Ung thư buồng trứn

Cơ thể con người ta được cấu tạo từ nhiều loại tế bào. Trong điều kiện bình thường, các tế bào lớn lên, phân chia và tạo ra nhiều tế bào khác khi cơ thể cần đến chúng. Quá trình này giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên đôi khi các tế bào vẫn phân chia

Tiến trình ung thư buồng trứng đe dọa sức khỏe, tính mạng phụ nữ

Tiến trình ung thư buồng trứng đe dọa sức khỏe, tính mạng phụ nữ

Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng không phân biệt tuổi tác. Chị em nên hiểu rõ tiến trình ung thư buồng trứng để biết cách phòng ngừa và đối phó khi lỡ mắc phải căn bệnh này.
Ung thư buồng trứng xuất hiện khi nào?
• Ung thư buồng trứng phát triển khi các tế bào ung thư hoặc tế bào ác tính tìm thấy trong buồng trứng.
• Buồng trứng là một phần trong hệ thống các cơ quan sinh sản của phụ nữ có hình dạng như quả hạnh, nằm ở bên trong khu vực xương chậu của phụ nữ.
• Hầu hết các bệnh ung thư buồng trứng được phân loại là 'biểu mô' và phát sinh từ bề mặt (biểu mô) của buồng trứng. Các loại khác phát sinh từ các tế bào trứng (khối u tế bào mầm) hoặc các tế bào hỗ trợ (dây tình dục/mô đệm).
Ung thư buồng trứng: Những thông tin và con số gây 'giật mình'?
• Tất cả mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, số lượng phụ nữ mắc căn bệnh nguy hiểm này ngày càng tăng.
• Con số trung bình hiện nay cứ 72 phụ nữ thì có 1 người được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.
• Ung thư buồng trứng là 1 trong 5 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong đời của phụ nữ.
• Có 22.240 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng được phát hiện mỗi năm (cứ 2 giờ thì thế giới có thêm 2 ca mắc ung thư buồng trứng).
• Trung bình 43,7% số người mắc bệnh có thể sống thêm 5 năm tùy thuộc vào giai đoạn được chẩn đoán. Chỉ có gần 27% người được chẩn đoán khi bệnh đã di căn có thể sống tới 5 năm.
Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng không phân biệt tuổi tác
Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng
1. Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chỉ giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng. Có đến > 90% bệnh nhân phát hiện, điều trị ung thư buồng trứng trong giai đoạn này có cơ hội sống lâu hơn 5 năm.
2. Giai đoạn 2: Ung thư đã lan tới tử cung và có thể là ống dẫn trứng hoặc mô vùng chậu khác. Gần 80% phụ nữ phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn này có thể hy vọng để sống lâu.
3. Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng màng bụng bên ngoài khung xương chậu. Di căn có thể bao gồm chỉ một vài tế bào khối u hoặc một khối 2 cm trở lên. Khoảng 50% số phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn này có cơ hội sống lâu hơn 5 năm.
4. Giai đoạn 4: Ung thư đã lan tới gan hoặc các vùng ngoài bụng. Chưa đến 20% phụ nữ được chẩn đoán ở giai đoạn này có thể sống thêm lâu hơn 5 năm.
Cách gì để phát hiện ung thư buồng trứng sớm?
Hiện không có công cụ y tế tân tiến, chính xác nào để phát hiện sớm ung thư buồng trứng. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng ung thư buồng trứng là biện pháp hữu hiệu nhất giúp chị em phát hiện sớm bệnh và điều trị căn bệnh này.
Việc hiểu về tiến trình ung thư buồng trứng là rất quan trọng, giúp phụ nữ 'nằm lòng' kiến thức về căn bệnh này trong tay để chủ động phòng tránh, phát hiện sớm triệu chứng và điều trị kịp thời.
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

Triệu chứng, biểu hiện ung thư buồng trứng

Triệu chứng, biểu hiện ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến tận giai đoạn phát triển muộn của chúng. Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể gồm:
Đầy bụng, đau bụng, chướng bụng
Khó tiêu, đầy hơi hoặc buồn nôn
Đi tiểu nhiều lần
Những thay đổi về thói quen của đường ruột không giải thích được (táo bón hoặc ỉa chảy)
Giảm cân hoặc tăng cân không giải thích được
Cảm giác đầy bụng, ngay cả sau bữa ăn nhẹ
Chảy máu âm đạo bất thường
Đau khi giao hợp (giao hợp đau).

