Thoái hóa khớp gối

1. Khái niệm: Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến

Thoái hóa khớp gối là gì ?

Khái niệm

Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp như tuổi, giới tính, tình trạng quá cân, yếu tố di truyền, bất thường về giải phẫu, tình trạng chấn thương.

Dịch tễ học

  • Bệnh gặp ở hầu hết mọi quốc gia, chủng tộc
  • Bệnh hay gặp ở những người lớn tuổi, cả nam và nữ.
  • Nghề nghiệp có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp, những công nhân khuân vác, những thợ mỏ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người làm công việc nhẹ.
  • Ở lứa tuổi 45-55 tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau, nhưng sau tuổi 55 bệnh gặp ở phụ nữ với tỉ lệ cao hơn so với nam.

Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp gối

Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp gối

  • Đau khớp gối: Là dấu hiệu than phiền chính của bệnh nhân. Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi đặc biệt khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Giai đoạn đầu đau âm ỉ, không liên tục, xuất hiện khi thực hiện một số động tác đặc biệt như lên xuống bậc thang, ngồi xổm, quỳ gối. Giai đoạn muộn, đau tăng và kéo dài liên tục.
  • Hạn chế vận động: Bệnh nhân thấy khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối.
  • Có thể có tiếng “lạo xạo' trong khớp gối khi cử động
  • Cứng khớp gối: Thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi bất động lâu. Dấu hiệu này được cải thiện nhanh sau khi người bệnh cố gắng cử động.
  • Sưng khớp gối: Khớp có thể sưng to do tràn dịch hoặc mọc chòi xương. Có thể có khối u vùng khoeo mặt sau khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối (còn gọi là nang Baker)
  • Teo cơ: ở mặt trước đùi do không vận động.
  • Biến dạng khớp: Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động.
  • Dấu hiệu Xquang có hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương) ở mặt và rìa khớp.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

  • Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân (thoái hóa khớp gối nguyên phát)
  • Do rối loạn chuyển hóa, chấn thương và bất thường về giải phẫu (thoái hóa khớp gối thứ phát)
Cơ chế bệnh sinh
  • Có nhiều giả thuyết giải thích sự thoái hoá sụn trong bệnh thoái hoá khớp nhưng chủ yếu là thuyết cơ học. Khi có sự quá tải cơ học làm thay đổi chuyển hoá của các tế bào sụn, hình thành một số men gây phá vỡ các chất căn bản của sụn. Biểu hiện đầu tiên là những mảnh gãy nhỏ sau đó gây thoái hoá và mất dần sụn khớp, biến đổi cấu trúc của khớp và hình thành gai xương.
  • Quá trình thoái hoá khớp không kiểm soát được vì khi có biến đổi cấu trúc sụn , tác động cơ học lên khớp cũng thay đổi dẫn đến quá tải nặng hơn, làm giải phóng nhiều men gây thoái hoá hơn và tiếp tục như vậy quá trình thoái hoá liên tục xảy ra.

Yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp gối

Yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp gối


  1. Chấn thương lớn gây gẫy xương, trật khớp gối
  2. Thiếu máu, hoại tử xương, loạn dưỡng xương.
  3. Chấn thương khớp gối làm thay đổi bề mặt sụn, tổn thương sụn khớp
  4. Các dị tật bẩm sinh vùng khớp gối
  5. Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mãn tính (viêm mủ khớp, lao khớp).
  6. Viêm khớp do các bệnh khớp mãn tính (viêm khớp dạng thấp...).
  7. Yếu tố nội tiết và chuyển hoá: bệnh to đầu chi, suy chức năng tuyến giáp, phụ nữ sau mãn kinh
  8. Rối loạn dinh dưỡng sau các bệnh thần kinh.
  9. Bệnh rối loạn đông chảy máu, u máu.

Điều trị thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay chưa có thuốc chữa quá trình thoái hóa của khớp. Việc điều trị nhằm giảm đau cho người bệnh và phục hồi chức năng vận động của khớp.

