Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter)

Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh gây tổn thương

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là bệnh gì?

Viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh gây tổn thương ở một số cơ quan như kết mạc, niệu đạo, đại tràng, cầu thận…
Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến đầu gối và các khớp mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bạn bị nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể là:
  • Đau và cứng khớp: đau khớp liên quan với viêm khớp phản ứng thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Bạn cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông;
  • Viêm mắt: nhiều người mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt (viêm kết mạc), đỏ, ngứa và nóng mắt;
  • Vấn đề tiết niệu: người bệnh có thể tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu như: nóng bức hoặc cảm giác châm chích khi tiểu tiện; tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn);
  • Ngón chân hoặc ngón tay bị sưng: trong một số trường hợp, các ngón chân hoặc ngón tay của bạn có thể bị sưng phồng lên;
  • Các triệu chứng khác bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp, đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi những không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám nếu bạn bị tấy và đau ở khớp hoặc bị đau khi tiểu tiện, nhất là khi bạn vừa được chẩn đoán bị tiêu chảy. Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân gây ra viêm khớp phản ứng

Hội chứng Reiter thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm khớp phản ứng có thể là:
  • Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như chlamydia;
  • Bệnh ở dạ dày như ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột.
  • Viêm khớp phản ứng không lây nhiễm. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây ra nó có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc trong thực phẩm bị ô nhiễm. Nhưng chỉ một vài người đã tiếp xúc với các vi khuẩn bị viêm khớp phản ứng.

Nguy cơ bị viêm khớp phản ứng

Những ai nào thường bị viêm khớp phản ứng

Những người thường mắc hội chứng Reiter chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm khớp phản ứng

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng bao gồm:
  • Độ tuổi: viêm khớp phản ứng xảy ra thường xuyên nhất ở những người 20-40 tuổi;
  • Giới tính: nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới;
  • Di truyền: nếu bạn có người nhà, đặc biệt là cha mẹ bị viêm khớp phản ứng, bạn cũng có khả năng cao mắc phải hội chứng này;
  • Khoảng 75% người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng cao hơn, nhưng nếu bạn không có kháng nguyên này không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh.;

Điều trị viêm khớp phản ứng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm khớp phản ứng thông qua khám lâm sàng (quan sát và kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng của bạn).
Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm cụ thể nào cho hội chứng Reiter, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm tốc độ lắng máu (ESR). Nếu mắc bệnh viêm khớp, kết quả tốc độ lắng máu của bạn sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra xem trong máu của bạn có tồn tại kháng nguyên HLA-B27 hay không. Khoảng 80% đến 90% bệnh nhân mắc hội chứng này có kháng nguyên trên. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang các khớp bị ảnh hưởng.

Những phương pháp dùng để điều trị viêm khớp phản ứng

Việc điều trị hội chứng Reiter bao gồm: sử dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh, tập thể dục và vật lí trị liệu.
Các loại kháng sinh dùng điều trị nhiễm trùng còn thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm đau, cứng và sưng khớp. Nếu bị viêm khớp mãn tính, bạn sẽ cần thêm phương pháp khác để tăng miễn dịch và giảm đau như tiêm cortisone vào khớp. Thuốc nhỏ mắt steroid được chỉ định cho bạn nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng ở mắt.
Vật lí trị liệu và tập thể dục rất quan trọng khi điều trị viêm khớp phản ứng. Bác sĩ vật lí trị liệu có thể hướng dẫn bạn giãn cơ và các bài thể dục thả lỏng khớp và cơ. Bạn cũng cần tập đi đứng và ngồi đúng tư thế nhằm giảm đau. Tư thế đúng còn giữ cho hoạt động của khớp và xương sống không bị biến dạng.
Bạn có thể hồi phục hoàn toàn trong 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, nếu bị nặng, bạn vẫn sẽ còn các triệu chứng viêm nhiễm ngay cả sau điều trị.;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm khớp phản ứng

Bạn có thể kiểm soát tình trạng viêm của mình bằng những thói quen sinh hoạt dưới đây:
  • Uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ;
  • Tập các bài tập thể dục giãn cơ hằng ngày để giữ khớp khỏi bị co cứng;
  • Sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giúp đỡ tình trạng co cứng và đau. Dán miếng dán lạnh có thể giảm sưng;
  • Giữ tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách;
  • Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su để giúp tránh lây lan bệnh nhiễm trừng quan đường tình dục.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-11-2018

    Trong quá trình diễn biến bệnh hen phế quản, có khả năng có rất nhiều biến chứng khác nhau. Những biến chứng này có thể liên quan trực tiếp và tức thì nhưng cũng có những biến chứng do quá trình tiến triển mạn tính của bệnh.

  • 28-05-2018
    Nhiễm trùng do sự lây nhiễm virus hoặc vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng
  • 28-05-2018
    Bệnh u sọ hầu là tình trạng khối u phát triển gần tuyến yên và sát xương sọ. U sọ hầu chiếm khoảng từ 2% – 4% các ca u não. Hầu hết các khối u phát triển chậm và lành tính (không gây ung thư).nNhững ai thường mắc phải bệnh u sọ hầu?
  • 28-05-2018
    Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh
  • 28-05-2018
    Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này làm cho các cơ quan đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến các hiện tượng như sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa trực tràng. Tình trạng này
  • 17-10-2018

    Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng