Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng, làm cho các phế quản kích thước nhỏ (tiểu phế quản) bị sưng phù và gây tắc nghẽn, không cho không khí truyền đến phổi, dẫn đến khó thở. Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ dưới hai tuổi do các bé có đường khí

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhó (Hình minh họa)

Bệnh viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng, làm cho các phế quản kích thước nhỏ (tiểu phế quản) bị sưng phù và gây tắc nghẽn, không cho không khí truyền đến phổi, dẫn đến khó thở. Bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ dưới hai tuổi do các bé có đường khí nhỏ và dễ dàng bị tắc nghẽn hơn so với các trẻ lớn hơn. Viêm tiểu phế quản không giống như viêm phế quản – là dạng nhiễm trùng của đường khí lớn, gần trung tâm hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản

Bệnh viêm tiểu phế quản thường bắt đầu bằng các dấu hiệu của bệnh cảm, ví dụ như chảy mũi, ho nhẹ và sốt. Sau một hoặc hai ngày, cơn ho có thể trở nặng và trẻ bắt đầu thở nhanh hơn. Sau đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị khó thở:

  • Cánh mũi của bé phập phồng, nở rộng hơn và các cơ dưới lồng ngực co rút do bé cố lấy thêm không khí vào phổi
  • Bé thở rên và các cơ bụng co thắt.
  • Mỗi lần thở ra, âm thanh nghe rin rít – thường gọi là tiếng thở khò khè.
  • Bé có thể gặp khó khăn khi uống do khó bú và khó nuốt được.
  • Nếu bé khó thở, bạn có thể nhận thấy vùng quanh môi và các đầu ngón tay của bé xanh tái. Dấu hiệu này cho thấy đường thở của bé bị tắc nghẽn nên không đưa đủ oxi vào máu.

Nếu con bạn có một trong các dấu hiệu khó thở kể trên, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Nếu con bạn không thể uống nước dễ dàng, bé có thể bị mất nước. Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn có những dấu hiệu mất nước dưới đây:

  • Uống ít hơn bình thường
  • Miệng khô
  • Khóc không có nước mắt
  • Tiểu ít hơn bình thường.

Ở những trẻ em có bệnh mạn tính, viêm tiểu phế quản có thể làm cho bệnh nặng hơn. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ con bạn bị viêm tiểu phế quản và bé có những chứng bệnh sau:

  • Xơ hóa nang
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh phổi mạn tính ( gặp ở một vài trẻ nhỏ được cho dùng máy thở hoặc thở oxy qua mặt nạ khi mới sinh)
  • Bệnh suy giảm miễn dịch (ví dụ như chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải [AIDS])
  • Ghép tủy hoặc ghép nội tạng
  • Bị ung thư và đang được hóa trị
Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ (Hình minh họa)

Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Bệnh do một trong số vài loại virut gây ra. Virut hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trong khoảng từ tháng Mười đến tháng Ba. Các virut khác cũng có thể gây ra bệnh viêm tiểu phế quản.
Những trẻ nhỏ nhiễm RSV thường dễ bị viêm tiểu phế quản hơn với biểu hiện thở khò khè và khó thở. Hầu hết người lớn và các trẻ em lớn hơn khi bị nhiễm virut RSV chỉ bị cảm mà thôi. RSV dễ dàng lây truyền từ chất dịch nhầy hoặc nước miếng của người bị nhiễm virut (những giọt phân tử hô hấp tạo ra trong quá trình ho hoặc thở khò khè). Bệnh thường lây lan từ những người trong gia đình hoặc từ các trung tâm giữ trẻ.

Bác sĩ nhi khoa trị bệnh viêm tiểu phế quản như thế nào?

