Ung thư amidan

Ung thư amiđan là một loại ung thư vùng tai mũi họng, bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Ung thư amiđan khá hiếm gặp. Theo các nghiên cứu trên thế giới ung thư amiđan chiếm khoảng 0,5-1,5% trong các loại ung thư. Theo nghiên cứu ở Bệnh viện Ung

Ung thư amiđan là gì

Ung thư amiđan là một loại ung thư vùng tai mũi họng, bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 30 tuổi.

Ung thư amiđan khá hiếm gặp. Theo các nghiên cứu trên thế giới ung thư amiđan chiếm khoảng 0,5-1,5% trong các loại ung thư. Theo nghiên cứu ở Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, cứ 1.000 bệnh nhân ung thư thì có khoảng 11 bệnh nhân bị ung thư amiđan và đa phần các bệnh nhân đều đến khám ở giai đoạn muộn (chiếm tỉ lệ khoảng 85%).

Triệu chứng, biểu hiện ung thư amidan

Triệu chứng, biểu hiện ung thư amidan

Như đã nói ở trên, ung thư amiđan có những triệu chứng âm thầm rất khó phát hiện. Những triệu chứng sớm có thể là đau đầu thường là đau nửa đầu, từng cơn hoặc âm ỉ. Dùng các thuốc giảm đau ít có tác dụng.

1. Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng thần kinh: hay gặp nhất là đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, vùng thái dương và xuất hiện tổn thương các dây thần kinh sọ não trong trường hợp bệnh nhân đến muộn như: có cảm giác tê bì ở miệng và vùng mặt cùng với bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.

Triệu chứng mũi xoang: ngạt mũi một bên, cùng với bên đau đầu, lúc đầu ngạt không thường xuyên sau ngạt liên tục. Hay gặp nhất là chảy mũi nhầy, có thể chảy mũi mủ do ung thư xoang phối hợp, thỉnh thoảng có xì ra nhầy lẫn máu.

Ảnh minh họa

Triệu chứng tai (khối u xuất phát từ thành bên họng mũi, loa vòi): có cảm giác tức như bị nút ráy tai cùng bên với đau đầu. Ù tai, nghe kém thể dẫn truyền đơn thuần (do bị tắc vòi Eustache). Có thể gặp ung thư tai giữa cùng bên do bội nhiễm.

Triệu chứng hạch cổ và hạch dưới hàm: phần lớn bệnh nhân đến khám vì xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Dễ chẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát. Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên, hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn không đau, không có ung thư quanh hạch, di động hạn chế dần. Sau cố định dính vào cơ, da.

2. Triệu chứng thực thể:

Soi mũi trước không có gì đặc biệt.

Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustache.

Sờ vòm bằng tay hay thăm bằng que bông có rớm máu.

Lưu ý: Khi u đã lan sang các cơ quan khác, thể trạng đã suy giảm, kém ăn, mất ngủ, gầy sút, thiếu máu, da màu rơm, hay bị sốt do bội nhiễm. Tùy theo hướng lan của khối u sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.

Nguyên nhân ung thư amidan

Nguyên nhân ung thư amidan

Hiện nay nguyên nhân gây ung thư amiđan vẫn chưa được biết một cách chính xác nhưng người ta có thể xác định được các yếu tố làm cho amiđan bị tổn thương và dẫn tới ung thư:

Hút thuốc lá. Hút thuốc lá không những gây ra ung thư amiđan mà còn các loại ung thư khác, đặc biệt là các bệnh ung thư mà chúng ta biết rất nhiều: ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư dạ dày…

Sử dụng rượu, bia và các thức uống có cồn. Khi chúng ta sử dụng, nó sẽ tác động vào các niêm mạc, bề mặt bao phủ niêm mạc và lâu dài thì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư amiđan.

Nhiễm virut HPV – loại virut gây bệnh u nhú ở người, thường là các loại virut HPV tuýp 2, 11, 16 - là ba tuýp gây ung thư amiđan, thường gặp nhất là tuýp 16. Loại virut này lây nhiễm qua đường tình dục.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư amidan

Yếu tố nguy cơ gây ung thư amidan

- Vệ sinh răng miệng kém, bị viêm nhiễm amiđan, viêm họng nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ ung thư amiđan.

Chế độ ăn uống thiếu vitamin A, ít rau xanh, củ quả, trái cây hoặc là chế độ ăn nhiều thịt đặc biệt là các loại thịt muối hoặc hun khói cũng là yếu tố nguy cơ ung thư amiđan.

Yếu tố môi trường như hít khói bụi, làm việc căng thẳng bị stress… cũng là yếu tố gây ung thư amiđan.

Chẩn đoán ung thư amidan

Chẩn đoán ung thư amidan

1. Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào kết quả vi thể; trong trường hợp sinh thiết gặp khó khăn do loét hoại tử chảy máu của tổ chức Amiđan, ta cũng có thể dựa vào kết quả của sinh thiết hạch.

Khi chẩn đoán cũng cần đánh giá độ lan rộng của khối u, vì vậy ngoài khám trực tiếp ra ta cần sờ vào tổ chức Amiđan và vùng lân cận cũng như việc đánh giá các hạch bị di căn.

Có thể nói có khoảng 20% người bệnh khi đến khám lần đầu chỉ vì nổi hạch cổ và khoảng 75% bệnh nhân khi đến khám do ung thư Amiđan thì đã có hạch cổ sờ thấy dễ dàng.

2. Chẩn đoán phân biệt

Các triệu chứng ung thư amiđan ở giai đoạn đầu thường mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Việc chẩn đoán sớm rất có ý nghĩa vì thế người bệnh cần được chẩn đoán phân biệt, sàng lọc sớm.

Điều trị ung thư amidan

Điều trị ung thư amidan

Hiện nay, để điều trị ung thư amiđan có 3 phương pháp chính thường được áp dụng: phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.

Tùy theo từng ca bệnh cụ thể mà bác sĩ cân nhắc dùng biện pháp nào hay có thể phối hợp các biện pháp để điều trị phù hợp

Bài thuốc dân gian chữa ung thư amidan

Bài thuốc dân gian chữa ung thư amidan

Một số bài thuốc dân gian có thể tham khảo nhưng việc điều trị ung thư amidan phải theo chỉ dẫn của bác sĩ không được tự ý dùng thuốc:

Bài thuốc 1: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, sơn thù 8g, xạ can 6g, hoài sơn 12g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, thiên hoa phấn 8g, đan bì 8g, địa cốt bì 8g, phục linh 8g, ngưu tất 12g, tất cả làm thành 1 thang sắc uống.

Trong bài này, sinh địa, huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân. Ngưu tất, tri mẫu có tác dụng hoạt huyết. Hoài sơn, phục linh, đan bì có tác dụng lương huyết tiêu sưng.

Bài thuốc 2: Sinh địa 20g, bối mẫu, mạch môn, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi thứ 8g; cam thảo, bach hà mỗi vị 4g; bạch thược, đan bì, huyền sâm mỗi vị 12g.

Tất cả làm thành thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm. Trong bài này, mạch môn để dưỡng phế âm, huyền sâm để thanh hư hỏa giải độc, sinh địa để dưỡng thận âm, bối mẫu để nhuận phế hóa đờm, đan bì để lương huyết tiêu sưng.

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh và để phòng được bệnh ung thư amidan, trước hết chúng ta cần điều trị viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan... ngay từ khi bệnh mới khởi phát, không nên để bệnh trạng kéo dài sẽ có những biến chứng nguy hiểm và rất khó chữa trị .

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dị dạng mạch máu dạng hang là tổ chức bất thường của mạch máu não nhỏ, thành mạch máu mỏng chứa đầy máu. Những dị dạng mạch máu dạng hang cũng có thể xảy ra trong tủy sống, màng cứng, hoặc các dây thần kinh sọ. Dị dạng mạch máu dạng hang có kích thước
  • 28-05-2018
    Giảm thị lực Trong vòng vài giờ đến vài ngày, có khi chỉ sau 1 đêm ngủ dậy, bệnh nhân nhìn mờ đi nhanh chóng. Thị lực có thể giảm ít hay nhiều tùy vào từng bệnh nhân; đôi khi bệnh nhân đến với tình trạng chỉ còn nhận thức được sáng tối. Trước khi giảm
  • 17-10-2018

    Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị

  • 17-10-2018

    Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi

  • 28-05-2018
    Hội chứng Carcinoid, hay còn gọi là hội chứng Thorson-Bioerck, là một hội chứng rối loạn xuất hiện khi các khối u ung thư hiếm gặp có tên gọi là carcinoid tiết ra serotonin hoặc các hóa chất khác vào máu. Hiện tượng này thường găp ở những người bị ung
  • 28-05-2018
    Nhiễm Giardia là bệnh nhiễm trùng ruột non phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Giardia lamblia, đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiêu chảy. Bệnh này thường biến mất sau vài tuần và không gây nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