Thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin quan trọng cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh. Lượng hồng cầu không đủ sẽ khiến cho các tổ chức của cơ thể không nhận được đủ lượng ôxy cần thiết để hoạt động.

Tìm hiểu chung

Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin quan trọng cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh. Lượng hồng cầu không đủ sẽ khiến cho các tổ chức của cơ thể không nhận được đủ lượng ôxy cần thiết để hoạt động.

Triệu chứng, biểu hiện

Triệu chứng, biểu hiện thiếu máu thiếu vitamin

Triệu chứng chính của thiếu máu là mệt mỏi.
Bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như da xanh tái, loét ở miệng và lưỡi, khó thở, chán ăn, tiêu chảy, tê hoặc cảm giác kiến bò ở tay và chân, yếu cơ, lú lẫn và hay quên.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thiếu máu thiếu vitamin

Các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu vitamin gồm:
  • Thiếu folat. Folat, còn gọi là vitamin B9, có nhiều trong quả họ cam quýt và trong các loại rau có lá xanh thẫm. Thiếu folat có thể do chế độ ăn không đủ những thực phẩm này, do một số bệnh ở ruột khiến cơ thể không hấp thu được folat, do uống quá nhiều rượu hoặc dùng một số thuốc cản trở hấp thu folat.
  • Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính). Vitamin B12 chủ yếu có trong thịt, trứng và sữa. Thiếu vitamin B12 có thể gặp ở người ăn không đủ những thực phẩm này, người bị bệnh hoặc phẫu thuật ở đường tiêu hóa gây cản trở hấp thu vitamin B12, người bị nhiễm giun móc. Tuy nhiên, nguyên nhân hay gặp nhất gây thiếu vitamin B12 là do thiếu một chất gọi là yếu tố nội (intrinsic factor). Thiếu yếu tố này, cơ thể sẽ không thể hấp thu được vitamin B12.
  • Thiếu vitamin C. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt, một yếu tố quan trọng để tạo hồng cầu. Thiếu vitamin C có thể do chế độ ăn không đủ lượng vitamin này, do nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng hoặc do chảy máu.

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu thiếu folate

Có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu folate nếu:
  • Đang mang thai, và không dùng multivitamin có chứa axit folic.
  • Có vấn đề về đường ruột gây cản trở hấp thu folate.
  • Lạm dụng rượu, vì rượu cản trở sự hấp thu folate.
  • Dùng một số thuốc theo đơn, như một số loại thuốc chống động kinh, có thể ngăn chặn sự hấp thu folate.
  • Đang chạy thận nhân tạo do suy thận. Hãy hỏi bác sĩ xem cần bổ sung acid folic để ngăn chặn sự thiếu hụt.
  • Đang điều trị ung thư. Một số loại thuốc dùng để điều trị ung thư có thể cản trở sự trao đổi chất của folate.
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn. Nếu chế độ ăn uống rất thiếu trái cây tươi và rau quả, hoặc thường xuyên nấu quá chín thực phẩm, có thể có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu folate.

Thiếu máu thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính)

  • Không ăn thịt và sản phẩm sữa, thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin B12. Ăn chay nghiêm ngặt có thể rơi vào loại này.
  • Có bệnh đường ruột, tăng trưởng bất thường của vi khuẩn trong dạ dày, hoặc phẫu thuật dạ dày ruột hoặc cản trở sự hấp thu vitamin B12.
  • Thiếu yếu tố nội tại. Hầu hết mọi người với chẩn đoán thiếu máu thiếu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại - protein được tiết ra từ dạ dày cần thiết cho việc hấp thu vitamin B12. Thiếu yếu tố nội tại có thể do phản ứng tự miễn hoặc khiếm khuyết di truyền.
  • Dùng một số thuốc. Kháng acid và một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường týp 2 có thể ảnh hưởng sự hấp thu vitamin B12.
  • Rối loạn tự miễn. Những người mắc các bệnh rối loạn tự miễn, như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, có thể có nguy cơ phát triển bệnh thiếu máu ác tính.

