Thiếu máu do thiếu folate

Axit folic là tập hợp một nhóm chất hoá học và sinh học gần nhau: axit tetrahyđro folic là thành phần chung của các coenzym folic, là dạng hoạt động của axit folic. Cấu trúc axit folic gồm 2 thành phần, axit pteroic và axit glutamic, nên axit folic còn

Tìm hiểu Hiếu máu do thiếu Axit folic

Axit folic là tập hợp một nhóm chất hoá học và sinh học gần nhau: axit tetrahyđro folic là thành phần chung của các coenzym folic, là dạng hoạt động của axit folic.
Cấu trúc axit folic gồm 2 thành phần, axit pteroic và axit glutamic, nên axit folic còn gọi là axit pteryol glutamic tan trong nước.
Axit folic được phân bố hầu hết các mô cơ thể, đặc biệt là gan. Hiện nay, chưa biết rõ lượng axit folic (hoặc folat) toàn bộ chứa trong cơ thể. Khó xác định được lượng axit folic dự trữ, song chắc chắn là rất ít, nhưng đủ cho nhu cầu của cơ thể trong 4-5 tháng.
Ảnh minh họa
Các dẫn chất của axit folic tham gia vào chuyển hoá một số axit amin, bazơ, purin, pyrimdin của axit nucleic. Thiếu axit folic làm cho sự phân chia tế bào chậm lại, nhất là những tế bào cơ thể người không có khả năng tổng hợp được axit folic, cơ thể được cung cấp axit folic qua thức ăn.
Hấp thu axit folic được thực hiện ở niêm mạc đường tiêu hoá, hầu hết tá tràng và hỗn tràng, chỉ có axit pteroyl monoglutamic mới có thể hấp thu được qua niêm mạc.
Axit folic có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan, thận, trứng, men mốc và hầu hết các rau xanh sẫm màu. Trong thức ăn, phân tử axit pteroic liên kết với nhiều phân tử axit glutamic, dưới dạng poglytamat, sự thủy phân hợp chất này ở niêm mạc ruột non nhờ enzym phân chia folic được khử axit tetra-hydrofolic và một số dẫn chất khác nhau.
Một số chất làm cản trở sự hấp thu axit folic như các thuốc chống co giật, bacbituric thuốc chống sốt rét, thuốc chống thụ thai.
Axit folic bị thải nhiều qua mật, song phần lớn được tái hấp thu lại, phần lớn lượng folic thấy trong phân không thải do vốn folat của cơ thể thải ra, mà do vi khuẩn ở đại tràng tổng hợp và thải ra, folat cũng được thải qua nước tiểu, nhưng số lượng rất ít.
Nhu cầu axit folic thay đổi tùy theo tuổi và giai đoạn phát triển.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu folate

Triệu chứng thiếu máu do thiếu folate

Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất là thiếu máu, da xanh, niêm mạc, nhợt, người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, kém hoạt động, lao động yếu, khó thở khi gắng sức.
Kèm theo triệu chứng thiếu máu có những triệu chứng về tiêu hoá và thần kinh. Về tiêu hoá, người bệnh chán ăn, hay nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi, mất gai lưỡi gan to, có những rối loạn về thần kinh nhẹ, như mệt mỏi, run tay chân, chóng mặt, tăng trương lực cơ.
Ảnh minh họa
Phụ nữ có thai bị thiếu máu do thiếu axit folic dễ có nguy cơ đẻ non, cân nặng của trẻ lúc đẻ thấp, dị tật thai, sẩy thai, rau bám bất thường, dễ có tai biến sản khoa.
Về huyết học, có biểu hiện thiếu máu hồng cầu to, huyết cầu tố giảm, hồng cầu không đều, thể tích hồng cầu trung bình trên 100ml kèm theo thiếu máu, hồng cầu lưới, giảm thấp, chứng tỏ giảm khả năng đổi mới hồng cầu, bạch cầu hạt kích thước lớn và phân nhiều múi (4-5 múi) tiểu cầu cũng thường giảm nhẹ. Làm xét nghiệm tủy đồ, thấy nhiều nguyên hồng cầu khổng lồ. Phần lớn nguyên hồng cầu khổng lồ trưởng thành không đồng đều giữa nhân và bào tương, nhân chậm trưởng thành trong khi bào tương đã trưởng thành.
Về hóa sinh, axit folic huyết thanh giảm dưới 3mg/ml, folat hồng cầu dưới 100mg/ml ngay từ khi bắt đầu thiếu axit folic.

Nguyên nhân thiếu máu do thiếu folate

Nguyên nhân thiếu máu do thiếu folate

- Do cung cấp thiếu, do sai lầm về dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu thốn và không cân bằng.
Do hấp thu kém vì mắc các bệnh có thương tổn ở ruột, bị hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài, lao ruột, axit folic còn bị kém hấp thu do dùng thuốc, như các bacbituric, các thuốc chống co giật khác, thuốc chống sốt rét (malocide), thuốc chống chuyển hoá trong ung thư.
Do nhu cầu tăng, ở giai đoạn phát triển cơ thể nhanh ở trẻ em, phụ nữ có thai, nhất là phụ nữ đẻ nhiều, có thai mau, phụ nữ cho con bú, người bị sốt rét.
Các nguyên nhân trên có thể phối hợp nhau làm tăng nguy cơ thiếu axit folic và thiếu axit folic nặng.

Điều trị thiếu máu do thiếu folate

Điều trị thiếu máu do thiếu folate

Điều trị thiếu máu thiếu axit folic bằng cách cho bệnh nhân dùng axit folic 5mg/ngày, thời gian điều trị kéo dài đến khi hết triệu chứng thiếu máu, cũng có thể đảm bảo tái lập lại lượng dự trữ. Trong thực tế, điều trị bằng axit folic không nguy hiểm vì không có nguy cơ tích lũy nên dùng đường uống là đủ, chỉ nên dùng đường tiêm khi có hội chứng giảm hấp thu nặng và khi có dùng các hoá chất ức chế hấp thu axit folic.
Trường hợp có thiếu máu nặng và điều trị bằng axit folic không có kết quả rõ, phải xem xét có thể có thiếu sắt phối hợp, hoặc có nhiễm khuẩn kèm theo, lúc đó phải điều trị phối hợp.
Đồng thời phải điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng thích hợp và điều trị các nguyên nhân gây thiếu axit folic.

Biện pháp phòng ngừa thiếu máu do thiếu folate

Biện pháp phòng ngừa thiếu máu do thiếu folate

Biện pháp phòng bệnh thiếu máu axit folic chủ yếu là giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng nguồn thức ăn thích hợp, đặc biệt là rau xanh, cũng như các thành phần thức ăn khác, nhất là đối với nhóm có nguy cơ cao, như trẻ nhỏ ở giai đoạn ăn sam, ở phụ nữ có thai, nhất là có thai nhiều lần và mau, phụ nữ cho con bú, người bị sốt rét, các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng protein - năng lượng cũng hạn chế thiếu máu thiếu axit folic vì hai bệnh này thường đi đôi với nhau.
Điều trị sớm và triệt để các bệnh mạn tính đường tiêu hoá, giun sán, vì các bệnh này làm giảm hấp thu axit folic.
Sử dụng thuốc an toàn, nhất là các thuốc làm hạn chế hấp thu axit folic như bacbituric, thuốc chống co giật, thuốc chữa động kinh, thuốc sốt rét, thuốc chống chuyển hoá, thường phải dùng thuốc này kéo dài, có thể cho thêm axit folic và tăng cường chế độ ăn giàu axit folic.
Ở những nơi mà tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao, để đề phòng thiếu axit folic cho phụ nữ có thai, người ta bổ sung cho phụ nữ có thai từ 6 tháng trở đi và thời kì cho con bú 500mg axit folic/ngày cùng với 30-240mg sắt, kết quả phòng ngừa thiếu máu tốt.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 26-03-2019

    Khoảng 2-3 ngày sau sinh, vài phụ nữ bắt đầu cảm thấy lo âu, buồn bã. Họ dễ dàng nổi giận với đứa con mới sinh, chồng, và những đứa con khác. Họ còn có thể:

  • 28-05-2018
    Cảm lạnh là một loại nhiễm trùng hô hấp do virus ( vi-rút ) gây ra ở vùng mũi họng.
  • 28-05-2018
    Thiếu máu thiếu sắt là một loại phổ biến của bệnh thiếu máu. Các tế bào máu đỏ mang ôxy đến các mô của cơ thể, cho năng lượng cơ thể và làn da một màu sắc khỏe mạnh. Như tên của nó, thiếu máu thiếu sắt là do thiếu sắt. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể
  • 28-05-2018
    Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi
  • 28-05-2018
    Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao sợi mỏng bao bọc quanh trái tim. Lớp sợi mỏng này như một tấm màng giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi trơn cho tim. Viêm màng ngoài tim có thể cấp tính