Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu

Tìm hiểu bệnh tả?

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào loại bệnh 'tối nguy hiểm'.

Triệu chứng của bệnh tả

Triệu chứng của bệnh tả

Lâm sàng

Khởi phát đột ngột, không có tiền chứng.

Ỉa lỏng xuất hiện trước với tính chất phân của bệnh tả kèm theo nôn hoặc không.

Thường không có sốt hoặc sốt nhẹ, không đau bụng hoặc chỉ đau lâm râm.

Bệnh diễn biến nhanh: nhanh chóng mất nước, choáng hoặc truỵ tim mạch; Tử vong hoặc phục hồi nhanh.

Nguyên nhân gây bệnh tả

Nguyên nhân gây bệnh tả

Bệnh lây theo đường tiêu hoá, cụ thể là đường phân - miệng thông qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả... đặc biệt là một số hải sản như sò, ốc, hến được bắt từ những nơi ô nhiễm hoặc tay bẩn, dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi, nhặng, chuột, dán... làm lây lan mầm bệnh.

Yếu tố nguy cơ bệnh tả

Điều trị bệnh tả

Điều trị bệnh tả

Nguyên tắc

Điều trị càng sớm càng tốt, sau khi có chẩn đoán nghi ngờ phải điều trị ngay, cố gắng điều trị tại chỗ, hạn chế vận chuyển đi xa.

Điều trị cơ chế rất quan trọng: Chủ yếu là bổ sung nhanh và kịp thời lượng nước và điện giải đã mất, tích cực chống nhiễm toan và truỵ tim mạch.

Trong khu vực có dịch: Mọi trường hợp ỉa chảy phải được xử lý như tả.

Điều trị thể điển hình có mất nước nặng và choáng.

Truyền dịch tĩnh mạch ngay lập tức.

Loại dịch: chọn một trong các loại dịch sau:

Ringer lactat, Natri clorua 9 0/00, Natri bicarbonat 12,5-14 0/00.

Dung dịch Phillips (5g NaCl + 4g NaHCO3 + 1g KCl + 1000ml nước)

Dung dịch của TCYTTG (4g NaCl + 1g KCl + 6,5 g natri acetat + 8g glucose + 1000 ml nước).

Tốc độ truyền:

Với trẻ <1 tuổi và người lớn truyền 100ml/kg/3 giờ.

Trong đó: 30 ml/kg trong 30 phút đầu + 70 ml/kg trong 2,5 giờ tiếp

Với trẻ < 1 tuổi truyền 100ml/kg/6 giờ.

Trong đó: 30 ml/kg trong 1 giờ đầu + 70 ml/kg trong 5 giờ tiếp theo

Cũng có thể tính lượng dịch truyền theo tỷ trọng huyết tương bằng công thức Phillips:

V = (D-1,025) x P x 103 k.

V: khối lượng dịch cần truyền (ml).

D: tỷ trọng huyết tương của bệnh nhân.

P: trọng lượng cơ thể của bệnh nhân (kg).

k: hằng số (người lớn = 4, trẻ em = 5-6).

Luôn luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân

Sau khi đã truyền được 30 ml/kg đầu tiên, mạch quay phải mạnh lên. Nếu mạch chưa mạnh, tiếp tục cho truyền nhanh.

Kết hợp cho uống dung dịch ORS (Oresol)

Cho uống 5ml/kg/giờ, càng sớm càng tốt, khi bệnh nhân có thể uống được.

Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân

Theo dõi sát và đánh giá tình trạng bệnh nhân sau 3giờ (với người lớn) và sau 6 giờ (với trẻ <1 tuổi).

Nếu vẫn còn choáng (thường là hiếm xảy ra): Tiếp tục cho truyền tĩnh mạch một lần nữa.

Nếu thoát choáng nhưng vẫn còn dấu hiệu mất nước: Cho uống ORS 70-80ml/kg/4giờ.

Nếu không còn dấu hiệu mất nước, ngừng truyền dịch khi: bệnh nhân vẻ mặt hồng , tỉnh, hết nôn và ỉa lỏng, đái đươc và số lượng nước tiểu bình thường, mạch dưới 100/phút, huyết áp bình thường và ổn định, tỷ trọng huyết tương = 1,025-1,027... thì chuyển sang chế độ uống ORS mỗi lần ỉa chảy như sau:

< 2 tuổi: 100ml.

2-9 tuổi: 200 ml.

>= 10 tuổi: tuỳ theo ý muốn.

Tiếp tục đánh giá tình trạng bệnh nhân

Theo dõi ít nhất 4 giờ/lần tới khi ngừng ỉa chảy.

Sử dụng kháng sinh

Kháng sinh dùng trong điều trị bệnh tả có tác dụng làm giảm khối lượng và thời gian ỉa chảy, rút ngắn thời gian thải phẩy khuẩn tả trong phân.

Nguyên tắc: Chỉ dùng kháng sinh đường uống. Kháng sinh đường tiêm không có lợi. Cho uống kháng sinh ngay sau khi hết nôn (thường sau khi bù nước 3-4 giờ).

Có thể chọn một trong các kháng sinh với liều lượng sau (liều cho 1 lần dùng).

Kháng sinh

Trẻ em

Người lớn

Doxycyclin 1 liều duy nhất

Tetracyclin 4 lần/ngày x 3 ngày

Trimethoprim (TMP) + Sulfamethoxazol (SMX) 2 lần/ngày ´ 3 ngày

Furazolidon 4 lần/ngày x 3 ngày

12,5 mg/kg

TMP 5 mg/kg

SMX 25mg/kg

1,25mg/kg

300mg

500mg

160mg

800mg

100mg

Có thể dùng erythromyxin hoặc chloramphenicol thay thế khi không có các loại kháng sinh kể trên hoặc khi có hiện tượng phẩy khuẩn tả kháng với các kháng sinh này.

