Polyp trực tràng

Polyp đại trực tràng là một hay nhiều khối u đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nhô lên bề mặt lòng đại trực tràng. Polyp đại trực tràng có thể là u lành tính, một số khác có thể biến thành ung thư và một số

Tổng quan về bệnh polyp trực tràng

Polyp đại trực tràng là một hay nhiều khối u đường kính từ vài milimet đến vài centimet, nhô lên bề mặt lòng đại trực tràng. Polyp đại trực tràng có thể là u lành tính, một số khác có thể biến thành ung thư và một số đã trở thành ung thư rồi.
Polyp đại trực tràng là bệnh khá thường gặp, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng.
Triệu chứng của bệnh thường nghèo nàn và không đặc hiệu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt nếu xác định rõ và loại bỏ những polyp bằng thủ thuật cắt polyp qua nội soi sẽ làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ polyp trở thành ung thư.

Triệu chứng, biểu hiện của bệnh polyp trực tràng

Triệu chứng, biểu hiện bệnh polyp trực tràng

Polyp trực tràng có nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Sa ra ngoài: Khi polyp trực tràng có cuống tương đối dài có thể bị sa ra ngoài. Polyp sa ra ngoài hậu môn, có lúc những bộ phận có liên quan cũng sa ra ngoài. Ví dụ như cục thịt tương đối lớn, sau khi sa ra ngoài có thể dùng tay ấn vào, nhưng lại bị tắc trong hậu môn, polyp ở vị trí cao thường không thể sa ra ngoài.
  • Khám tại chỗ: Trong trực tràng, có thể kiểm tra phần thịt phía dưới, mềm, sờ thấy các nốt sần.
  • Kiểm tra trực tràng bằng ống soi: Bề mặt niêm mạc của polyp tuyến tròn có màu hồng và sáng bóng. Cục thịt mềm như bọt biển, có dạng hoa cải. Viêm polyp có cuống dài màu đỏ hồng.
  • Đi đại tiện ra máu: Có máu tươi, máu phủ trên bề mặt phân không trộn lẫn với phân. Cuống polyp ở phần trực tràng phía dưới có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện.
  • Khi polyp nhiễm trùng bị loét: Máu có thể kèm dịch nhầy và cảm giác đau buốt; nếu như nhiều lần phát hiện thấy cục thịt sa ra, kiểm tra bằng phương pháp soi đại tràng xích-ma hoặc cản quang, để cắt bỏ khối u hoặc polyp đại tràng.

Nguyên nhân gây bệnh polyp trực tràng

Nguyên nhân bệnh polyp trực tràng

Có nhiều công trình nghiên cứu về các nguyên nhân hình thành polyp, cho tới nay có thể biết được đó là: do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp, thậm chí dẫn tới ung thư; bệnh polyp mang tính gia đình hoặc di truyền như: bệnh polyp gia đình (FAP), hội chứng Garner, Turcot…
Nguyên nhân do sinh hoạt cũng đóng vai trò trong hình thành các polyp này. Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính sinh ra bệnh. Tuy nhiên các yếu tố môi trường và chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh polyp trực tràng

Các yếu tố nguy cơ bệnh polyp trực tràng

Đại tràng là phần ruột cuối cùng của ống tiêu hoá (còn được gọi là ruột già), dài 1-1,5m, hình chữ U ngược, bắt đầu từ manh tràng đến đoạn cuối cùng là trực tràng và tận hết ở hậu môn.
Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh polyp đại trực tràng, nhưng một số người có cơ địa dễ mắc bệnh hơn:

  • Người trên 50 tuổi
  • Người đã từng được cắt bỏ polyp đại trực tràng
  • Người có người thân (cùng huyết thống) bị polyp hay ung thư đại trực tràng
  • Người mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước 50 tuổi.
  • Ngoài ra, những yếu tố sau cũng có thể làm người ta dễ mắc bệnh này: ăn nhiều mỡ, hút thuốc, uống rượu nhiều, không tập thể dục, quá mập.