Các cách điều trị ung thư buồng trứng

Các cách điều trị ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là loại ung thư hay gặp trong phụ khoa, số phụ nữ gặp phải căn bệnh này ngày càng nhiều. Bài viết này chúng tôi giới thiệu các cách điều trị ung thư buồng trứng.
Điều trị ung thư buồng trứng theo phương pháp hiện đại
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân là hai yếu tố hàng đầu mà các bác sĩ căn cứ vào để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
• Phẫu thuật: Chữa ung thư buồng trứng bằng cách cắt bỏ tử cung, buồng trứng, vòi dẫn trứng hai bên, cổ tử cung. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ còn cắt bỏ mạc nối và hạch trong ổ bụng (đối với trường hợp ung thư đã di căn). Phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u này nhằm làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa chất hoặc tia phóng xạ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu đối với những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng.
• Hóa trị liệu: Là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng thuốc. Phương pháp này có thể được áp dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật, nhằm kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Thuốc điều trị ung thư có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua catheter. Một cách khác để thực hiện hóa trị liệu là đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông. Phương pháp này được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc, hầu hết các thuốc được giữ lại trong ổ bụng. Sau khi hóa trị liệu kết thúc, bác sĩ có thể xét nghiệm để phẫu thuật lần hai lấy dịch và mẫu mô để xem thuốc điều trị ung thư có tác dụng không.
• Tia xạ trị liệu (liệu pháp phóng xạ): Là cách sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
• Hóa trị: Tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng.
• Xạ trị: Cũng giống như hóa trị, xạ trị tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Các tác dụng phụ do xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể bị chiếu xạ.
Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phụ thuộc vào diễn biến bệnh và sức khoẻ bệnh nhân
Điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y
Để điều trị ung thư buồng trứng, đông y chia làm 2 thể bệnh.
Đối với những bệnh nhân khí huyết ứ trệ
• Triệu chứng chủ yếu: Nếu là u nang chỉ sờ thấy khối u, triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Nếu là u ác tính thì người gầy da mặt xạm, xanh xao, khối u cứng, đau không cho ấn, có bụng nước, sắc mặt kém tươi nhuận, mệt mỏi, đại tiện không thông, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch tế hoặc sáp.
• Phép chữa: Hành khí hoạt huyết nhuyễn kiên tiêu tích.
• Bài thuốc: Nếu khí hư gia Hoàng kỳ 12-20g, Nhân sâm 8g, nếu tỳ hư tiêu chảy, bỏ Đại hoàng gia Đảng sâm, bạch truật đều 12g.
Đối với những bệnh nhân đàm thấp ngưng tụ
• Triệu chứng chủ yếu: Người mập bụng đầy tức dễ buồn nôn, huyết trắng ra nhiều, rêu lưỡi nhớt dày, mạch hoạt trầm nhỏ.
• Phép chữa: Trừ đờm thấp, hành khí nhuyễn kiên.
• Bài thuốc: Trường hợp u ác tính, cơ thể khí huyết suy kiệt cần cho thuốc song bổ khí huyết, dưỡng âm thanh nhiệt giải độc.
Trên đây là các cách điều trị ung thư buồng trứng phổ biến hiện nay. Bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng các loại thảo dược

Điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng các loại thảo dược
Bệnh ung thư buồng trứng rất nguy hiểm nhưng vẫn có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Chị em cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để điều trị bệnh ung thư buồng trứng kịp thời, sớm nhất có thể.
Điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng thảo dược thiên nhiên
Ung thư buồng trứng là bệnh rất khó chẩn đoán sớm, khó điều trị và tỉ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm chỉ là 40-50%. Những thảo dược thiên nhiên dưới đây có thể giúp ích cho bạn trong điều trị bệnh ung thư buồng trứng.
• Gừng: Gừng có khả năng tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư buồng trứng bất thường và ngăn ngừa ung thư không hình thành đề kháng đối với phương pháp điều trị. Bệnh nhân ung thư buồng trứng nên ăn, uống nước gừng thường xuyên mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã gừng lấy nước trộn với dầu dừa hoặc dầu ôliu để mát-xa vùng bụng.
• Trà xanh: Trà xanh làm chậm sự tiến triển của ung thư. Bạn chỉ cần bổ sung 1 tách nước trà xanh mỗi ngày, uống thường xuyên và đều đặn như thế trong một thời gian dài là có thể ngăn ngừa và giết chết tế bào ung thư buồng trứng.
• Nấm: Tốt nhất là nấm linh chi. Trong nấm có thành phần ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
• Thực phẩm từ đậu nành: Đã có nghiên cứu chỉ ra rằngũ việc chị em phụ nữ hấp thụ thực phẩm từ đậu nành hàng ngày sẽ giúp ích trong chữa trị ung thư. Các sản phẩm từ đậu nành như sữa và đậu hũ chứa isoflavone làm giảm stress do cơ thể phải chịu tia bức xạ và hóa trị.
• Hạt lanh: Giàu nguồn a-xít béo omega-3 và estrogen thực vật giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư và sự di căn tế bào ung thư tới các cơ quan khác trong cơ thể.
• Bạch quả: Bạch quả là loại thảo dược đóng vai trò quan trọng trong việc chỉnh sửa ADN để giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Bạch quả có tính chất phòng ngừa ung thư ở các tế bào biểu mô buồng trứng có đột biến gen BRCA1.
• Ánh nắng mặt trời: Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng sẽ có nồng độ vitamin D rất thấp. Ánh nắng mặt trời sẽ bổ sung cho cơ thể nguồn vitamin D cần thiết. Việc tắm nắng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể dung nạp lượng vitamin D đầy đủ, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư buồng trứng rất hiệu quả và giúp xương chắc khỏe hơn.
• Bạc hà: Bạc hà giúp làm giảm cơn đau bụng do ung thư buồng trứng gây ra. Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc ăn kẹo bạc hà thay thế.
• Nước: Bệnh nhân bị ung thư buồng trứng nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa tăng sức đề kháng rất hữu hiệu.
Tắm nắng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư buồng trứng rất hiệu quả
Bệnh ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?
Không riêng gì ung thư buồng trứng mà tất cả các bệnh ung thư nói chung, nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Đối với ung thư buồng trứng, nếu may mắn được phát hiện ở giai đoạn đầu thì tỉ lệ điều trị thành công được ghi nhận là 94%.
Khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư buồng trứng ở người trẻ tuổi thường cao hơn những phụ nữ trên 65 tuổi. Nguyên nhân là do những người trẻ có sức khỏe toàn thân tốt hơn, đáp ứng điều trị tốt hơn, phát hiện bệnh sớm hơn…
Theo thống kê, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng trong độ tuổi 15-39 tuổi có tỉ lệ sống trên 5 năm là 87%, trong khi đó những bệnh nhân trên 80 tuổi có tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 16%.
Yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng chữa khỏi bệnh hay không là giai đoạn phát hiện bệnh của bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân được chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm đạt hơn 90%, tuy nhiên nếu phát hiện ở giai đoạn muộn tỉ lệ sống chỉ đạt 10%. Mắc dù vậy, chỉ khoảng 30% bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Điều trị bệnh ung thư buồng trứng không khó, bệnh cũng có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng với điều kiện là bệnh nhân phải được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

Phòng ngừa ung thư buồng trứng

Phòng ngừa ung thư buồng trứng

- Sinh con đầu lòng trước tuổi 30 và cho con bú sữa mẹ.
- Luyện tập thể thao
- Chế độ dinh dưỡng đầy đảu, hợp lý
- Cẩn thận khi sử dụng các hocmon thây thế ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
- Khám phụ khoa định kỳ phát hiện bệnh sớm
- Đối với người có yếu tố nguy cơ: Thường xuyên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa như phòng khám u bướu, phòng khám sản phụ khoa…

