Viêm buồng trứng

Bệnh viêm buồng trứng là bệnh viêm nhiễm trên buồng trứng do vi khuẩn gây ra, thông thường sẽ phát sinh bệnh cùng với một số bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, rất hiếm khi bệnh đơn phát. Khi bị viêm buồng trứng có thể gây ra...

Viêm buồng trứng là gì?

Viêm buồng trứng là bệnh viêm nhiễm trên buồng trứng do vi khuẩn gây ra, thông thường sẽ phát sinh bệnh cùng với một số bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, rất hiếm khi bệnh đơn phát.
Khi bị viêm buồng trứng có thể gây ra tình trạng dính buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh ở nữ giới.

Triệu chứng, biểu hiện viêm buồng trứng
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng cấp tính

Thường là đau dữ dội vùng bụng dưới, kèm theo sốt, ớn lạnh. Khi kiểm tra phụ khoa, nắn vào phần phụ thấy sưng nề, đau rõ rệt, khí hư màu vàng.

Viêm buồng trứng mạn tính

Có thể thấy đau bụng ở những mức độ khác nhau, bụng dưới đau tức, lúc nặng lúc nhẹ, đặc biệt là khi mệt mỏi và trong kì kinh nguyệt. Kèm theo khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều...
Khám phụ khoa sẽ thấy đau, kiểm tra phần phụ đôi khi có thể sờ thấy những khối sưng nề, ấn vào người bệnh bị đau. Thông thường, khi siêu âm sẽ không thấy những dấu hiệu bất thường nào, trừ khi có hiện tượng tượng tích nước trong ống dẫn trứng hoặc khi đã hình thành u nang trong ống dẫn trứng và buồng trứng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng như: đau tức bụng dưới dữ dội, sốt, ớn lạnh, ra nhiều khí hư màu vàng, kinh nguyệt không đều... để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây viêm buồng trứng

Nguyên nhân viêm buồng trứng
Nguyên nhân gây viêm buồng trứng. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân mắc bệnh viêm buồng trứng được xác định do vi khuẩn gây nên. Thông thường, vùng âm đạo của nữ giới có rất nhiều vi khuẩn, tuy nhiên môi trường pH ổn định trong âm đạo, duy trì hiện trạng cân bằng sinh thái vi sinh.
Có 6 nguyên nhân chính gây bệnh viêm buồng trứng:

  • Đặt vòng tránh thai không được làm chuyên nghiệp, hoặc sau khi tiểu phẫu bệnh nhân không chú ý vệ sinh cẩn thận dẫn đến mắc bệnh. Dần dần bệnh lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng.
  • Phụ nữ nạo hút thai, điều trị bệnh cổ tử cung, tại cơ sở y tế không đạt chất lượng. Dụng cụ y tế không được khử trùng triệt để. Hoặc sau khi hậu phẫu, không uống thuốc tiêu viêm triệt để.
  • Các bạn nữ không chú ý vệ sinh khi đến kì kinh nguyệt, hoặc quan hệ tình dục khi đang có kinh, hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.
  • Phụ nữ mang thai, hoặc sau khi phá thai, sức đề kháng suy giảm, nếu như không chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận, dễ bị viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, kế đó sẽ lan viêm sang vùng chậu.
  • Khi vùng chậu, hoặc vùng phụ cận ống dẫn trứng bị viêm, sẽ rất dễ dàng lây viêm sang ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu.
  • Bị lây bệnh tình dục, đầu tiên bệnh ở trên niêm mạc, sau đó sẽ lan đến ống dẫn trứng, buồng trứng, gây viêm ở vùng này.

Biến chứng viêm buồng trứng

  • Ứ dịch, ứ mủ buồng trứng.
  • Gây viêm nhiễm các cơ quan lân cận như vòi trứng, tử cung...
  • Vô sinh.

Chẩn đoán viêm buồng trứng

Chuẩn đoán viêm buồng trứng dựa vào dấu hiệu lâm sàng: Sốt, đau vùng bụng dưới, ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt… 

Khi siêu âm có thể thấy hình ảnh ứ mủ, ứ dịch ở buồng trứng, vòi trứng.

Phòng ngừa viêm buồng trứng

  • Tránh quan hệ tình dục quá sớm: do quan hệ tình dục quá sớm dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa.
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân: chị em nên chú ý giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.
  • Khám phụ khoa định kì: chị em nên chú ý đi khám phụ khoa, để sớm phát hiện bệnh, kịp thời điều trị, đây là phương pháp phòng tránh viêm buồng trứng tốt nhất.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau vú thường vô cùng lo lắng và bất an. Thực chất đau vú không phải là một dấu hiệu của ung thư vú và cũng không gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Đau
  • 28-05-2018
    Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Cơ hình lê là một cơ dẹt, hình lê (hay hình tháp) nằm xiên ở mông, cạnh bờ trên của khớp háng.
  • 13-04-2024
    Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. Điều này thường do bàng quang hoạt động quá mức. Điều trị với việc luyện tập bàng quang một cách thường xuyên
  • 17-10-2018

    Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh

  • 28-05-2018
    Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim, hậu quả của thiếu máu cục bộ cơ tim. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng nhồi máu cơ tim cấp vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm
  • 28-05-2018
    Bệnh glôcôm (dân gian thường gọi là thiên đầu thống, ở miền Nam thường gọi 'cườm nước') là một bệnh nguy hiểm, thường gặp trong nhãn khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn nếu không