Trĩ (bệnh lòi dom)

Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.

Tìm hiểu chung Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Trĩ (bệnh lòi dom) là bệnh gì?
Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom, là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên, làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:
Trĩ nội: liên quan đến các tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.
Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.
Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là gì?
Triệu chứng của bệnh lòi dom thường phụ thuộc vào vị trí của chúng:
Trĩ nội
Trĩ nội nằm bên trong trực tràng và thường không gây khó chịu nên bạn sẽ không thể cảm thấy hay nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, khi bạn đi đại tiện, các búi trĩ có thể bị áp lực và kích thích dẫn đến chảy máu. Thỉnh thoảng, áp lực có thể khiến búi trĩ nội lòi ra ngoài, tình trạng này gọi là sa búi trĩ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Trĩ ngoại
Trĩ ngoại thường nằm ở vùng da quanh hậu môn bạn. Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc chảy máu. Đôi khi máu có thể đọng lại ở búi trĩ và tọa thành những cục máu đông (huyết khối), tình trạng này có thể khiến búi trĩ sưng, viêm và đau dữ dội,
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ bác sĩ nếu bệnh trĩ gây đau đớn, chảy máu nhiều thường xuyên hoặc không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà bằng thuốc. Ngoài ra, nếu bạn đang đi ngoài ra phân màu đen, hắc ín hoặc phân màu nâu sẫm, có cục máu đông, hoặc máu lẫn trong phân, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa.;

Nguyên nhân Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom) gây bệnh Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lòi dom là do sưng ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng. Một số yếu tố dẫn đến hiện tượng này là:
Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính;
Ngồi quá lâu;
Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.
Một nguyên nhân khác của bệnh trĩ là sự suy yếu của các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn mà xảy ra ở người lớn tuổi.
Mang thai cũng có thể gây ra bệnh trĩ do thai nhi làm áp lực trong ổ bụng tăng. Áp lực tăng lên này có thể làm các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn phình to. Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh trĩ do mang thai sẽ biến mất sau khi sinh con.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Những ai thường mắc phải bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến. Theo thống kê, 3/4 dân số sẽ mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Bệnh có thể ảnh hưởng ở cả nam và nữ, đặc biệt là những người phải ngồi nhiều và phụ nữ mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lòi dom là:
Công việc buộc phải ngồi lâu thường xuyên;
Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính;
Béo phì;
Mang thai;
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn;
Chế độ ăn ít chất xơ;
Độ tuổi: bệnh thường xảy ra hơn ở người cao tuổi.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom) hiệu quả

Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh trĩ đơn giản bằng cách kiểm tra khu vực trực tràng, đặc biệt là ở trĩ ngoại. Những phương pháp khác có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma, soi hậu môn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn:
Điều trị tại nhà:
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị tại nhà bằng những phương pháp sau:
Thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp phân mềm và dễ dàng thải ra ngoài hơn, làm giảm áp lực tác động lên búi trĩ;
Ngồi ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày;
Chườm nước đá có thể giúp làm giảm sưng;
Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón;
Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ như psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel);
Bạn có thể sử dụng thuốc hoặc kem bôi để làm dịu cơn đau và ngứa của bệnh trĩ. Nhưng phương pháp này không nên sử dụng lâu dài vì có thể làm tổn thương da.
Điều trị tại bệnh viện:
Nếu bệnh trĩ đã ở giai đoạn nặng, bạn có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ hoặc giảm kích thước của túi trĩ. Những phương pháp phẫu thuật này bao gồm:
Thắt vòng cao su: bác sĩ sẽ dùng một vòng bằng cao su để thắt đáy búi trĩ. Nút thắt này sẽ ngăn máu lưu thông đến bũi trĩ, từ đó khiến búi trĩ nhỏ lại;
Chích xơ: các bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào mạch máu để làm co lại các búi trĩ;
Quang đông hồng ngoại: bác sĩ sẽ dùng nhiệt để thu nhỏ búi trĩ;
Phẫu thuật cắt búi trĩ: bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành cắt búi trĩ nếu chúng quá lớn và các phương pháp khác không hiệu quả.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Bệnh Trĩ (bệnh lòi dom)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh trĩ:
Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh.
Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước.
Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón.
Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ.
Không dùng giấy vệ sinh khô ráp: bạn nên vệ sinh hậu môn bằng khăn giấy ướt không chứa chất tạo mùi sau khi đi vệ sinh.
Chườm nước đá để làm giảm sưng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện.
  • 28-05-2018
    Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
  • 28-05-2018
    Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ung thư của các hạch bạch huyết (các tuyến bạch huyết). Các tuyến bạch huyết và mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm
  • 25-02-2019

    Rò luân nhĩ là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra (đây là một loại dị dạng bẩm sinh). Lỗ rò này đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Bản chất trong lòng đường rò này là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết. 

  • 28-05-2018
    Dị tật tim bẩm sinh có thể gây ra ra các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh ra, trong thời thơ ấu, hay lúc tuổi trưởng thành. Một số dị tật bẩm sinh có thể không gây ra triệu chứng.
  • 28-05-2018
    Sốt co giật, hay còn gọi là co giật do sốt cao, là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở em bé hoặc trẻ. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác và chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số trẻ bị