Nếu bé bị khó thở mức độ nhẹ đến vừa, bác sĩ của bé có thể cho một loại thuốc giúp giãn nở các phế quản, cách này có thể có tác dụng đối với một số trẻ nhỏ.
Các trẻ bị viêm tiểu phế quản cần được điều trị tại bệnh viện do khó thở hoặc mất nước. Có thể cần hỗ trợ thở oxi và thuốc để điều trị tình trạng khó thở. Tình trạng mất nước có thể được điều trị bằng cách cho thức ăn đặc biệt dưới dạng chất lỏng hoặc truyền dịch qua tĩnh mạnh (IV).
Trong một vài ca rất hiếm, trẻ sẽ được cho sử dụng mặt nạ oxy nếu các cách trên không hiệu quả. Chỉ điều trị tạm thời bằng phương pháp này cho đến khi hết nhiễm trùng.

Làm sao để phòng bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ?

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm virut RSV hoặc các loại virut gây ra bệnh viêm tiểu phế quản khác bao gồm:
  • Bảo đảm mọi người phải rửa tay trước khi đụng đến con bạn.
  • Giữ khoảng cách, không để bé đến gần những người bị cảm, sốt hoặc chảy mũi.
  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và ly uống nước với người bị cảm, sốt hoặc bị chảy mũi nước.
  • Nếu bạn có thắc mắc về cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quản, hãy gọi điện cho bác sĩ.

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà

Không có phương pháp điều trị cụ thể đối với virut hợp bào hô hấp (RSV) hoặc các virut gây bệnh viêm tiểu phế quản. Thuốc kháng sinh không có tác dụng vì kháng sinh chỉ dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn, chứ không phải virut, gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể làm dịu các triệu chứng bệnh của bé.
  • Để giảm nghẹt mũi
Dùng loại nước muối sinh lý do bác sĩ giới thiệu để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi. Không được sử dụng nước nhỏ mũi có bất cứ loại thuốc gì mà không có toa bác sĩ
Dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch mũi bé .Trước tiên hãy bóp bầu ống hút. Nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi và từ từ thả bầu ống ra để giúp hút chất dịch nhầy bị đóng trong mũi ra ngoài. Cách này có hiệu quả nhất đối với các bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Để hạ sốt
Cho bé uống acetaminophen (theo liều lượng dành cho độ tuổi của bé). Không được cho bé dùng aspirin bởi vì loại thuốc này có liên quan đến triệu chứng Reye, một loại bệnh gây ảnh hưởng đến gan và não. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc trị cảm nào.
  • Để tránh mất nước
Bảo đảm bé uống thật nhiều nước và chất lỏng. Có thể bé sẽ muốn các thức uống loãng thay vì sữa hoặc sữa bột. Bé có thể ăn chậm hơn và không muốn ăn bởi vì đang bị khó thở.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Giới thiệu chung Bệnh u răng thường gặp ở các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Nguyên nhân chính là do chúng ta không chú ý tới việc chăm sóc răng miệng đúng. - U nang chân răng: Do răng bị nhiễm khuẩn, sâu hoặc chấn thương gây nên. Dấu hiệu

  • 28-05-2018
    Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? Động mạch đem máu giàu ôxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể, trong khi tĩnh mạch mang máu nghèo ôxy trở lại tim.
  • 05-07-2018
    Loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, có thể phải bị cắt cụt cả bàn chân hoặc cẳng chân, gây tàn phế suốt đời cho người bệnh. Sự khởi đầu của biến chứng này là nhiễm trùng và có sự kết hợp của bệnh lý về thần kinh
  • 28-05-2018
    Giun chỉ là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun. Những con giun như sợi chỉ sống trong hệ bạch huyết của con người, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra nhiễm trùng.nGiun chỉ có thể để lại hậu quả lâu dài. Bạn có thể bị đau hoặc sưng
  • 28-05-2018
    Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh gồm 4 khiếm khuyết trong tim là:nThông liên thất: có lỗ thông giữa hai tâm thất;nHẹp phễu động mạch phổi: tắc nghẽn dòng máu thoát khỏi tâm thất phải;
  • 28-05-2018
    Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên 1 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sảy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn