Nhiễm H. pylori (HP)

Ngày nay, vi trùng Helicobacter pylori (H. pylori) được xem là một trong những tác nhân chủ yếu của chứng viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiểu biết về ảnh hưởng của vi trùng H.pylori lên

Nhiễm H. pylori (HP) là gì ?

Ngày nay, vi trùng Helicobacter pylori (H. pylori) được xem là một trong những tác nhân chủ yếu của chứng viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, hiểu biết về ảnh hưởng của vi trùng H.pylori lên sức khỏe con người trong người dân chưa thật đúng, dẫn đến những lo lắng quá mức cần thiết khi chỉ ở dạng mang trùng không triệu chứng, hoặc thờ ơ khi nguy cơ phát triển ung thư đã đến gần. Nhiều người đổ xô đi xét nghiệm xem có bị nhiễm vi trùng H.pylori hay không và có người bật khóc khi biết mình có kết quả dương tính.
Nhiễm trùng H.pylori ở dạ dày có thể được xem là bình thường, bởi vì hơn một nửa nhân loại sống trên hành tinh này có vi trùng H.pylori trong dạ dày. Tại các nước nghèo tỉ lệ người dân bị nhiễm trùng còn cao hơn. Tại Việt Nam và Trung Quốc tỉ lệ nhiễm vi trùng H.pylori trong trong dân số lên đến 75%. Vi trùng H.pylori là tác nhân gây ra các bệnh lý dạ dày ở người, tuy nhiên chỉ có một số ít mà thôi. Khoảng 80% số người bị nhiễm vi trùng H.pylori trong dạ dày không có triệu chứng hoặc biến chứng, khoảng 10 - 15% sẽ có loét dạ dày tá tràng và chỉ 1 - 3% sẽ xuất hiện ung thư dạ dày sau quá trình viêm nhiễm do H.pylori gây ra trong hơn chục năm ở dạ dày.

Vi trùng H.pylori gây ra những bệnh gì ở người?

Vi trùng H.pylori gây ra các bệnh lý sau ở người:
  • Viêm dạ dày cấp tính.
  • Viêm dạ dày mạn tính.
  • Loét dạ dày, tá tràng.
  • Lymphoma loại MALT ở dạ dày.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
  • Chứng rối loạn tiêu hóa không loét.
  • Tác nhân liên quan chủ yếu với ung thư dạ dày ở người.
Năm 1994 WHO xếp vi trùng H.pylori vào nhóm tác nhân gây ung thư nhóm 1, tức là tác nhân gây ung thư đã được khẳng định. Tuy nhiên, sự hình thành ung thư dạ dày không do một yếu tố duy nhất, mà là sự tác động của nhiều yếu tố di truyền, vi trùng H. Pylori, các hóa chất trong môi trường sống, thực phẩm, nước uống. Có nhiều chủng vi trùng H.pylori khác nhau, gần đây các nhà khoa học xác định người nhiễm chủng vi trùng H.pylori có mang gen cagA có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày. Tiến trình hình thành ung thư dạ dày do vi trùng H.pylori diễn ra qua nhiều giai đoạn biến đổi ở niêm mạc dạ dày và cần khoảng 30 năm.

Triệu chứng, biểu hiện nhiễm H.pylori

Triệu chứng, biểu hiện nhiễm H.pylori

  • Đau, khó chịu vùng trên rốn và đau nhiều hơn sau khi ăn.
  • Buồn nôn hay nôn.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác đầy bụng dù ăn ít.
  • Chậm tiêu, khó tiêu, không đói.
  • Rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân.

Các yếu tố nguy cơ H. pylori

Các yếu tố nguy cơ H. pylori

Những đối tượng dễ bị nhiễm vi trùng H. pylori
  • Vi trùng H. pylori lây lan từ người này sang người khác qua nước bọt, chất ói, phân. Lây truyền thường qua nước uống, các dụng cụ ăn uống, chén dĩa, đũa muỗng, ăn rau sống…
  • Các nhà khoa học nhận thấy người sống trong các điều kiện sau dễ bị nhiễm vi trùng H. pylori:
  • Sống trong gia đình có người bị nhiễm.
  • Sống trong nhà đông người.
  • Nơi không có nguồn nước sạch.
  • Nơi vệ sinh kém.

Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori

Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori

  • Thử máu để xác định bạn đã từng hay đang nhiễm Helicobacter pylori.
  • Xét nghiệm hơi thở giúp xác định sự hiện diện của Helicobacter pylori trong dạ dày.
  • Thử phân tìm sự hiện diện của Helicobacter pylori trong phân.
  • Nội soi và lấy mẫu thử Helicobacter pylori.
Mỗi xét nghiệm có những ưu khuyết điểm riêng và được chỉ định tùy từng trường hợp.

Điều trị nhiễm H.pylori

Điều trị nhiễm H.pylori

Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ có ít nhất 3 thứ thuốc điều trị phối hợp trong thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy từng trường hợp, bao gồm các thuốc:
  • Kháng sinh chủ lực: Clarithromycin (KLACID FORTE).
  • Kháng sinh hỗ trợ Amoxicillin hay Metronidazol.
  • Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của kháng sinh: Omeprazole, Esomeprazol.
Ngoài ra, một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat.
* Làm thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất?
Nếu bạn uống đúng và đủ liều thuốc thì phác đồ trên có khả năng diệt vi khuẩn Helicobacter pylori đến hơn 90%.
Bạn không được tự sửa đổi liều thuốc, thay thuốc hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bởi vì nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ liều thì vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái phát bệnh cao, có nghĩa là bạn sẽ không khỏi bệnh. Hơn nữa, những lần tái phát sau vi khuẩn sẽ rất dễ nhờn thuốc, làm cho điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phác đồ điều trị Helicobacter pylori, bạn cũng có thể gặp một số những khó chịu như cảm giác đắng miệng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi... song những triệu chứng này sẽ hết sau khi ngưng thuốc.

Phòng ngừa nhiễm H. pylori

Phòng ngừa nhiễm H. pylori

Để phòng ngừa lây nhiễm, cần ăn chín, uống sạch. Ở các nước phát triển và tại một số nhà hàng ở nước ta, đã dọn mỗi người một phần ăn riêng.
Mỗi gia đình có thể áp dụng khi ăn dọn mỗi người một chén nước chấm riêng, bát canh, đĩa thịt... cần có một muỗng để lấy thức ăn, hoặc khi ăn chung phải trở đầu đũa...
Về điều trị nhiễm H. pylori, cần được chữa trị đúng phác đồ và đúng quy cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tránh tình trạng kháng thuốc.
Sau điều trị tiệt trừ H. pylori, cần ngưng điều trị với các thuốc kháng tiết và các thuốc kháng sinh ít nhất 4 tuần, trước khi kiểm tra kết quả tiệt trừ bằng xét nghiệm nghiệm hơi thở hoặc các xét nghiệm khác qua nội soi dạ dày, tá tràng.

Chế độ chăm sóc nhiễm H. pylori

Chế độ chăm sóc nhiễm H. pylori

Để thức ăn được tiêu hóa tốt ta cần lưu ý :
  • Thức ăn nên nấu chín, ninh nhừ.
  • Không ăn thực phẩm sống.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Tránh để trẻ quá đói hay ăn quá no.
  • Không ăn thức ăn quá lạnh hay quá nóng.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Nghỉ ngơi 15 – 30 phút sau khi ăn .
Những thực phẩm nên dùng:
  • Sữa, trứng, bơ, phô mai
  • Thịt, cá ( nên luộc, hấp tốt hơn chiên, xào )
  • Gạo nếp, khoai, bánh mì, bột sắn
  • Ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc
Hạn chế hoặc không dùng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày :
  • Thức ăn quá chua như dưa cà, hành muối, hoa quả chua…
  • Thức ăn có nhiều gia vị hành, tiêu, tỏi, ớt
  • Thức ăn cứng dai
  • Nước uống có nhiều gas

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm mào tinh hoàn là tình trang sưng viêm ở ống cuộn kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh, cung cấp không gian và môi trường cho tinh trùng trưởng thành. Ống cuộn này gọi là mào tinh hoàn.
  • 28-05-2018
    Thận là hai cơ quan nằm trong khoang bụng ở hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Chúng làm sạch máu của bạn bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa, duy trì cân bằng muối và khoáng chất trong
  • 28-05-2018
    U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong hoặc bên trên buồng trứng. Hầu hết, các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
  • 28-05-2018
    Viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis (tên tiếng anh là Pneumocystis Pneumonia, viết tắt là PCP) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm và tích tụ chất dịch trong phổi. PCP được gây ra bởi một loại nấm tên Pneumocystis jiroveci. Loại nấm
  • 28-05-2018
    Lác mắt là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được và nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định,
  • 28-05-2018
    Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm virus thông thường khác.