Sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện.

Thế nào là sẩy thai liên tiếp?

Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện.

Tỉ lệ bị sẩy thai liên tiếp là bao nhiêu?

Chỉ có một số nhỏ phụ nữ (1%) bị sẩy thai liên tiếp.

(Ảnh minh họa)

Các câu hỏi về triệu chứng sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai liên tiếp có liên quan đến bệnh di truyền hay không?

Trong một số nhỏ trường hợp sẩy thai, người ta tìm thấy ở bố hoặc mẹ có hiện tượng một phần nhiễm sắc thể này bị chuyển sang một nhiễm sắc thể khác. Hiện tượng này gọi là chuyển vị nhiễm sắc thể. Người mang nhiễm sắc thể chuyển vị thường không biểu hiện triệu chứng hay bất thường về cơ thể nào, nhưng trứng hay tinh trùng của họ sẽ mang nhiễm sắc thể bất thường. Nếu phôi có quá nhiều hay quá ít vật liệu di truyền, nó thường dẫn đến sẩy thai.

Bất thường về cơ quan sinh dục có liên quan đến sẩy thai liên tiếp không?

Một số bất thường bẩm sinh ở tử cung có liên quan đến sẩy thai liên tiếp. Có nhiều loại bất thường nhưng dạng phổ biến nhất là tử cung có vách ngăn. Trong trường hợp này tử cung bị chia làm hai ngăn bởi một vách ngăn.
Hội chứng Asherman, là hội chứng mô dính và sẹo hình thành trong tử cung, cũng có thể liên quan đến sẩy thai liên tiếp mà sự sẩy thai liên tiếp này xảy ra thậm chí trước khi người phụ nữ biết là mình có thai. U xơ và polyp, hai dạng u lành tính (không ung thư) hình thành trong tử cung, cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp.

Có loại bệnh nào làm tăng nguy cơ bị sẩy thai liên tiếp không?

Có một số bệnh ở phụ nữ có thể làm tăng khả năng bị sẩy thai. Hội chứng kháng phospholipid (tiếng Anh là “antiphospholipid syndrome”, viết tắt là “APS”) là một loại rối loạn tự miễn do hệ thống miễn dịch mắc sai lầm mà sản sinh ra kháng thể chống lại các chất liên quan đến quá trình đông máu. APS có thể gây ra sẩy thai liên tiếp và thai chết lưu. Một loại bệnh khác cũng có thể dẫn đến sẩy thai là đái tháo đường . Bệnh này được biểu hiện bằng lượng đường (đường glucose ) cao trong máu. Phụ nữ mang bệnh đái tháo đường, nhất là khi bệnh không được chữa trị cẩn thận, thường có khả năng bị sẩy thai cao hơn. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang cũng có khả năng bị sẩy thai cao hơn.

Nguyên nhân thường gặp gây ra sẩy thai liên tiếp

Phần lớn trường hợp sẩy thai (khoảng 60%) xảy ra ngẫu nhiên do phôi nhận nhiễm sắc thể với số lượng bất thường trong quá trình thụ thai. Loại bất thường di truyền này xảy ra ngẫu nhiên chứ không phải do bệnh lý nào gây ra. Tuy nhiên nó thường gặp hơn ở phụ nữ lớn tuổi mang thai.

Sẩy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân có thường gặp không?

Khoảng 50-75% số phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân. Có thể tìm ra đầu mối gây bệnh nhưng không thể tìm ra được câu trả lời chính xác hoàn toàn.

Các xét nghiệm nào có thể được dùng để tìm nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp?

Để tìm ra nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử y khoa và các trường hợp mang thai trước đây. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu khám tổng quát, bao gồm cả khám phụ khoa . Bệnh nhân cũng có thể sẽ phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có vấn đề gì với hệ thống miễn dịch hay không. Xét nghiệm xác định bộ nhiễm sắc thể hoặc xét nghiệm microarray cũng có thể được tiến hành để tìm nguyên nhân di truyền. Các xét nghiệm về hình ảnh cũng có thể được dùng để kiểm tra xem tử cung có bất thường gì không.

Một số câu hỏi về điều trị sẩy thai liên tiếp

Nếu tìm ra nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp, bác sĩ có thể đề ra biện pháp chữa trị.

Nếu phát hiện bị chuyển vị nhiễm sắc thể, tôi phải làm gì?

Nếu bị chuyển vị nhiễm sắc thể, bạn nên đến gặp bác sĩ tư vấn về di truyền. Kết quả xét nghiệm di truyền sẽ cho biết bạn có những lựa chọn nào. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với xét nghiệm di truyền đặc biệt gọi là chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi có thể được dùng để loại bỏ phôi bất thường.

Các bất thường về cơ quan sinh dục được điều trị ra sao?

Có thể tiến hành phẫu thuật điều chỉnh để tăng khả năng mang thai thành công. Ví dụ, vách ngăn trong tử cung có thể được phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu tôi bị hội chứng kháng phospholipid, có thể điều trị được không?

Phụ nữ bị hội chứng này có thể sẽ được kê đơn dùng thuốc chống đông máu, như heparin, và đôi khi cùng với aspirin liều thấp, trong suốt quá trình mang thai và vài tuần sau đó. Phương pháp này có thể giúp làm tăng khả năng mang thai thành công ở những phụ nữ này.

Tôi có cơ hội đậu thai không sau khi tôi bị liên tiếp sẩy thai mà không phát hiện ra nguyên nhân?

Khoảng 65% số phụ nữ sau vài lần sẩy thai thì có thể đậu thai thành công.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh thường xảy ra trong 15 ngày đầu của đời sống. Bệnh liên quan mật thiết đến các ngành sản khoa và nhi khoa là nơi trẻ được phát hiện bệnh trước khi được chuyển đến tay phẫu thuật viên. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

  • 28-05-2018
    U nguyên bào thần kinh, hay còn gọi là bướu nguyên bào thần kinh, là những khối u của các tế bào thần kinh đặc biệt gọi là neuron giao cảm hậu hạch. Những tế bào này tăng trưởng ở tuỷ thượng thận (phần trung tâm của tuyến thượng thận). Chúng cũng tăng
  • 28-05-2018
    Não và tuỷ sống của con người được bao bọc bởi những lớp màng bảo vệ gọi là màng não. Khi mắc bệnh tụ máu dưới màng cứng (hay còn gọi là xuất huyết dưới màng cứng), máu hoặc các sản phẩm của máu sẽ bị tích tụ giữa hai lớp màng nhện và màng cứng bên trong
  • 17-10-2018

    Nhiễm khuẩn huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ tử vong nhanh do choáng (shock) và suy cơ quan, gây ra bởi sự xâm nhập liên tục của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu xuất

  • 28-05-2018
    Giới thiệu chung Gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng.
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc do nấm là một nhiễm trùng giác mạc (mái vòm tròn, trong suốt che mống mắt và đồng tử) gây đau đớn, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt hoặc dịch tiết từ mắt của bạn. Do nhiễm từ sử dụng kính áp tròng hoặc chấn thương ở