Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể

Định nghĩa Bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ
thoat-vi-dia-dem-cot-co

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể uốn cong.
Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm cổ?
Thoát vị đĩa đệm cổ thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người làm việc văn phòng hoặc giáo viên.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ

Những triệu chứng và dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Những triệu chứng và dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ thường gặp như đau cổ hoặc có cảm giác đau nhói và tê có thể lan ra đến vai, lưng, cánh tay hoặc bàn tay. Một số người sẽ bị yếu tay, động tác trở nên vụng về và gặp khó khăn khi đi bộ. Đau do thoát vị đĩa đệm sẽ tệ hơn trong di chuyển và trong khi ho hay cười.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Liên hệ cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn nhiều hoặc bạn mới xuất hiện tình trạng yếu chi gần đây; nếu bạn gặp khó khăn trong khi đi bộ, yếu, không thể di chuyển chân tay của bạn, hoặc tiêu tiểu không tự chủ.;

Nguyên nhân Bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ, kể cả những thay đổi thoái hóa bình thường trong các đĩa đệm khi chúng ta lão hóa. Tư thế xấu và làm việc nặng với các phương pháp nâng vật sai cũng có thể làm cho những thay đổi này tồi tệ hơn. Các đĩa đệm từ từ trở nên mòn, mỏng hơn và bằng phẳng hơn. Khi không gian đĩa trở nên hẹp khiến các đốt sống ma sát với nhau, cạnh của các đốt sống có thể bị hao mòn. Sau đó, gai xương tạo ra có thể bắt đầu chèn trên tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống. Khi các dây thần kinh bị kích thích, các triệu chứng đau, nhói, tê hoặc yếu chi có thể xảy ra.
Thay đổi tương tự hoặc chấn thương có thể làm vỡ sụn xung quanh mỗi đĩa đệm. Các đĩa đệm có thể lồi (thoát vị) vào ống tủy sống và nhấn vào (chèn) tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cổ?
Những yếu tố nguy cơ làm tăng mắc thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm:
Độ tuổi: người cao tuổi có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm cổ cao hơn;
Nghề nghiệp: các nghề văn phòng hoặc giáo viên;
Có bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp;
Bị loãng xương.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ?
Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, kiểm soát đau và thuốc chống viêm. Các chuyên gia như bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ gây mê hoặc phẫu thuật thần kinh có thể giúp điều trị. Phương pháp điều trị bảo tồn cũng có thể được thực hiện bởi một chuyên gia trị liệu vật lý. Chúng bao gồm chườm nóng trên vùng đau, kéo cổ và các bài tập đặc biệt.
Bác sĩ gây mê có thể tiêm steroid và thuốc gây tê vào trong ống sống cổ để giúp giảm đau.
Các triệu chứng thường biến mất sau vài tuần. Phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng nếu phương pháp điều trị khác không làm giảm triệu chứng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ?
Các bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách khám thực thể và X-quang cột sống cổ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI) cổ và điện cơ hoặc dẫn truyền thần kinh kiểm tra tốc độ (EMG/NCV) – một thử nghiệm điện của dây thần kinh và cơ.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Thoát vị đĩa đệm cổ

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị đĩa đệm cổ?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
Sử dụng tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ;
Luôn đeo dây an toàn khi đi lái xe;
Đặt một cái gối dưới đầu và cổ khi nằm trên giường;
Tập các bài tập hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, nhẹ nhàng kéo và gập cổ, giữ trọng lượng lý tưởng;
Giảm thiểu chấn thương cột sống, ví dụ như mang những dụng cụ bảo vệ trong các môn thể thao đối khác.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Say tàu xe là hiện tượng con bạn bị chóng mặt và buồn nôn trong lúc bé đi ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, hoặc khi tham gia các trò chơi tàu điện trên không ở các công viên giải trí. Say tàu xe rất phổ biến, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nguyên nhân của vấn
  • 28-05-2018
    SARS được coi là bệnh dịch của thế kỷ 21.
  • 28-05-2018
    Vết bớt sơ sinh khá phổ biến và thường vô hại. Nhưng một số loại có thể cần phải điều trị vì lý do thẩm mỹ hoặc do tăng trưởng nhanh chóng. Một số ít có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn nào đó. Như vậy, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số vết bớt
  • 17-10-2018

    Bệnh viêm buồng trứng là bệnh viêm nhiễm trên buồng trứng do vi khuẩn gây ra, thông thường sẽ phát sinh bệnh cùng với một số bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, rất hiếm khi bệnh đơn phát. Khi bị viêm buồng trứng có thể gây ra...

  • 11-12-2018

    Não là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Não kiểm soát trí nhớ, sự nhận thức, các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc giác) và xúc cảm. Ngoài ra, não cũng kiểm soát những bộ phận khác như các cơ, các cơ quan và mạch máu. Những khối

  • 28-05-2018
    Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui qua một lỗ hở của thành bụng ở vùng rốn và làm rốn phồng lên. Thoát vị rốn thường xảy ra ở tuổi nhũ nhi, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Mỗi khi bé khóc, bạn có thể thấy rốn của bé phồng lên rõ rệt. Đó