Chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo) là gì?

Chấn thương cơ gân kheo thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo. Đây là tình trạng cơ bắp bị kéo căng và rách. Có ba mức độ chấn thương:nCấp độ 1: bị căng cơ, vết rách rất nhỏ.nCấp độ 2: rách một phần cơ.

Chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo) là gì?

Chấn thương cơ gân kheo
Chấn thương cơ gân kheo

Chấn thương cơ gân kheo (thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo) là tình trạng cơ bắp bị kéo căng và rách. Có ba mức độ chấn thương:
  • Cấp độ 1: bị căng cơ, vết rách rất nhỏ.
  • Cấp độ 2: rách một phần cơ.
  • Cấp độ 3: nghiêm trọng, cơ bắp hoàn toàn bị rách và có thể cần phải phẫu thuật.
Chấn thương cơ gân kheo khá phổ biến trong các hoạt động liên quan đến chạy hoặc nhảy. Bệnh cũng có thể xảy ra khi căng cơ quá nhiều (như trong yoga) và khi thực hiện các hoạt động mà cần phải bắt đầu nhanh chóng và dừng lại đột ngột.

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cơ gân kheo là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi cơ kéo:
  • Đau ở mặt sau của chân khi tập thể dục hoặc đi lại;
  • Bị cứng cơ;
  • Bị sưng hoặc bầm tím;
  • Gặp khó khăn khi co hoặc duỗi chân.
Gọi bác sĩ trực tuyến Chấn thương chỉnh hình ngay để được tư vấn kịp thời cách xử lý nhằm tránh các biến chứng nếu bạn có những triệu chứng trên hoặc chúng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nguyên nhân nào gây ra chấn thương cơ gân kheo?

Chấn thương thường xảy ra khi các cơ bắp bị co hoặc giãn mạnh chẳng hạn như chạy bộ, tham gia các môn thể thao như bóng đá, điền kinh hoặc các hoạt động khác. Khi thực hiện các hoạt động này, cơ gân sẽ bị kéo và căng quá mức. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ bị đứt hoặc rách dẫn đến chấn thương cơ gân kheo.

Nguy cơ mắc phải Bệnh Chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo) là gì?

Những người tham gia các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, bóng rổ, cử tạ, trượt băng, khiêu vũ, điền kinh,… có nguy cơ cao bị chấn thương cơ gân kheo. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của chấn thương cơ gân kheo bao gồm:
  • Độ tuổi: người lớn tuổi thường hay bị chấn thương cơ gân kheo hơn;
  • Đã từng bị chấn thương trước đó;
  • Bị chèn ép dây thần kinh ở lưng dưới;
  • Hoạt động thể thao quá mức;
  • Mệt mỏi và sức khỏe kém.

Điều trị chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)

Các bác sĩ chẩn đoán qua bệnh sử và khám thực thể. Có thể dùng chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như X-quang để xem thử có mảnh xương nhỏ bị vỡ ra ở gần các cơ hay không. Ngoài ra các phương pháp khác như siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được thực hiện để việc chẩn đoán được tốt hơn.
Các hoạt động trở lại quá sớm có thể làm cho chấn thương nặng thêm và dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Bạn cần phải nghỉ ngơi và chườm đá để giảm đau. Sau đó, quấn băng đàn hồi xung quanh chân để hạn chế sưng đồng thời đặt một cái gối dưới đùi để nâng chân lên.
Nếu cơn đau vẫn không giảm, bạn có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và acetaminophen. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ của chấn thương mà có thể mất từ 6 đến 18 tuần. Sau khi hồi phục, bạn cần tập luyện từ từ các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho cơ.

Làm sao để hạn chế chấn thương cơ gân kheo?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn cần:
  • Ngừng các hoạt động có thể gây đau vùng bị chấn thương cho đến khi bác sĩ cho phép hoạt động bình thường trở lại;
  • Sử dụng đúng các kỹ thuật khi chơi thể thao;
  • Thực hiện các bài tập khởi động trước khi bắt đầu chơi thể thao;
  • Tập dãn cơ trước và sau khi chơi thể thao hoặc tập thể dục;
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp ở đùi, xương chậu, lưng dưới để cân bằng cơ bắp.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 20-04-2021 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Viêm mạch gây ra những thay đổi trong thành của các mạch máu, bao gồm dày lên, làm suy yếu, thu hẹp và sẹo. Có rất nhiều loại viêm mạch. Một số hình thức cấp tính trong khi những người khác mãn tính. Viêm mạch,
  • 28-05-2018
    Bệnh gai đen là một tình trạng đặc trưng bởi da dày, sạm, mượt như nhung, có nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến vùng nếp gấp nách, háng, cổ. Bệnh gai đen xuất hiện tự nhiên trên làn da. Không có điều trị cụ thể
  • 28-05-2018
    Khô miệng, hay chứng khô miệng, do không cung cấp đủ lượng nước bọt cần thiết giúp bôi trơn niêm mạc trong miệng, làm sạch miệng và khởi đầu quá trình tiêu hóa khi ăn nhai. Một khi lượng nước bọt giảm, những vi sinh vật gây hại sẽ tăng lên.
  • 28-05-2018
    Nhiễm nấm Histoplasma (hay còn gọi là vi nấm Histoplasma) là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại nấm. Bào tử nấm sẽ gây nhiễm trùng nhẹ ở phổi, nhưng nó có thể nặng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Những người như vậy bao gồm những người có
  • 28-05-2018
    Viêm mô kẽ thận là một bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nephron và gây ra tình trạng viêm (sưng) thận. Viêm mô kẽ thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thận loại bỏ các chất thải và cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Mỗi thận có 1 triệu