Mọc răng

Mọc răng được coi là một mốc sự kiện quan trọng đối với phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bé

Tổng quan về mọc răng

Mọc răng được coi là một mốc sự kiện quan trọng đối với phát triển của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý cũng như sức khỏe. Nó đánh dấu sự chuyển giai đoạn của bé, nhưng cũng báo trước những rắc rối xảy ra với bé và bố mẹ.

Tuổi mọc răng

Em bé 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào cho việc thời gian mọc răng của các bé, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng, có bé mọc răng lúc 6 tháng, có bé 7 tháng và cũng có thể muộn hơn.
  • Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi gọi là răng sơ sinh. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6-8 tháng tuổi.
  • Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.
  • Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp. Ví dụ: răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc.
  • Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.
  • Bộ răng sữa gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.
  • Chậm mọc răng không phải là một dấu hiệu bệnh lý, đó chỉ là một số trường hợp cá biệt. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý.
  • Nếu chậm mọc răng mà bé vẫn phát triển tốt về thể lực, lên cân đều, bò, ngồi, đứng đúng giai đoạn thì coi như bình thường. Nếu trẻ được 1 tuổi mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Biến chứng khi mọc răng

Biến chứng khi mọc răng

  • Thứ nhất đau mắt, thứ nhì đau răng' – những ai đang phải chịu đựng những cơn đau do chiếc răng khôn mọc lệch gây ra có lẽ hiểu hơn ai hết câu nói trên.
  • Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc sau cùng trên cung hàm, nó là răng hàm lớn thứ ba, thường bắt đầu mọc từ 16-17 tuổi trở đi.
  • Mỗi người thường có bốn chiếc răng khôn mọc ở bốn góc hàm, nhưng không phải ai cũng mọc đủ cả bốn cái vì có những cái không mọc ra mà vẫn nằm trong xương hàm, đây chính là nguyên nhân gây đau đớn cho rất nhiều người.
  • Sâu răng: do việc răng khôn mọc lên không đúng vị trí chèn ép vào răng hàm bên cạnh tạo ra khe hở giữa hai răng khiến thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt lại, gây ra sâu răng. Bệnh nha chu: răng khôn mọc lệch không đúng vị trí, đâm sang răng bên cạnh, khiến răng đó bị tiêu hủy lung lay, hủy hoại các tổ chức khác xung quanh răng.
  • Viêm lợi: do thức ăn và vi khuẩn tích tụ lại ở răng khôn khiến viêm vùng lợi xung quanh răng khôn gây ra sưng đau ở vùng lợi đó, có khi kèm theo sốt, hôi miệng, cứng hàm… Viêm quanh thân răng: là tai biến thường gặp do việc răng khôn mọc bị nướu che phủ 1 phần.
  • Hàm răng xô lệch xấu xí: do việc răng khôn mọc lệch, đâm vào các răng khác, đẩy các răng khác phát triển xô lệch, chen chúc nhau khiến hàm răng mọc không đều nhau.

Điều trị mọc răng

Điều trị mọc răng

Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, hơi đau, viêm nhẹ: chỉ cần súc miệng bằng nước muối sinh lí, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch các mảng bám thức ăn ở răng là được.
Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, hơi sưng đau nhức, viêm nhẹ 2-3 ngày chưa đỡ thì nên sử dụng kháng sinh chống viêm theo chỉ định đơn thuốc của bác sĩ, đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lí, lấy mảng bám thức ăn bằng chỉ tơ nha khoa.
Nếu răng khôn mọc ngầm hoặc bị kẹt không ngoi lên được gây đau nhức, cần làm tiểu phẫu rạch lợi trùm bao quanh răng để răng mọc lên dễ dàng, súc miệng bằng nước muối sinh lí, vệ sinh răng sạch sẽ, nghe theo chỉ định, lời khuyên của bác sĩ sau khi làm tiểu phẫu này.
Trường hợp răng mọc lệch, viêm nặng, sưng đau chỗ răng mọc, tụ mủ thành ổ áp xe, gây đau đớn quá thì cần nhổ bỏ răng khôn: trước hết phải chích loại bỏ hết mủ, sau đó vệ sinh sạch sẽ, sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, đợi tới khi người bệnh hết sưng viêm thì mới tiêm thuốc tê rồi tiến hành tiểu phẫu mở vạt lợi nhổ bỏ răng khôn, sau khi loại bỏ được hoàn toàn răng khôn đó thì đóng vạt lợi lại và điều trị kháng sinh.
Sau khi làm tiểu phẫu xong người bệnh có thể bị sưng đau, chảy máu chỗ nhổ răng trong khoảng 24h, nhưng nếu chảy máu quá nhiều sau 24h vẫn không thấy giảm thì cần phải gặp bác sĩ tiến hành cầm máu.

Chế độ chăm sóc mọc răng

Chế độ chăm sóc mọc răng

  • Nếu trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sốt tới 38,50C trở lên và đau nhiều, có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lượng 10-15 mg/kg cân nặng, cứ 4-6 giờ cho uống một lần. Không được để trẻ sốt quá cao.
  • Nếu trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
  • Cùng với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng nướu phía trước. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng hay chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
  • Chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Điều này đặc biệt quan trọng vì tiêu chảy nhiều khiến trẻ dễ mất nước.
  • Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
  • Tính cách trẻ sẽ thay đổi hay quấy khóc, cáu gắt, không muốn chơi. Hãy kiên nhẫn dỗ dành trẻ, tạo môi trường vui thích cho trẻ với những đồ chơi mà trẻ thích. Sự quan tâm kịp thời của người lớn sẽ làm dịu nỗi đau của trẻ.
  • Mọc răng không làm cho trẻ ốm, thường trẻ có thể nóng nhẹ hay đi tướt trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Hãy mang trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày và trẻ có nguy cơ sụt cân.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh Osgood-Schlatter (hay còn gọi là bệnh lồi củ trước xương chày) là tình trạng đau đớn xuất hiện ở khớp gối đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Cơn đau chủ yếu ở phần xương lồi nằm dưới xương bánh chè (nơi gân cơ tứ đầu đùi bám vào).
  • 28-05-2018
    Canxi là cội nguồn của sự sống, là 1 trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ, canxi). Canxi đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành xương, răng, sự đông máu, hoạt động truyền tín hiệu của tế bào thần kinh
  • 28-05-2018
    Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom, là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị viêm và sưng lên, làm cho người bệnh khó chịu và đau đớn, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia
  • 28-05-2018
    Trong năm 2012, trên thế giới ước tính 8.6 triệu người nhiễm lao và 1.3 triệu người chết do lao (trong đó 320000 người dương tính với HIV). Ở Việt nam ước tính 200000 nhiễm lao và tỷ lệ tử vong là 2.4/ 100000.
  • 17-10-2018

    Viêm phổi do virus hay còn gọi là viêm phổi do siêu vi. Đây là một bệnh nhiễm trùng ở phổi. Ở trường hợp này, sự nhiễm trùng là do virus gây ra, đặc biệt là virus bệnh cúm, vì các loại virus này có thể làm yếu đi khả năng miễn dịch của phổi.

  • 28-05-2018
    Viêm da mụn giộp hay còn gọi là viêm da herpes. Đây là hiện tượng rối loạn cấu trúc tế bào da, gây xuất hiện những nốt giộp (mụn nước) và mẩn đỏ (nốt sần). Bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.