Bạch cầu cấp dòng lympho

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị

Bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một loại ung thư máu và xương. Bệnh được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho phát triển rất nhanh và đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình phát triển các tế bào máu. Trong đó, tế bào bị ảnh hưởng do bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là tế bào lympho B hoặc lympho T.

Bạch cầu cấp dòng lympho
Bạch cầu cấp dòng lympho. (Hình minh họa)

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bao gồm đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, xanh xao, hay xuất hiện các vết bầm tím hoặc chảy máu, đau xương và/hoặc đau khớp. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sưng gan, hạch to, và giảm sút trí nhớ.

Các biểu hiện khác có thể bao gồm các hạch bạch huyết bị sưng lên, chán ăn, giảm cân, đau ngực và khó chịu ở bụng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Huyết học trên hệ thống khám từ xa Wellcare hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng được đề cập ở trên. Nếu chậm trễ, bệnh sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn, xuất hiện biến chứng và không thể cứu chữa. 

Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympo xảy ra khi ADN trong các tế bào tủy xương bị lỗi. Các lỗi này sẽ khiến các tế bào khoẻ mạnh ngừng phát triển và chết đi. Ngược lại, các tế bào nhiễm bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, phân chia nhiều hơn.
Hiện nay, vẫn chưa rõ tại sao các đột biến ADN này lại dẫn đến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đã nghiên cứu và nhận thấy rằng hầu hết các trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp lòng lympho đều không do di truyền gây ra.

Nguy cơ mắc phải bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Những ai thường mắc phải bệnh bạch cầu cấp dòng lympho?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường ảnh hưởng đến các bé trai khoảng dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh còn có thể xuất hiện ở người lớn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho?

Có nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bao gồm:

  • Từng điều trị ung thư, đặc biệt khi người bệnh đã từng phải hóa trị hoặc xạ trị.
  • Nhiễm phóng xạ.
  • Rối loạn di truyền, như hội chứng Down.
  • Có anh hoặc chị bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.

Chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và kiểm tra tuỷ xương. Mô tủy xương được soi dưới kính hiển vi để tìm ra sự bất thường của các tế bào trong tủy. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu việc chụp X-quang ngực, chụp CT (chụp cắt lớp) và siêu âm.

Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho hiệu quả

Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho rằng bệnh này có thể được chữa khỏi. Hóa trị là biện pháp chính trong việc điều trị bệnh này.
Người bệnh cần nhập viện để được truyền máu, hóa trị và xạ trị. Quá trình chữa trị thường gồm bốn bước. Hai bước đầu là quá trình điều trị bằng thuốc. Sau khi bệnh có dấu hiệu được đẩy lùi, bước thứ ba là xạ trị não và cuối cùng là hóa trị để loại bỏ tế bào ung thư.
Bác sĩ có thể đề nghị được thực hiện cấy ghép tủy xương, còn gọi là cấy ghép tế bào gốc. Khi ấy, tủy xương khỏe mạnh chứa tế bào gốc được đưa vào cơ thể, và những tế bào gốc này sẽ sản xuất tế bào khỏe mạnh mới để thay thế những tế bào bất thường.

Chăm sóc người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh bạch cầu cấp dòng lympho:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý loại bỏ thuốc mà bác sĩ đã kê cho bạn.
  • Vệ sinh răng miệng thật tốt. Súc miệng thường xuyên với nước muối ấm và sử dụng bàn chải mềm.
  • Uống nhiều nước.
  • Dùng thực phẩm và đồ uống có lượng calo cao nếu bạn đang được hóa trị.
  • Dùng băng ép, chườm lạnh và đến khám bác sĩ nếu có chảy máu bất thường.
  • Hiểu rằng phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, di truyền, và tính khả dụng của việc hiến tủy.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh, vì sức đề kháng của bạn đang yếu.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Bác sĩ có thể giúp làm dịu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Sau đây là thông tin của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ về bệnh chàm và những cách thức giúp con bạn tránh “cơn ngứa”.

  • 28-05-2018
    U sợi thần kinh loại 1 (NF1), hay còn được gọi là bệnh Recklinghausen, là một trong 2 loại bệnh u sợi thần kinh (NF1 và NF2). NF2 hiếm gặp hơn NF1. NF1 là một rối loạn di truyền gây ra những bất thường trên da và xương đồng thời gây ra các khối u hình
  • 28-05-2018
    Cơ thể mỗi người có hai tuyến thượng thận. Mỗi tuyến nằm ngay phía trên mỗi thận. Các tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Bệnh nhân suy thượng thận bị thiếu hormone cortisol và aldosterone. Cortisol
  • 28-05-2018
    Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.
  • 28-05-2018
    Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh gồm 4 khiếm khuyết trong tim là:nThông liên thất: có lỗ thông giữa hai tâm thất;nHẹp phễu động mạch phổi: tắc nghẽn dòng máu thoát khỏi tâm thất phải;
  • 28-05-2018
    Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.