Doxycyclin là loại kháng sinh tốt nhất với người lớn, trừ phụ nữ có thai.

Tetracyclin dùng được cho trẻ em vì liều ngắn (3 ngày).

TMP + SMX là loại kháng sinh tốt nhất với trẻ em.

Furazolidon: Kháng sinh tốt cho phụ nữ có thai và khi các loại kháng sinh trên bị kháng.

Không được dùng các thuốc chống ỉa chảy, chống nôn, chống co mạch, trợ tim, Corticoid... trong điều trị bệnh tả.

Nuôi dưỡng bệnh nhân

Sau 3-4 giờ điều trị (sau khi bù nước) phải cho bệnh nhân ăn uống bình thường (khi đã hết nôn). Đối với trẻ phải tiếp tục cho bú mẹ.

Điều trị một số thể khác

Điều trị thể tả khô

Ngoài cách truyền dịch như thể mất nước nặng, có thể áp dụng phương thức sau: ngay từ đầu truyền 1 lít/15 phút (70 ml/phút, đến khi xuất hiện mạch quay truyền 1 lít/30-45phút (25 ml/phút) và khi mạch đã rõ, huyết áp bình thường, bệnh nhân đái được, hết tím thì duy trì tốc độ 3-10ml/phút. Ngừng truyền khi bệnh nhân hết ỉa lỏng, uống tốt, nước tiểu 1ml/kg/giờ.

Điều trị thể không mất nước

Chỉ cần cho uống ORS tại nhà đủ trong 2 ngày với liều lượng sau:

Tuổi

Lượng ORS cần sau mỗi lần ỉa chảy

Số gói ORS cần thiết

< 2 tuổi

2-9 tuổi

>= 10 tuổi

50 - 100 ml

100 - 200 ml

tuỳ theo ý muốn

Đủ cho 500ml/ngày (1/2 gói)

Đủ cho 1000ml/ngày (1 gói)

Đủ cho 500ml/ngày (2 gói)

Nếu không có ORS, có thể pha nước cháo + muối + đường theo công thức ORS, cho ăn thêm chuối chín. Không dùng nước trắng hoặc nước đường đơn thuần.

Phòng ngừa bệnh tả

Phòng ngừa bệnh tả

Phòng bệnh chung

Người bị mắc bệnh tả là do uống nước hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm phẩy khuẩn tả, vì vậy phòng chống tả là dựa vào việc hạn chế những rủi ro do ăn uống phải mầm bệnh.

Khi bệnh tả xuất hiện trong cộng đồng phải thực hiện một số công việc sau:

Báo cáo: đây là bệnh quy định phải báo cáo cho thủ trưởng đơn vị, y tế cấp trên.

Đưa ngay những người nghi tả tới cơ sở y tế điều trị. Khi phát dịch, thực hiện cách ly tại chỗ.

Xử lý hợp vệ sinh những chất thải của con người.

Đảm bảo cung cấp nước sạch và an toàn (nước đun sôi, nước được clo hoá...).

Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Thực hiện tốt giáo dục y tế trong cộng đồng, làm cho mọi người thấy rõ cần ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh phẩm và trước khi ăn, khi đun nấu, diệt ruồi, nhặng, chuột...

Vắc-xin phòng bệnh

Việc điều trị dự phòng hiện nay chỉ cần thực hiện cho những người tiếp xúc trực tiếp, không còn áp dụng cho cộng đồng. Vắc-xin phòng tả chỉ bảo vệ được 3-6 tháng, tiêm vắc-xin không làm giảm được tỉ lệ những trường hợp bệnh không có triệu chứng, không chống được sự lan tràn của bệnh. Hiện nay đã có vắc-xin tả uống WC-BS (Whole cell plus B subunit) đã chứng tỏ hiệu quả bảo vệ tốt, cần uống nhắc lại sau 3-5 năm. Kỹ thuật tái tổ hợp để sản xuất vac xin B subunit đã được triển khai ở Việt Nam đang được tiếp tục nghiên cứu.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Vi-rút tạo đờm đường hô hấp (RSV) là một loại vi trùng gây nhiễm trùng ở phổi và đường hô hấp. Bệnh rất phổ biến, và hầu hết trẻ em được 2 tuổi đều bị nhiễm vi-rút này. Vi-rút tạo đờm đường hô hấp cũng có thể lây nhiễm ở người lớn. Ở người lớn tuổi
  • 28-05-2018
    Đau tạo ra phản xạ rút lui còn ngứa tạo ra phản xạ gãi. Những sợi thần kinh không myelin của cảm giác ngứa và đau đều xuất phát từ da, tuy nhiên chúng chuyển thông tin về trung ương đến 2 hệ thống khác nhau đều dùng chung một bó sợi thần kinh ngoại biên
  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

  • 20-04-2021
    Chấn thương cơ gân kheo thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo. Đây là tình trạng cơ bắp bị kéo căng và rách. Có ba mức độ chấn thương:nCấp độ 1: bị căng cơ, vết rách rất nhỏ.nCấp độ 2: rách một phần cơ.
  • 28-05-2018
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr virus (virus EB), thuộc týp 4 của họ virus herpes gây ra.
  • 28-05-2018
    Loạn nhịp nhanh trên thất, hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không được bơm đầy máu. Tim lúc đó có thể đập lên đến 150-250 nhịp/phút thay vì 60-100 nhịp/phút như bình thường. Loạn nhịp nhanh trên thất bao