Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Phì đại tiền liệt tuyến lành tính xảy ra khi tuyến tiền liệt của một người đàn ông trở nên quá lớn so với bình thường. Tuyến tiền liệt là một tuyến hình đậu, là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng cần thiết

Định nghĩa Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Tắc mật (tắc nghẽn đường mật) là bệnh gì?

Tắc mật, hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là hiện tượng đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường.
Có hai loại tắc nghẽn đường mật là tắc nghẽn ở thai nhi và ở trẻ sơ sinh:
Tắc nghẽn đường mật ở thai nhi xuất hiện khi các em bé còn trong bụng mẹ. Những trẻ bị tắc mật khi còn trong bụng mẹ thường kèm thêm dị tật về tim, lá lách, ruột.
Tắc nghẽn đường mật ở trẻ sơ sinh thường phổ biến hơn, thường được chẩn đoán khi trẻ từ 2-4 tuần tuổi.

Những ai thường mắc phải tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Tắc nghẽn đường mật là bệnh rất hiếm gặp. Theo thống kê, trong 18.000 trẻ sơ sinh, chỉ có 1 trẻ mắc bệnh này. Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc mật (tắc nghẽn đường mật) là gì?

Triệu chứng đầu tiên của tắc mật là vàng da và vàng mắt. Vàng da có thể khó phát hiện. Thông thường, trẻ được sinh ra vàng da nhẹ trong 1-2 tuần đầu và biến mất từ 2 đến 3 tuần sau. Tuy nhiên, ở trẻ bị tắc mật, triệu chứng vàng da sẽ ngày càng nặng dần.
Ngoài ra còn có những triệu chứng khác của tắc mật như:
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Phân màu xám hoặc màu trắng;
  • Tăng trưởng chậm.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh, con bạn vẫn có các triệu chứng như vàng da hoặc đi phân màu trắng, xám. Bạn cần đưa bé đến khám ngay tại trung tâm y tế gần nhất.;

Nguyên nhân Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Nguyên nhân gây ra tắc mật là gì (tắc nghẽn đường mật)?
Do đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường khiến mật bị tắc lại, tích tụ và gây tổn thương cho gan. Các tổn thương dẫn đến sẹo, mất tế bào gan và xơ gan làm cho quá trình loại bỏ chất độc khỏi máu của gan trở nên suy giảm, khiến chất độc tích tụ nhiều trong máu. Nếu không được điều trị kịp thời, gan sẽ bị hỏng và phẫu thuật ghép gan là cách duy nhất để điều trị cho trẻ sơ sinh.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn đường mật, bao gồm:
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn sau khi sinh như cytomegalovirus, retrovirus, hoặc rotavirus;
  • Có bất thường về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bị hệ thống miễn dịch tấn công vào gan hoặc ống dẫn mật mà không rõ lý do;
  • Bị đột biến di truyền;
  • Sự phát triển bất thường của gan và đường mật của thai nhi;
  • Tiếp xúc với các chất độc hại.;

Điều trị Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Hẹp đường mật được điều trị bằng phẫu thuật Kasai hoặc ghép gan.
Với phương pháp phẫu thuật Kasai, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các ống dẫn mật bị tắc ở trẻ sơ sinh. Đoạn ống dẫn mật bị tắc sẽ được thay thế bằng một đoạn ruột nhằm giúp thoát mật ở gan, giúp cho mật chảy thẳng xuống ruột non. Các trường hợp thực hiện thành công phẫu thuật, bệnh nhi đều có sức khỏe tốt và không gặp các bệnh về gan.
Nếu phẫu thuật Kasai không thành công, trẻ cần được ghép gan trong vòng 1-2 năm. Ngay cả sau khi ghép thành công, hầu hết trẻ bị tắc nghẽn đường mật có nguy cơ bị xơ gan ở tuổi trưởng thành. Do đó, trẻ cần phải được tái khám thường xuyên để các bác sĩ có thể theo dõi hoạt động của gan.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Bác sĩ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để kiểm tra xem gan có đang bị tổn thương hay không. Thông thường, trẻ sẽ được khám ruột, dạ dày và gan. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm như siêu âm, chụp X – quang, xét nghiệm máu và sinh thiết gan.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?
Để kiểm soát bệnh tắc mật cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:
  • Bổ sung vitamin, thêm dầu thực vật với hàm lượng trung bình vào thức ăn, nước uống, và sữa bột;
  • Trẻ sơ sinh bị hẹp đường mật thường bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng và cần chế độ ăn đặc biệt khi chúng lớn lên. Do đó, trẻ cần nhiều calo trong khẩu phần ăn hằng ngày;
  • Sau khi được ghép gan, hầu hết trẻ có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần bổ sung Vitamin cần thiết để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh này còn được gọi là cúm dạ dày do nó lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc ăn uống thực phẩm, nước bị nhiễm bệnh. Nếu bạn là người khỏe mạnh, bạn có thể sẽ phục hồi mà không có biến chứng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, người lớn
  • 26-03-2019

    Khoảng 2-3 ngày sau sinh, vài phụ nữ bắt đầu cảm thấy lo âu, buồn bã. Họ dễ dàng nổi giận với đứa con mới sinh, chồng, và những đứa con khác. Họ còn có thể:

  • 28-05-2018
    Bong gân ngón tay là tổn thương trong đó dây chằng ở ngón tay bị kéo căng hoặc rách. Dây chằng là những dãy mô xơ dai kết nối các xương lại với nhau. Ngón tay và ngón tay cái có thể bị bong gân khi chúng bị bẻ cong theo hướng bất thường, thường gặp lúc
  • 28-05-2018
    Viêm não Herpes là tình trạng viêm ở não do virus herpes gây ra. Virus herpes simplex (HSV) gây ra bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền. Một dạng là HSV-1 gây loét miệng (sốt nổi bóng nước). Một dạng khác là HSV-2 gây bệnh chủ yếu ở cơ quan sinh dục.
  • 28-05-2018
    Áp-xe gan là một bệnh nặng, có thể gây tử vong với tỷ lệ cao. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, amíp, nấm. Đường lây bệnh có thể theo đường máu hay đường mật hoặc lây lan trực tiếp bởi các ổ nhiễm khuẩn lân cận trong ổ bụng. Áp-xe gan thường do vi
  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Trong vòng vài tháng, khách du lịch và người Trung Quốc đi sang nước ngoài đã làm bệnh lan rộng ra 29 quốc gia toàn