Điều trị bệnh polyp trực tràng

Điều trị bệnh polyp trực tràng
  • Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ nội soi sẽ cắt bỏ polyp khi làm thủ thuật nội soi đại tràng. Mẫu polyp cắt bỏ sẽ được gửi đến phòng giải phẫu bệnh để xét nghiệm dưới kính hiển vi xác định bản chất lành tính hay ác tính của polyp.
  • Nếu lành tính, bệnh nhân được coi như đã điều trị hết bệnh nhưng cần được kiểm tra định kỳ sau đó: sau 1 tháng, 3 tháng/lần trong 9 tháng tiếp theo, 6 tháng/lần trong năm thứ 2 và 1 năm/lần trong 3 năm sau đó.
  • Khi giải phẫu bệnh xác định polyp đã hoá ác, nếu sẹo cắt polyp còn tế bào ung thư, bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng có polyp. Nếu sẹo cắt polyp không còn tế bào ung thư, bệnh nhân cần được nội soi kiểm tra định kỳ theo dõi sẹo cắt polyp.
  • Một số trường hợp khó cắt qua nội soi vì nguy hiểm như polyp to, cuống ngắn, hoặc polyp đã hoá ác, việc cắt polyp sẽ diễn ra dưới sự phối hợp giữa bác sĩ nội soi và bác sĩ phẫu thuật nội soi ổ bụng.
  • Trường hợp bệnh đa polyp đại tràng di truyền, bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần đại tràng có polyp để ngăn ngừa ung thư vì khả năng hoá ác trong trường hợp này là 100%. Ngoài ra, tất cả thành viên gia đình có cùng quan hệ huyết thống đều phải soi kiểm tra đại tràng.

Phòng ngừa bệnh polyp trực tràng

Phòng ngừa bệnh polyp trực tràng

Polyp trực tràng là bệnh khá thường gặp, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng. Theo nghiên cứu bệnh đa polyp có tính di truyền trội và 85% bệnh nhân sẽ phát triển thành ung thư nếu không điều trị.
Mắc polyp trực tràng phải làm sao, đừng quá lo lắng, sau khi nắm được nguyên nhân gây ra bệnh polyp trực tràng, các bạn có thể phòng bệnh một cách dễ dàng:

  • Hình thành thói quen tốt: Cai rượu, cai thuốc lá, có thể giảm tính axít và có hiệu quả rất tốt trong việc phòng bệnh polyp trực tràng.
  • Ăn những thức ăn dễ tiêu: Ăn ít đồ ăn quá cay, quá nóng, quá lạnh, tránh xa các thực phẩm có khả năng gây ung thư và những thực phẩm có tính kiềm cao.
  • Quan trọng nhất là luôn giữ một tâm hồn thư thái: Theo các chuyên gia khoa hậu môn trực tràng thì stress có thể khiến cơ thể mệt mỏi, làm giảm chức năng miễn dịch, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hoá dẫn đến sự lắng đọng của axít trong cơ thể.
  • Sinh hoạt nhất định phải đúng giờ: Những người sinh hoạt không đều đặn, đều có thể khiến cho rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hoá, rất dễ phát triển các khối u đường ruột.

Polyp trực tràng đã chuyển thành một căn bệnh mà nhiều người mắc phải, có thể thấy tỉ lệ người mắc ngày càng nhiều, hiểu được nguyên nhân của bệnh polyp trực tràng, người bệnh nên phòng bệnh một cách kịp thời.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-04-2022

    Bệnh đảo gốc động mạch (transposition of the great arteries) là một bệnh tim bẩm sinh, nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến bé.

  • 28-05-2018
    Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ
  • 28-05-2018
    Các yếu tố tác động bên ngoài môi trường đến cơ thể và da của chúng ta về vật lý, hoá học, vi sinh vật..., căng thẳng thần kinh, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật tác động lên quá trình lão hoá của con người. Các chất ôxy hoá làm tổn hại tế bào (các gốc
  • 29-10-2018

    Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý – thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não

  • 28-05-2018
    Viêm nang lông là bệnh về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như râu, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh phát
  • 28-05-2018
    Gluten gây tổn thương niêm mạc ruột non ở người bị bệnh Celiac. Tình trạng này sẽ ngăn cơ thể bạn không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn vào, bao gồm vitamin, canxi, protein, carbohydrate, chất béo và các chất dinh dưỡng quan trọng