêm tinh hoàn
Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn. (Ảnh minh họa)

Viêm tinh hoàn do vi khuẩn

Thông thường, kết quả của viêm mào tinh hoàn là vi khuẩn, viêm ống cuộn kết nối các ống dẫn tinh và tinh hoàn. Các ống dẫn tinh mang tinh trùng từ tinh hoàn.
Viêm mào tinh hoàn thường là do nhiễm trùng niệu đạo hoặc bàng quang lây lan đến mào tinh hoàn. Thường thì nguyên nhân gây ra nhiễm trùng là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), đặc biệt là bệnh lậu hay chlamydia.

Viêm tinh hoàn do vi-rút

Hầu hết các trường hợp viêm tinh hoàn vi-rút là kết quả của bệnh quai bị. Khoảng 1/3 nam giới quai bị sau tuổi dậy thì phát triển viêm tinh hoàn trong bệnh quai bị, thường là 4 - 6 ngày sau khi khởi phát.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tinh hoàn

Các yếu tố nguy cơ gây viêm tinh hoàn
Yếu tố nguy cơ gây viêm tinh hoàn. (Ảnh minh họa)

Một số yếu tố có thể góp phần phát triển viêm tinh hoàn, chúng bao gồm:
- Không được chủng ngừa bệnh quai bị.
- Trên 45 tuổi.
- Có nhiễm trùng đường tiết niệu tái diễn.
- Có phẫu thuật có liên quan đến bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu vì nguy cơ nhiễm trùng.
- Được sinh ra với một sự bất thường ở đường tiết niệu (bẩm sinh).
- Hành vi tình dục nguy cơ cao có thể dẫn tới bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng khiến người bệnh có nguy cơ viêm tinh hoàn qua đường tình dục. Những hành vi này bao gồm:

  • Nhiều bạn tình.
  • Quan hệ tình dục với bạn tình có bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su.
  • Tiền sử bản thân có bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Điều trị viêm tinh hoàn

  • Chế độ ăn hợp lý. Phương pháp này áp dụng cho việc điều trị viêm tinh hoàn cấp tính, đặc biệt là khi bị sốt mất khá nhiều năng lượng vì vậy cần bổ sung nhiệt lượng đặc biệt là thực phẩm có nhiều đường, giàu protein, vitamin và calo.
  • Tắm nóng-lạnh. Những người bị bệnh giai đoạn đầu áp dụng liệu pháp lạnh hoặc tắm bồn nước lạnh để làm giảm phù nề và chảy dịch ra từ dương vật. Với người bệnh giai đoạn muộn có thể tắm bồn nước nóng để thúc đẩy tiêu viêm.
  • Liệu pháp trị liệu thông thường: Viêm tinh hoàn cấp tính là biến chứng do viêm nhiễm gây ra. Vì vậy, thích hợp với việc áp dụng phương pháp điều trị viêm tinh hoàn bằng liệu pháp trị liệu thông thường. Người mắc bệnh nên nghỉ ngơi 3 - 5 ngày, nâng cao bìu và mặc quần phù hợp để làm giảm sức nặng của bìu gây ra sưng, đau và các triệu chứng khác.
  • Trong thời gian điều trị, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi, cố định phần bìu, áp nóng lên vùng bị viêm. Phần da của bìu sưng tấy, dùng dung dịch thuốc áp nóng để làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Khi bệnh chuyển thành áp-xe thì có thể có mủ hoặc dịch chảy ra từ tinh hoàn. Khi mủ hết thì bệnh sẽ giảm.

Phòng ngừa viêm tinh hoàn

Phòng ngừa viêm tinh hoàn
Phòng ngừa viêm tình hoàn. (Ảnh minh họa)

Thực hành tình dục an toàn, chẳng hạn như có chỉ một bạn tình và sử dụng bao cao su, giúp bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giúp ngăn ngừa viêm tinh hoàn do vi khuẩn liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phòng ngừa bệnh quai bị là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh viêm tinh hoàn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ Nam khoa trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh to đầu chi là chứng bệnh khi da và xương ở đầu, mặt, tay và chân phát triển vượt quá với mức tỉ lệ của cơ thể. Bệnh to đầu chi là chứng bệnh hiếm gặp, hằng năm chỉ khoảng 7500 đến 15000 người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh này.
  • 28-05-2018
    Tinh dịch có máu, còn gọi là chứng haematospermia, có thể xảy ra đối với nam giới mọi lứa tuổi sau thời kì dậy thì. Nó thường gặp nhất ở nam giới từ 30 đến 40 và trên 50 tuổi mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Đa số các trường hợp sẽ tự khỏi
  • 28-05-2018
    Sụn khớp là mô trơn nhẵn bao bọc các đầu xương cho phép các xương trượt qua nhau trong ổ khớp và làm giảm sốc khi vận động. Tuy nhiên, khi khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này làm cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau.
  • 28-05-2018
    Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể
  • 28-05-2018
    Tiêu són là tình trạng trẻ đã được tập đi vệ sinh trước đó đột ngột đi són phân ra quần lót. Táo bón thường là nguyên nhân gây ra tiêu són. Thông thường, số lượng phân són ra ít và chỉ hơi làm vấy bẩn quần lót. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu
  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma pneumonia (MP) là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nếu không được điều trị đúng mức sẽ gây biến chứng viêm phổi nặng hoặc triệu chứng kéo dài, có thể lây ra cộng đồng. Mycoplasma pneumoniae là tác nhân đáng chú ý nhất trong