Tăng bạch cầu đơn

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr virus (virus EB), thuộc týp 4 của họ virus herpes gây ra.

Tìm hiểu chung

Chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu đơn

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr virus (virus EB), thuộc týp 4 của họ virus herpes gây ra.
Bệnh xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, với bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp ở độ tuổi 10-35, bệnh có thể thành dịch hoặc lẻ tẻ, lây truyền chủ yếu qua nước bọt, thời gian ủ bệnh kéo dài vài tuần.

Triệu chứng, biểu hiện

Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện ở các bệnh nhân bằng triệu chứng rất khác nhau. Trường hợp điển hình có sốt, đau họng; những dấu hiệu nhiễm độc như mệt mỏi, chán ăn, đau cơ trong giai đoạn đầu của bệnh.
Khám thấy các dấu hiệu:
  • Hạch to nhưng không dính, đau nhẹ, không hóa mủ, nhất là chuỗi hạch phía sau cổ.
  • Khoảng 50% số bệnh nhân có lách to.
  • Khoảng 15% số bệnh nhân phát ban dạng dát sẩn, hoặc một số ít có ban chấm xuất huyết.
  • Nhiều bệnh nhân có viêm họng xuất tiết, viêm amidan, viêm lợi và chấm xuất huyết ở vòm miệng.
Những biểu hiện khác gồm
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương với bệnh lý như liệt dây thần kinh VII ngoại vi.
  • Tổn thương phổi gây ho, khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp do hạch to chèn ép.
  • Viêm cơ tim với biểu hiện nhịp nhanh, loạn nhịp.
  • Viêm gan.
  • Suy thận do viêm thận kẽ.
Bệnh hiếm gặp ở người cao tuổi, nếu có thì triệu chứng không đầy đủ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh là các loại virus như Epstain - Barr (EBV), virus herpes gamma nhóm 4 ở người. Về mặt tổ chức học có liên quan đến những virus herpes khác, nhưng khác biệt về phản ứng huyết thanh. Những virus này xâm nhập vào cơ thể và làm biến đổi tế bào lympho B.
Bệnh cũng liên quan đến cơ chế bệnh lý của ung thư hạch bạch huyết, ung thư vòm họng và một số trường hợp ung thư dạ dày. Những rối loạn tăng sinh miễn dịch có thể gây tử vong bao gồm sự bành trướng của tế bào lympho B đa dòng bị nhiễm EBV có thể xảy ra ở những người có rối loạn tăng sinh miễn dịch lặn liên quan với nhiễm sắc thể X.
Các hội chứng đó có thể xảy ra ở những người có thiếu hụt miễn dịch mắc phải bao gồm cả bệnh AIDS, những người được cấy ghép tạng và những người mắc các chứng bệnh khác đòi hỏi phải điều trị miễn dịch lâu dài.
Người ta nhận thấy rằng khoảng 10 - 15% các trường hợp bạch cầu đơn nhân do virus là ở dạng vắng bạch cầu dị ái.
Dạng bệnh này giống với hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là do virus cự bào và chiếm từ 5 - 7% hội chứng bạch cầu đơn nhân.
Các nguyên nhân hiếm gặp khác là do toxoplasma và herpes virus týp 6. Bệnh giống với hội chứng đơn nhân có thể xảy ra ở thời kỳ đầu của bệnh nhân nhiễm HIV. Chẩn đoán phân biệt có thể dựa trên các kết quả xét nghiệm bao gồm cả test EBV- IgM.
Chỉ có EBV mới sản sinh ra các kháng thể bạch cầu trung tính thực sự. EBV chiếm khoảng trên 80% các trường hợp của dạng vắng bạch cầu trung tính và dạng có bạch cầu trung tính của hội chứng bạch cầu đơn nhân.

Biến chứng

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn gồm: viêm họng, thường gặp do liên cầu khuẩn.
Khoảng 3% bệnh nhân bị thiếu máu tan máu tự miễn.
Biến chứng rất nặng là vỡ lách, nhưng hiếm gặp và 50% số bệnh nhân bị biến chứng vỡ lách có tiền sử chấn thương lách.
Hiếm gặp các biến chứng viêm cơ tim và màng ngoài tim, viêm tủy cắt ngang, viêm não và hội chứng Guillain - Barré.

Điều trị

  • Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Các thuốc kháng virút như acylic (acyclovir, ganciclovir) không có tác dụng, mặc dù thuốc như penciclovir (tiền chất của famciclovir) có đặc tính kháng virut EB. Có thể dùng các thuốc acetaminophen và các thuốc kháng viêm không aspirin, không steroid để điều trị triệu chứng.
  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt, kiêng cữ.
  • Nên súc miệng bằng nước muối ấm ngày 3-4 lần. Dùng corticosteroid liệu trình 5 ngày rồi giảm dần liều điều trị
Các trường hợp: hạch to, có nguy cơ gây tắc đường hô hấp, thiếu máu do tan huyết tự miễn, giảm tiểu cầu. Lưu ý là không dùng corticosteroid điều trị các trường hợp tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cấp không có biến chứng.
Phải chú ý điều trị triệu chứng cho bệnh nhân bị các biến chứng: viêm gan, viêm cơ tim và viêm não. Phẫu thuật cắt lách cấp cứu nếu bệnh nhân bị vỡ lách.
Những trường hợp không có biến chứng, tiên lượng bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn khá tốt: hết sốt trong vòng 10 ngày, lách to, hạch to sẽ nhỏ lại trong vòng 4 tuần.
Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài 2-3 tháng. Có ít trường hợp bệnh nhân tử vong do vỡ lách, cường lách (như thiếu máu tan máu nặng, xuất huyết giảm tiểu cầu) hoặc viêm não.

Phòng ngừa

  • Bệnh lây qua đường nước bọt, nên để phòng ngừa lây nhiễm không nên hôn, ăn chung thức ăn hoặc dùng chung bát đũa với người bị bệnh.
  • Virus có thể tồn tại trong nước bọt nhiều tháng sau khi nhiễm. Nếu bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân thì không được hiến máu trong ít nhất là 6 tháng sau khi bệnh khởi phát.
  • Hiện chưa có vaccin phòng bệnh.

(nguồn mobifone)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan