Hội chứng hô hấp cấp tính SARS

SARS được coi là bệnh dịch của thế kỷ 21.

Triệu chứng, biểu hiện hội chứng hô hấp cấp tính SARS

Các triệu chứng chính gồm:
- Sốt cao trên 38oC
- Ho, thở nông, khó thở, đau đầu hoặc đau họng.
- Ði đến những khu vực có các ca bệnh SARS trong vòng 10 ngày gần đây hoặc tiếp xúc trực tiếp trong vòng 10 ngày gần đây với những người có những triệu chứng trên và đã đi đến khu vực bị ảnh hưởng.
Nếu có một trong các vấn đề trên, cần đi khám bệnh ngay lập tức. Ðể giúp các bác sĩ, bạn cần kể về việc đi lại gần đây của bạn và những người mà bạn đã tiếp xúc gần đây.
Hội chứng hô hấp cấp tính SARS
Hội chứng hô hấp cấp tính SARS

Nguyên nhân gây hội chứng hô hấp cấp tính SARS

Hiện nay, virus mới thuộc chủng Coronavirus được nghi ngờ là nguyên nhân chính gây SARS, tuy nhiên cũng có nhiều virus khác cũng đang được nghiên cứu để tìm những nguyên nhân tiềm ẩn khác.
  • Coronavirus:
Coronavirus là chủng virus có dạng vòng, quan sát dưới kính hiển vi. Virus này là nguyên nhân thường gặp của các bệnh lý mức độ từ nhẹ đến trung bình của đường hô hấp trên ở người, ở thú vật, virus thường gây bệnh ở hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, bệnh gan và hệ thần kinh. Coronavirus có thể tốn tại trong môi trường bình thường trong thời gian khoảng 3 giờ.
  • Những bằng chứng chứng tỏ Coronavirus liên quan đến SARS:
Những nhà khoa học của CDC đã phân lập được virus từ hai bệnh nhân SARS, sau đó bằng các phương tiện đặc biệt, họ cuối cùng đã xác định được tác nhân này. Qua quan sát bằng kính hiển vi điện tử, virus này cho thấy có hình dạng và nhiều đặc điểm tương tự chủng coronavirus. Xét nghiệm mẫu huyết thanh của những bệnh nhân SARS cũng chứng tỏ họ đã nhiễm coronavirus. Nhiều xét nghệm cận lâm sàng khác cũng chứng tỏ virus này hiện diện trong nhiều chất dịch của bệnh nhân như đờm, nước mũi...
Thêm nữa, qua phân tích gen của virus này cũng chứng tỏ nó thuộc nhóm coronavirus, nhưng không nằm trong các loại coronavirus đã biết trước đây. Tuy nhiên, những bằng chứng trên không đưa ra kết luận rằng nguyên nhân của SARS chính là một loại coronavirus mới, vẫn còn nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu thêm liệu giả thuyết trên có đúng hay không?
  • Thông thường coronavirus chỉ gây bệnh nhẹ ở người, vậy tại sao loại coronavirus mới phát hiện này lại có thể gây một bệnh nguy hiểm, đe dọa tính mạng như thế?
Hiện vẫn chưa có đủ thông tin để xác định đầy đủ mức độ nặng nhẹ của bệnh mà virus này có thể gây ra cho con người. Coronavirus thường gây bệnh ở đường hô hấp, nhất là đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Virus cũng có thể gây những bệnh nặng ở thú vật như mèo, chó, lợn, chuột và chim.
  • Liệu những hiểu biết mới về virus này có làm thay đổi các thuốc dùng điều trị SARS hiện nay không?
Khả năng coronavirus là nguyên nhân của SARS cũng không ảnh hưởng nhiều đến thuốc lựa chọn điều trị SARS. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm liệu có một loại thuốc nào thực sự hiệu quả đối với loại coronavirus mới này hay không?

Các yếu tố, nguy cơ gây hội chứng hô hấp cấp tính SARS

Đối tượng nguy cơ cao nhiễm SARS :
Những trường hợp mới nhiễm thường được phát hiện ở những người có tiếp xúc gần gũi trực tiếp với bệnh nhân SARS, như người sống trong cùng nhà, nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS mà không dùng các phương tiện bảo hộ nghiêm ngặt.

Điều trị hội chứng hô hấp cấp tính SARS

Hội chứng hô hấp cấp tính SARS
Điều trị hội chứng hô hấp cấp tính SARS

- Nguyên tắc:
+ Nhập viện: cách ly hoàn toàn.
+ Điều trị triệu chứng.
+ Thông báo: Trung tâm Y tế dự phòng và Bộ Y tế
1. Điều trị triệu chứng
- Ho
- Tắc, nghẹt mũi
- Sốt: > 38,5oC: uống Paracetamol 2 g/ngày hoặc 50-60 mg/kg/ngày.
- Dinh dưỡng, nước điện giải: dung dịch NaCl 0,9%, Glucose 5%, Lactate Ringer, dung dịch axít amin.
- Điều trị hỗ trợ:
+ MethylPrednisolone: (tĩnh mạch) 1 mg/kg/ngày x 3 ngày (Suy hô hấp nặng).
+ Gamma Globulin (tĩnh mạch)
2. Điều trị suy hô hấp
- Bảo đảm thông khí: SpO2 ≥ 90% ; PaO2 ≥ 60 mmHg
- Thở O2 qua ống thông mũi hoặc mask 4-10 lít/phút, 1-3 lít/phút (COPD)
- Thông khí nhân tạo không xâm nhập.
- Thông khí nhân tạo xâm nhập (nội khí quản, thở máy).
- Trẻ em: phác đồ xử trí suy hô hấp cấp trẻ em.
3. Điều trị căn nguyên
- Nghi ngờ tác nhân virus.
- Nếu nghi ngờ bội nhiễm: kháng sinh phổ rộng (vi khuẩn thông thường và vi khuẩn viêm phổi không điển hình).
- Thuốc kháng virus:
+ Amantadine (Mantalix 100 mg) 1 viên x 2 lần/ngày.
+ Ribavirin (Rebetol 200mg) 2 viên x 2 lần/ngày.
+ Oseltamivir 75mg x 2 lần/ngày.
4. Tiêu chuẩn ra viện
- Hết sốt ít nhất 5 ngày.
- Chức năng sống bình thường, toàn trạng tốt.
- Công thức máu về bình thường.
- Xquang phổi: ổn định hoặc cải thiện >48 giờ sau hết sốt.
- Khí máu: SpO2>90%, PaO2>60 mmHg (±)
+ Chuyển khu vực cách ly (đủ điều kiện), sau 1 tuần ổn định mới xuất viện.
+ Sau xuất viện: khám và chụp Xquang phổi kiểm tra 1 tuần/lần đến khi bình thường.
+ Sau xuất viện: tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Biến chứng:
- Vấn đề về thở có thể trở nên nghiêm trọng.
- SARS gây tử vong trong một số trường hợp, thường do suy hô hấp.
- Các biến chứng khác có thể bao gồm tim và suy gan.
- Những người ≥ 60 tuổi, đặc biệt là những người bị tiểu đường hoặc bệnh viêm gan - có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng.

Phòng ngừa hội chứng hô hấp cấp tính SARS

1. Vấn đề lây nhiễm:
- Tỷ suất tấn công thứ cấp >50%.
- Virus: dự đoán có lẽ tồn tại được trong vài ngày.
- Tiếp xúc gần gũi:
+ Mặt đối mặt
+ Sinh hoạt chung
+ Giọt nước nhỏ đường hô hấp, chất dịch cơ thể.
- Phần lớn lây trong bệnh viện (bác sĩ, điều dưỡng).
- Lây qua tiếp xúc người trong gia đình.
- Hiếm lây do tiếp xúc tình cờ (làm việc chung trong một cao ốc, đi cùng chuyến bay cách vài hàng ghế).
2. Khu cách ly người SARS:
- Cách ly tại khu vực riêng ngay sau khi phát hiện.
- Những bệnh nhân đang theo dõi chẩn đoán phải tách riêng khỏi bệnh nhân SARS.
- Phòng thông thoáng, không máy lạnh.
- Có người canh gác lối ra vào.
- Ghi sổ các trường hợp tiếp xúc, thăm viếng.
- Trước cửa buồng bệnh có dung dịch cloramin B 5%.
- Có thảm vải tẩm cloramin B hoặc formalin.
3. Người bệnh:
- Mang khẩu trang (cho đến khi loại chẩn đoán SARS).
- Hạn chế tiếp xúc.
- Giám sát thăm nuôi chặt chẽ: mang mask, áo choàng, đeo găng, đội mũ.
- Vận chuyển người bệnh
+ Hạn chế vận chuyển
+ Khi vận chuyển: bảo đảm nguyên tắc an toàn cho người bệnh và người chuyển bệnh.
4. Nhân viên y tế
- Đeo khẩu trang tiêu chuẩn (N95), áo choàng, đội mũ, đeo găng.
- Rửa tay xà phòng sau khi thăm khám (găng không thay thế rửa tay).
- Đeo kính bảo hộ, găng khi làm thủ thuật.
- Chất thải y tế: thực hiện nghiêm ngặt quy chế quản lý chất thải y tế.
5. Sử dụng khẩu trang đúng
- Tránh tiếp xúc mặt trước của mask (sau khi đã sử dụng).
- Chỉ mang 1 mask.
- Khi rời khỏi phòng cách ly, bỏ vào bao nylon, mang theo trên người.
- Có thể dùng lại mask khô.
6. Xử lý người bệnh tử vong
- Khâm liệm tại chỗ. Khử khuẩn với hóa chất (cloramin B, formalin).
- 24 giờ sau chết phải hỏa táng hoặc chôn cất.
- Chuyển đến nơi chôn cất hoặc hỏa táng bằng xe riêng, đảm bảo quy định phòng bệnh.

Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính SARS

Chăm sóc bệnh nhân có khả năng bị hội chứng hô hấp cấp tính thể nặng (SARS)
Sử dụng biện pháp chăm sóc phân loại nhanh chóng sắp đặt phương tiện y tế chăm sóc, các bệnh nhân có biểu hiện giống cúm vào một khu vực thăm khám riêng biệt để hạn chế tối đa khả năng lây lan cho người khác trong phòng chờ khám. Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh cần phải đeo khẩu trang phẫu thuật cho đến khi loại trừ được SARS.
Những bệnh nhân có khả năng bị SARS cần phải cách ly và sắp vào các phòng ưu tiên theo điều kiện có thể như sau:
- Phòng có áp suẩt âm và cửa đóng kín.
- Phòng đơn có phương tiện vệ sinh riêng.
- Tập trung thành khu vực riêng có hệ thống cung cấp và thải khí độc lập.
- Cần phải tắt điều hoà nhiệt độ, mở cửa sổ cho thoáng khí nếu hệ thống cung cấp khí độc lập không hữu hiệu. Nếu được, thì nên cách ly những trường hợp còn đang khám nghiệm chẩn đoán với những ca đã được chẩn đoán SARS.
- Triệt để sử dụng các thiết bị dùng một lần, nếu được, trong việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân bị SARS. Nếu sử dụng các dụng cụ dùng lại, thì cần phải tiệt trùng theo hướng dẫn của từng loại thiết bị do nhà sản xuất đề xuất. Các bề mặt trong khu vực cần phải lau chùi với các thuốc sát trùng phổ rộng (diệt được cả vi khuẩn, nấm và vi rút) mà được xác nhận là công hiệu.
- Hạn chế đến mức tối đa việc di chuyển bệnh nhân. Nếu cần phải di chuyển thì bệnh nhân phải đeo khẩu trang phẫu thuật để giảm thiểu phóng thích dịch tiết ra ngoài. Nên dùng loại khẩu trang tiêu chuẩn NIOSH (N95) thường là loại được dùng để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp có khả năng lây lan mạnh như lao, nếu bệnh nhân có thể dung nạp được.
Tất cả các thân nhân thăm viếng, nhân viên, sinh viên và các nhân viên tình nguyện cần phải đeo khẩu trang NS95 khi vào phòng của bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được xác định là SARS. Khẩu trang phẫu thuật có thể dùng thay thế nhưng kém hiệu quả hơn.
- Rửa tay là biện pháp giữ vệ sinh quan trọng nhất để ngăn ngừa lây nhiễm. Găng tay không thể thay thế được cho biện pháp rửa tay. Cần phải rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc gần với bất kỳ bệnh nhân nào, cũng như sau các công việc có tính cách lây truyền và sau khi thay găng tay. Các thuốc diệt khuẩn rửa tay có cồn không cần nước có thể dùng trong một số trường hợp thật hãn hữu thôi.
Các nhân viên y tế cần phải mang găng tay khi tiếp xúc với bệnh nhân trong bất cứ tình huống nào. Cần phải thay găng tay sau khi tiếp xúc với mỗi bệnh nhân cũng như các công việc có khả năng bị nhiễm các dịch tiết đường hô hấp (như khẩu trang, ống ôxy, thông mũi, các khăn lau).
- Cần phải mặc áo choàng (tạp dề chống thấm nước) và mũ trùm đầu trong mọi thủ thuật và các thao tác trên bệnh nhân có khả năng làm văng, bắn dịch tiết đường hô hấp.
- Nhân viên y tế cần phải đeo kính bảo vệ mắt hoặc mũ che mặt trong các thủ thuật có nguy cơ văng, rơi vãi hoặc bắn máu hoặc các dịch cơ thể.
Cần phải đeo liên tục loại khẩu trang bảo vệ đường hô hấp cá nhân có bộ lọc đặc biệt (N95), có khả năng lọc các phần tử nhỏ ở kích thước 0,3mcm khi thăm bệnh kể cả bệnh nhân nghi ngờ hay đã xác định bị SARS.
- Cần phải áp dụng chế độ cảnh báo tiêu chuẩn khi xử lý các chất thải lâm sàng. Tất cả các chất thải cần được xử lý cẩn tắc để tránh gây chấn thương do vật sắc nhọn (những loại không đựng trong hộp chứa riêng).
Cần phải mang áo và đi găng bảo vệ khi xử lý các túi và thùng chứa chất thải lâm sàng. Tránh tối đa việc dùng sức người để xử lý chất thải nếu được. Chất thải lâm sàng cần bỏ vào các túi chống rò rỉ các chất sinh học độc hại được thiết kế thích hợp có dán nhãn và loại thải đảm bảo an toàn.

(nguồn mobifone)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong
  • 28-05-2018
    Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng. Áp-xe gan thường do vi
  • 07-09-2018

    Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn năng lượng chính của cơ thể.

  • 10-10-2018

    Giãn phế quản là tình trạng tăng khẩu kính phế quản liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều phế quản có đường kính trên 2mm. Giãn phế quản được chia thành: giãn phế quản hình túi, giãn phế quản hình trụ và giãn phế quản hình tràng hạt.

  • 28-05-2018
    Ở nước ta có khoảng 45 triệu dân sống trong vùng có lưu hành sốt rét, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Bệnh có nhiều ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch. Đặc biệt là các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên hoặc những vùng đồng bằng và
  • 18-09-2018

    Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch