Sarcoid

Bệnh sarcoid còn được gọi là bệnh u hạt lympho lành tính, là sự phát triển một số khối u nhỏ của các tế bào viêm ở những vùng khác nhau của cơ thể - phổ biến nhất là phổi, hạch bạch huyết, mắt và da. Các bác sĩ tin rằng bệnh sarcoid là kết quả của một

Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh sarcoid

Nguyên nhân chính xác của bệnh sarcoid vẫn chưa biết rõ. Ở một số người có khuynh hướng di truyền dễ phát triển bệnh, có thể được kích hoạt bởi tiếp xúc với một loại vi khuẩn cụ thể, vi-rút, bụi hoặc hóa chất. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để xác định các gen và các chất kích hoạt có liên quan đến bệnh sarcoid.
Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập, như các vi sinh vật, vi khuẩn, vi-rút. Nhưng trong bệnh sarcoid, một số tế bào miễn dịch lại kết thành chùm với nhau, hình thành những khối u nhỏ được gọi là u hạt. Khi u hạt hình thành ở trong một cơ quan, chức năng của cơ quan đó sẽ trở nên tồi tệ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh sarcoid

Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh sarcoid

Tuổi và giới. Bệnh sarcoid thường xảy ra trong độ tuổi từ 20 đến 40. Phụ nữ có khả năng phát triển hơi nhiều hơn nam giới.
Chủng tộc. Người Mỹ da đen có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người Mỹ da trắng. Ngoài ra, bệnh sarcoid có thể nặng hơn ở người da đen và nhiều khả năng gây ra các vấn đề về da.
Sắc tộc. Trên toàn thế giới, bệnh sarcoid thường được báo cáo nhiều nhất ở những gia đình Bắc Âu - đặc biệt là Scandinavia và Anh. Những người có tổ tiên là người Nhật có nhiều khả năng phát triển bệnh ở mắt và biến chứng tim từ bệnh sarcoid.
Tiền sử gia đình. Nếu một người nào đó trong gia đình bạn mắc bệnh sarcoid, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh.

Biến chứng

Biến chứng bệnh sarcoid

Trong khoảng 2/3 số người mắc bệnh sarcoid, bệnh sẽ khỏi không để lại hậu quả lâu dài. Nhưng đối với một số người, bệnh sarcoid có thể trở thành mạn tính và dẫn đến các biến chứng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như:
  • Phổi. Sarcoid phổi không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương mô giữa các phế nang không phục hồi, gây ra khó thở.
  • Mắt. Viêm có thể ảnh hưởng hầu như bất kỳ phần nào của mắt và cuối cùng có thể gây mù. Sarcoid cũng có thể gây đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, tuy nhiên, rất hiếm gặp.
  • Thận. Bệnh sarcoid có thể ảnh hưởng đến việc xử lý canxi của cơ thể và có thể dẫn đến suy thận.
  • Tim. Các u hạt trong tim có thể can thiệp tới tín hiệu điện điều khiển nhịp đập của tim, gây ra nhịp tim bất thường và thậm chí tử vong. Nhưng nó cũng rất hiếm khi xảy ra.
  • Hệ thần kinh. Một tỷ lệ nhỏ những người có sarcoid phát triển các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương khi u hạt hình thành trong não và tủy sống. Viêm ở các dây thần kinh mặt có thể gây liệt cơ mặt.
  • Sinh sản. Ở nam giới, bệnh sarcoid có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và có thể gây vô sinh. Phụ nữ bị sarcoid có thể khó thụ thai, và các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể trầm trọng hơn sau khi sinh.
 

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh sarcoid

Bệnh sarcoid có thể khó chẩn đoán, một phần vì chỉ có vài dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn đầu. Và khi các triệu chứng xảy ra, nó lại rất khác nhau tùy vào bộ phận bị ảnh hưởng, và rất dễ nhầm lẫnn với các rối loạn khác. Một loạt các xét nghiệm chẩn đoán có thể thu hẹp các khả năng và loại trừ các bệnh khác.

Hình ảnh

  • Xquang. Chụp Xquang có thể cho thấy những bằng chứng về tổn thương phổi hoặc phì đại hạch bạch huyết trong ngực. Trong thực tế, một số người đã được chẩn đoán bệnh sarcoid trước khi các triệu chứng xuất hiện, nhờ vào chụp Xquang vì các lý do khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).

Xét nghiệm máu

Bạn sẽ được lấy mẫu máu để kiểm tra sức khỏe tổng quát và chức năng hoạt động của gan và thận.
Xét nghiệm chức năng phổi
Các xét nghiệm này thường kiểm tra:
  • Dung tích của phổi.
  • Lượng không khí bạn có thể hít vào và thở ra.
  • Thời gian để bạn có thể thở hết không khí trong phổi ra.
  • Phổi bạn vận chuyển oxy vào máu như thế nào.
Sinh thiết
  • Sinh thiết là cắt một mẫu mô nhỏ từ các bộ phận trong cơ thể được cho là có ảnh hưởng bởi bệnh sarcoid để tìm các u hạt. Sinh thiết được lấy dễ nhất ở da, từ các hạch bạch huyết dưới da, hoặc từ mắt.
  • Sinh thiết phổi có thể thu được trong quá trình soi phế quản. Mẫu thử sau đó sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm vi sinh học.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh biên trùng do Anaplasma, hay còn được gọi là bệnh Ehrlichiosis bạch cầu hạt ở người. Bệnh này được biết đến đầu tiên vào năm 1994.nEhrlichiosis là tên một loại bệnh truyền nhiễm ở chó, gia súc, cừu, dê, ngựa. Bệnh này truyền sang người thông qua

  • 28-05-2018
    Chứng say độ cao, hay còn gọi là sợ độ cao, là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. Bệnh say núi cấp tính (AMS) là dạng phổ biến nhất của chứng say độ cao.
  • 28-05-2018
    Gây xương là chấn thương thường gặp ở trẻ em đặc biệt là sau khi té ngã. Mọi trường hợp gãy xương đều cần chăm sóc y tế bất kể phần nào bị gãy hay chấn thương lớn/ nhỏ thế nào.
  • 28-05-2018
    Khi chúng ta hít vào, không khí đi vào phổi qua mũi, qua đường hầu họng (cổ họng), thanh quản và sau đó là khí quản. Khí quản sau đó lại phân ra làm hai phần là phế quản chính (bronchi) dẫn khí đến lá phổi phải và trái. Các phế quản chính này lại tiếp
  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn âm đạo, hay viêm âm đạo do vi trùng, là tình trạng số lượng vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức. Sự phát triển quá mức này của vi khuẩn ở âm đạo có thể gây kích ứng, sưng, viêm, có mùi hôi (sau khi quan hệ tình dục) và các triệu chứng