Cách phòng tránh bệnh ung thư buồng trứng

Cách phòng tránh bệnh ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Chị em nên biết cách phòng bệnh ung thư buồng trứng để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Để đề phòng bệnh ung thư buồng trứng, chị em cần:
1. Kiểm tra phụ khoa và làm siêu âm định kỳ, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở buồng trứng, điều trị càng sớm càng tốt, ngăn chặn việc phát sinh các biến chứng của u nang buồng trứng, dẫn đến ung thư.
2. Để ý cơ thể nếu có các dấu hiệu bất thường như chướng bụng, đau bụng, chảy máu âm đạo… thì cần đi khám ngay.
3. Cho con bú kéo dài thời gian sau sinh. Việc kéo dài thời kỳ cho con bú chỉ có tác dụng ngừa ung thư trong một thời gian ngắn (4-6 tháng). Khi cho con bú quá 6 tháng, cùng với việc kích thích các thể thùy của tuyến vú tiết ra oxytocin, thì các hormon sinh dục cũng được sản sinh ra nhiều hơn, phụ nữ cần phải chú ý tới điều này.
4. Thận trọng khi sử dụng các thuốc có chứa thành phần hormon (có nhiều trong các loại thuốc điều kinh). Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu dùng thuốc điều kinh kéo dài, hoặc việc kinh nguyệt không đều quá lâu, cũng làm tăng cao nguy cơ phát bệnh ung thư buồng trứng.
5. Tăng cường tập luyện thể dục: Tập thể dục đều đặn vừa sức không những khiến cơ thể thoải mái, tinh thần vui vẻ, mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được sự tấn công của bệnh tật.
Để phòng bệnh ung thư buồng trứng, chị em cần kiểm tra phụ khoa và làm siêu âm định kỳ
Ăn gì phòng ngừa ung thư buồng trứng?
• Gừng, bạch quả được cho là 'thảo dược thiên nhiên' rất tốt cho sức khỏe con người. Đối với bệnh ung thư buồng trứng, gừng và bạch quả mang lại hiệu quả phòng ngừa và điều trị căn bệnh này ở chị em rất hiệu quả. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những chị em thường xuyên bổ sung bạch quả, gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình thì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn rất nhiều so với những người khác. Ngoài tác dụng này, bạch quả và gừng còn được ví như vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.
• Trà xanh: Sử dụng trà xanh mỗi ngày, liên tục trong thời gian dài là biện pháp tốt để hạn chế sự hình thành và phát triển những loại ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.
• Nấm và những thực phẩm được chiết xuất từ nấm có tác dụng quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt là nấm linh chi hay nấm lim xanh được khuyến cáo nên sử dụng nhất. Ngoài ra, việc bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại nấm khác như nấm hương, nấm rơm, nấm đông cô,… cũng rất được khuyến khích, bởi trong các loại nấm này đều có những hoạt chất có công dụng đẩy lùi ung thư buồng trứng cực mạnh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
• Hạt lanh: thường xuyên sử dụng hạt lanh sẽ giảm được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có ung thư buồng trứng. Thực tế, những người ăn nhiều hạt lanh có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều lần so với người ít sử dụng hoặc không sử dụng hạt lanh. Đây là nghiên cứu đã được chứng minh.
Bệnh ung thư buồng trứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy, chị em nên biết cách phòng bệnh ung thư buồng trứng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh gây tổn thương
  • 17-10-2018

    Rách cơ quay khớp vai, hay rách chóp xoay khớp vai, là vết rách một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều hơn dây chằng của cơ quay khớp vai.nĐai vai bao gồm 3 xương (xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay) và 3 khớp (khớp cánh tay, khớp cùng vai đòn và

  • 28-05-2018
    1. Thiếu máu thalassemia Bệnh thiếu máu thalassemia là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra Hemoglobin bất thường. Đây là thành phần có trong hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu ô xy trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
  • 28-05-2018
    Viêm đại tràng giả mạc là viêm đại tràng xảy ra ở một số người đã được dùng kháng sinh. Viêm đại tràng giả mạc đôi khi được gọi là viêm đại tràng do kháng sinh (antibiotic-associated colitis) hoặc viêm đại tràng C. Difficile. Viêm trong viêm đại tràng
  • 28-05-2018
    Trẻ mắc hội chứng Đao có khuôn mặt khá điển hình với đầu nhỏ, mặt bẹt, lưỡi thè, mắt xếch, mũi tẹt, cổ ngắn (hình 1). Ngoài ra trẻ còn có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, ngón tay ngắn. Trẻ mắc bệnh này phát triển chậm, thường nhỏ con hơn
  • 28-05-2018
    Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.