Bại liệt (polio)

Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt.

Tìm hiểu chung Bệnh Bại liệt (polio)

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bại liệt (polio) là gì?

Có 3 dạng nhiễm trùng khác nhau: Thể không điển hình, thể không liệt và thể liệt. Bệnh bại liệt có thể là một dạng bệnh nhẹ, như dạng bại liệt không liên quan đến hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là dạng bệnh rất nghiêm trọng, như thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng.
  • Dạng bại liệt thể nhẹ là những triệu chứng giống như bệnh cúm, hoặc như các bệnh nhiễm trùng do virus khác bao gồm: đau đầu, sốt, rát cổ họng, buồn nôn, nôn mửa và táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Ở thể không liệt là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.
  • Thể liệt là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân Bệnh Bại liệt (polio)

Bệnh Bại liệt (polio)

Virus polio là nguyên nhân gây bệnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan khi tiếp xúc với nước và thức ăn đã bị nhiễm phân của người bệnh. Tình trạng này thường xảy ra ở những khu vực có hệ thống thoát nước không tốt. Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vắc xin bại liệt đường uống (đây là loại vắc xin được làm từ virus sống).

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bại liệt (polio)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bại liệt, bao gồm:
  • Bạn đi du lịch đến vùng có virus bại liệt hoặc đang có dịch bại liệt ở đó;
  • Bạn đang sống với người có mang virus bại liệt trong người;
  • Bạn mắc bệnh suy giảm miễn dịch như là HIV/AIDS;
  • Bạn đã bị cắt amiđan trước đây;
  • Bạn bị stress hoặc hoạt động cường độ nặng trong thời gian dài rồi tiếp xúc với virus bại liệt, vì hai điều trên có thể làm giảm khả năng đề kháng của bạn.;

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bại liệt?

Không có thuốc nào có thể chữa được bại liệt. Ibuprofen hoặc những loại thuốc tương tự có thể giúp kiểm soát các cơn đau. Các phương pháp vật lý trị liệu cùng với một chế độ ăn giàu dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức mạnh và thể lực. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng các phương pháp khác để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn nhiễm trùng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bại liệt?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu bạn có mắc bại liệt hay không từ các triệu chứng cứng cổ và lưng, khó khăn khi nuốt và thở, và có những phản xạ bất thường. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch từ tủy sống bằng cách chọc dò tủy sống và kiểm tra dịch để tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu phân, dịch từ cổ họng, và máu để kiểm tra có virus hay không.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Bại liệt (polio)

Để hạn chế diễn tiến của bệnh bại liệt, bạn nên:
  • Thường xuyên tập vật lý trị liệu để cơ không bị teo nhỏ lại;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ mình bị phơi nhiễm với bệnh hoặc mắc bệnh bại liệt;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn được chẩn đoán rằng đã mắc bệnh bại liệt và các triệu chứng trở nên nặng hơn;
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã được tiêm chủng ngăn ngừa bại liệt với vắc xin bại liệt trước khi đi du lịch ở những nơi có bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thoát vị xảy ra khi một cơ quan lồi ra khỏi khoang chứa nó thông qua một lỗ tự nhiên hay bất thường. Thoát vị bẹn là trường hợp thoát vị xảy ra qua ống bẹn, một ống nối thông giữa bụng và bìu (ở nam) hoặc môi lớn (ở nữ).
  • 28-05-2018
    Viêm ruột thừa là quá trình viêm ở ruột thừa, đòi hỏi thăm khám ngay lập tức, nên việc hiểu rõ các triệu chứng và làm thế nào để phân biệt với đau dạ dày là một điều rất quan trọng với các bậc phụ huynh.
  • 28-05-2018
    Viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis (tên tiếng anh là Pneumocystis Pneumonia, viết tắt là PCP) là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây viêm và tích tụ chất dịch trong phổi. PCP được gây ra bởi một loại nấm tên Pneumocystis jiroveci. Loại nấm
  • 28-05-2018
    Ngoại tâm thu, hay ngoại tâm thu thất, là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không đều.nTrái tim có 4 buồng, hai buồng phía trên (tâm nhĩ) và hai buồng phía dưới (tâm thất). Những tế bào nằm ở tâm nhĩ có vai trò điều khiển nhịp tim bằng
  • 28-05-2018
    Đa dây thần kinh là bệnh lý nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc. Căn bệnh này gây ra bởi một số bệnh khác hoặc do bị phơi nhiễm. Vì vậy, bệnh đa dây thần kinh không thực sự là một loại bệnh được chẩn đoán trực tiếp, nó chỉ cho thấy sự hiện
  • 28-05-2018
    Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột