Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.

Tìm hiểu

sot

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38 độ C, bạn đã bị sốt.
Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Cần lưu ý sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với thuốc, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau chích ngừa vaccine…

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng thường gặp của sốt là:
  • Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế
  • Rét run, gai lạnh
  • Da đỏ, sờ thấy nóng
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Khát nước, mất nước
  • Trầm cảm
  • Khó tập trung
  • Buồn ngủ
  • Đổ mồ hôi

Khi nào bệnh nhân bị sốt có thể điều trị tại nhà?

Đối với người sốt dưới hoặc bằng 39 độ C, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm…
Dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt trên 39 độ C. Thuốc thường được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:
  • Sốt trên 40 độ C và không thể hạ sốt bằng thuốc thông thường;
  • Cơn sốt kéo dài hơn 48 hoặc 72 giờ đồng hồ;
  • Đang mắc phải các tình trạng bệnh nghiêm trọng như vấn đề về tim, tiểu đường hoặc xơ nang;
  • Phát ban hoặc có vết bầm tím;
  • Các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu hoặc ho.
  • Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhầy máu...

Nguyên nhân gây sốt

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do:
  • Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi;
  • Phản ứng phụ của một số loại thuốc;
  • Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời;
  • Sốc nhiệt;
  • Bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và các cơ quan của cơ thể;
  • Ngộ độc thực phẩm;
  • Rối loạn hormone như bệnh cường giáp;
  • Mọc răng ở trẻ nhỏ.

Nguy cơ mắc phải

Sốt ở người lớn rất phổ biến và được xem như là một phần quan trọng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Sốt thường ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Bất kì ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn và dẫn tới bệnh tình nghiêm trọng. Trẻ em khi bị sốt nên được chăm sóc và theo dõi cẩn thận.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sốt, chẳng hạn như:
  • Độ tuổi. Trẻ em thường dễ bị sốt vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Thông thường, trẻ mẫu giáo và tiểu học thường bị cảm khoảng 10 làn một năm với triệu chứng thường gặp nhất đó là tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Sự tiếp xúc. Tiếp xúc với người đang bị bệnh thường xuyên làm tăng nguy cơ bị lây khuẩn và sốt.
  • Đồ ăn thức uống. Nước uống và thức ăn không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng và sốt.
  • Hệ miễn dịch yếu.

Điều trị sốt hiệu quả

Cách điều trị sốt đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt:
  • Với dạng sốt gây ra do nhiễm khuẩn như viêm họng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh.
  • Đối với sốt gây ra do vi rút như cảm lạnh, người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid như paracetamol (Tylenol®) hoặc naproxen (Aleve®) để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Khi sốt, bạn thường bị đổ mồ hôi rất nhiều. Vậy nên bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước là rất quan trọng. Mặc dù các loại thuốc không kê đơn thường rất phổ biến và hữu dụng, nhưng chúng không giúp điều trị bệnh gây ra bởi nhiệt độ cao hoặc tập luyện quá sức. Vì thế, nếu bạn bị sốc nhiệt, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
  • Trẻ em và trẻ vị thành niên không nên uống thuốc aspirin vì uống quá nhiều aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ca bệnh lâm sàng: Có các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá bắt đầu là đầy bụng và sôi bụng; tiếp theo đó tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng, sau chỉ toàn nước. Bệnh nhân đi tiêu chảy liên tục, nhiều lần, phân toàn nước, nước phân đục như nước
  • 28-05-2018
    Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ
  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng
  • 28-05-2018
    Sa van hai lá là tình trạng van hai lá dày lên, phình vào trong tâm nhĩ. Đôi khi, sa van hai lá dẫn đến tình trạng máu rò rỉ ngược vào tâm nhĩ trái dẫn đến hiện tượng hở van hai lá. Trong hầu hết trường hợp, sa van hai lá không đe dọa đến tính mạng và
  • 28-05-2018
    Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở các bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong
  • 28-05-2018
    Mù thoáng qua, hay mù tạm thời, là hiện tượng mất thị lực ở mắt trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh xảy ra do lượng máu chảy đến giác mạc bị thiếu hụt. Tình trạng này thường bắt đầu một cách đột ngột và thường mất đi trong vài giây hoặc vài phút.