Điều trị nội khoa

Cần phối hợp nhiều phương pháp
1.1. Phương pháp không dùng thuốc: Nhằm hạn chế tối đa lực cơ học tác động lên khớp bị tổn thương
Sử dụng nạng, gậy khi di chuyển
Giảm cân nặng
Tránh các hoạt động gây đau khớp
1.2. Sử dụng vật lý trị liệu: Có tác dụng giảm đau tốt với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị đau gân và cơ kết hợp tăng sức mạnh của cơ. Các biện pháp bao gồm mát-xa cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt lượng (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân…).
1.3. Phương pháp dùng thuốc
Sử dụng các nhóm thuốc sau:
Thuốc giảm đau, chống viêm
Thuốc chống thoái hóa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Sử dụng thuốc corticoid trong trường hợp viêm và tràn dịch khớp gối

Điều trị ngoại khoa

Được áp dụng với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương thức điều trị nội khoa.
Nội soi khớp: Được áp dụng khi thực hiện các thủ thuật sửa chữa, bơm rửa làm sạch khớp, loại bỏ dị vật ở khớp (nếu có)
Sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong kiểu chân chữ X hoặc cong ra ngoài vòng kiềng (chân chữ O).
Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần chỉ định đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối
Trong kho tàng Y học cổ truyền còn lưu truyền và sử dụng rộng rãi nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Các bài thuốc sau đây chỉ mang tính tham khảo, việc sử dụng cần có hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang

Độc hoạt 12g, tế tân 4, sinh địa 12g, đảng sâm 12g, quế chi 4g, phòng phong 10g, đương quy 12g, phục linh 10g, tang ký sinh 16g, ngưu tất (Bắc) 12g, bạch thược 10g, cam thảo (Bắc) 4g, tần giao 8g, đỗ trọng (Bắc) 12g, xuyên khung 8g.

Bài thuốc PT5

Lá lốt 10g, thiên niên kiện 10g, hà thủ ô 12g, mắc cỡ (trinh nữ) 12g, cỏ xước 16g, sinh địa 12g, quế chi 8g, thổ phục linh 16g.

Các phương pháp không dùng thuốc


  1. Châm cứu: thường chọn các huyệt tại chỗ như: độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền... Châm tả (kích thích xung điện với tần số 60 -100Hz), hoặc cứu tả.
  2. Kết hợp bổ khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương: dùng châm bổ các huyệt can du, thận du, dương lăng tuyền, huyết hải…
  3. Thủy châm (vitamine nhóm B…): thận du, can du, huyết hải…
  4. Điện phân (dùng dòng điện một chiều đều), tác dụng tốt cho giảm đau và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ.
  5. Châm ngày 1 lần, một liệu trình từ 10 -20 lần châm.
  6. Nghỉ ngơi: nên nghỉ nghơi, hạn chế đi lại khi khớp gối đau sưng.
  7. Các biện pháp bảo vệ khớp: tránh đi bộ nhiều, đeo băng thun khớp gối.
  8. Đau nhiều dùng nạng, can chống.
  9. Chú ý vấn đề giảm cân đối với các bệnh nhân béo phì... Với nghề nghiệp phải đứng lâu, nếu có thể hướng dẫn cho người bệnh nhân thích nghi với điều kiện làm việc.
  10. Vật lý trị liệu: phục hồi chức năng nhằm giảm đau, duy trì vận động khớp, làm mạnh cơ tứ đầu đùi, ngăn ngừa biến dạng khớp gối.
  11. Tập theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
  12. Đạp xe đạp từ 10 - 30 phút/ngày
  13. Nhiệt trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại 15 - 30 phút/ngày. Tắm nước khoáng nóng, đắp bùn...

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

  • Chống các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động. Tránh các động tác mạnh, đột ngột khi mang vác hoặc lao động nặng.
  • Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.
  • Phát hiện và sửa chữa các dị dạng xương, khớp gối, đặc biệt ở trẻ em.
  • Đục xương chỉnh trục trong lệch trục khớp gối (vừa là dự phòng, vừa để điều trị thoái hóa).
Ngay khi có triệu chứng đau vùng gối, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chụp X-quang, phát hiện và điều trị những tổn thương ở khớp gối, ngăn ngừa bệnh âm thầm phát triển, có thể dẫn đến không đi lại được.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 16-04-2019

    Hồng ban đa dạng (erythema multiforme) là tình trạng tổn thương da với các ban đỏ, sẩn, mày đay, và điển hình là các tổn thương hình bia bắn (target lesion) hay hình mắt (iris - shaped), thường phân bố đối xứng ở các đầu chi, lòng bàn tay bàn chân, thân mình, niêm mạc miệng. Virus là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, ngoài ra còn có thể do vi khuẩn, hóa chất, thuốc … Bệnh có thể tự khỏi sau 2 – 4 tuần.

  • 28-05-2018
    Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện
  • 28-05-2018
    Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt.
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu của dương vật ngay cả khi dương vật cương cứng khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn, dễ dẫn đến các viêm nhiễm, thậm chí có thể gây ra ung thư dương vật. Hẹp bao quy đầu còn
  • 28-05-2018
    Viêm xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Bệnh có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe. Đây là bệnh tai mũi họng khá phổ biến và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • 17-10-2018

    Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của ống cổ chân. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ chân và bàn chân. Bệnh gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống