Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Rách thực quản, hay còn gọi là rách niêm mạc tâm vị, là vết rách ở lớp mô của thực quản gọi là niêm mạc. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong

Tìm hiểu chung Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị) là bệnh gì?

Rách thực quản, hay còn gọi là rách niêm mạc tâm vị, là vết rách ở lớp mô của thực quản gọi là niêm mạc. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào.

Triệu chứng thường gặp Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Những dấu hiệu và triệu chứng của rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị) là gì?

Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như:
  • Buồn nôn, nôn mửa dữ dội hoặc nôn ra máu;
  • Phân có lẫn máu;
  • Đau bụng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Nguyên nhân gây ra rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị) là gì?

Các nguyên nhân thông thường gây ra rách thực quản gồm:
  • Nôn dữ dội và kéo dài làm cho cơ vòng thực quản trên không được nghỉ ngơi.
  • Ho kéo dài.
  • Chấn thương ở ngực hoặc bụng.
  • Bị viêm dạ dày.

Nguy cơ mắc phải Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Những ai thường mắc phải rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và hầu hết những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rách thực quản bao gồm:
  • Nghiện rượu trong thời gian dài.
  • Ho hoặc ngáy nặng.
  • Mắc chứng cuồng ăn (bulimia).
  • Từng phẫu thuật tái tạo tim hoặc phổi.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Để chẩn đoán bệnh, thường bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp sau:
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) để xác định lượng hồng cầu bị thiếu hụt.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD). Nội soi bằng cách thông một ống mềm dài có đèn ở đầu ống vào trong miệng hoặc trực tràng để quan sát thực quản, dạ dày và tá tràng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Rách thực quản thường tự lành mà không cần điều trị gì nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:
  • Truyền dịch tĩnh mạch nếu bị tụt huyết áp do xuất huyết nhiều.
  • Truyền máu hoặc phẫu thuật để ngăn tình trạng xuất huyết.
  • Kê đơn các thuốc ức chế axit dạ dày như thuốc chặn H2, thuốc ức chế bơm proton.

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh rách thực quản:
  • Ngưng uống rượu hoặc các chất có cồn
  • Khi đang được chẩn đoán tại bệnh viện, bạn không nên ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi tìm ra nguyên nhân xuất huyết và tình trạng xuất huyết ngưng lại.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    • Dọa sảy thai là hiện tượng chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong dọa sảy thai, chảy máu và đau thường nhẹ và cổ tử cung đóng. Bác sĩ có thể xác định được cổ tử cung có mở hay không bằng cách khám âm đạo. Thường thì không có mẫu mô
  • 28-05-2018
    Suy thận mạn tính hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận không thể loại bỏ các chất thải cũng như mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, lượng muối trong máu
  • 18-09-2018

    Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với một số bệnh nhất định, hơn rất nhiều so với các trẻ lớn và người trưởng thành. Hệ miễn dịch non nớt của trẻ chưa phát triển đầy đủ để chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng như: vi khuẩn, vi-rút, và ký sinh trùng.

  • 28-05-2018
    Việc giữ cân bằng giữa lượng nước đưa vào và lượng nước thải ra khỏi cơ thể rất quan trọng. Vì nước chiếm một lượng lớn (khoảng 70%) trọng lượng cơ thể và giúp kiểm soát nồng độ các chất điện giải, đặc biệt là Natri và Kali.
  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch ngoại vi, trong đó đại đa số xảy ra ở chi dưới là tình trạng hẹp-tắc lòng mạch do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch. Theo thống kê có khoảng 27 triệu người ở Bắc Mỹ và Châu Âu mắc bệnh động mạch ngoại vi. Ở những quốc gia phát