Thiếu máu thiếu vitamin C

Đang bị suy dinh dưỡng và không được cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Có một bệnh, như cường giáp hoặc ung thư có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Hút thuốc. Hút thuốc có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin C vì nó làm giảm sự hấp thu vitamin này.

Chẩn đoán

Chẩn đoán thiếu máu thiếu vitamin

  • Xét nghiệm máu bao gồm đếm số lượng và đánh giá hình dạng của hồng cầu.
  • Xét nghiệm kiểm tra lượng folat, vitamin B12 và vitamin C trong máu.
  • Những xét nghiệm khác trong trường hợp thiếu máu thiếu vitamin B12:
  • Xét nghiệm kháng thể kháng yếu tố nội.
  • Xét nghiệm acid methylmalonic, nồng độ chất này thường cao hơn ở những người bị thiếu vitamin B12.
  • Test Schilling để chẩn đoán thiếu yếu tố nội.

Điều trị

Điều trị thiếu máu thiếu vitamin

Điều trị thiếu máu thiếu vitamin chủ yếu là bằng bổ sung vitamin và thay đổi chế độ ăn:
  • Thiếu folat. Điều trị bao gồm chế độ ăn lành mạnh cân đối và bổ sung acid folic theo đơn của bác sĩ. Với những người khó hấp thu folat có thể phải bổ sung acid folic suốt đời.
  • Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính). Thiếu vitamin B12 do chế độ ăn không hợp lý có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và bổ sung B12. Nếu thiếu là do cơ thể không hấp thu được vitamin B12, bệnh nhân có thể phải bổ sung vitamin B12 suốt đời theo đường tiêm hoặc xịt mũi.
  • Thiếu vitamin C. Điều trị bằng bổ sung vitamin C đường uống. Ngoài ra cần tăng cường các loại thực phẩm và rau có vitamin C.

Phòng ngừa

Phòng ngừa thiếu máu thiếu vitamin

Có chế độ ăn cân đối và uống vitamin bổ sung khi có thai và nuôi con bú.
Nhu cầu vitamin hằng ngày của người trưởng thành là:
  • Vitamin B12: 2,4 mcg
  • Folat hoặc acid folic: 400 mcg
  • Vitamin C: 75-90 mg
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế rượu.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sa van hai lá là tình trạng van hai lá dày lên, phình vào trong tâm nhĩ. Đôi khi, sa van hai lá dẫn đến tình trạng máu rò rỉ ngược vào tâm nhĩ trái dẫn đến hiện tượng hở van hai lá. Trong hầu hết trường hợp, sa van hai lá không đe dọa đến tính mạng và
  • 30-05-2022

    Quá trình xuất tinh của bạn diễn ra lâu hơn mong muốn hoặc không xảy ra liệu có phải bệnh không? Điều trị vấn đề này như thế nào? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn tất cả câu hỏi trên.

  • 28-05-2018
    Vẩy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
  • 17-10-2018

    Viêm giác mạc do Herpes là một bệnh nhiễm virus của mắt do virus simplex herpes (HSV). Có hai loại virus chính. Loại I là phổ biến nhất và chủ yếu lây nhiễm vào mặt, thường gây ra “herper vùng mép” hay “nổi bọng nước.” Loại II là hình thức truyền herpes

  • 28-05-2018
    Thuyên tắc phổi, hay còn gọi là thuyên tắc mạch phổi, là tình trạng tắc nghẽn mạch máu đột ngột ở phổi. Tắc nghẽn xảy ra khi các cục máu đông di chuyển từ các bộ phận khác (nhất là ở chân) đến phổi bị tắc nghẽn. Do thuyến tắc phổi luôn xảy ra cùng với
  • 28-05-2018
    Dị tật tim bẩm sinh có thể gây ra ra các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh ra, trong thời thơ ấu, hay lúc tuổi trưởng thành. Một số dị tật bẩm sinh có thể không gây ra triệu chứng.