Phình bóc tách động mạch chủ

Phình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ, một động mạch chính cung cấp máu cho cơ thể, bị yếu và phình ra ở một khu vực nào đó. Động mạch chủ, có độ dày bằng vòi tưới cây, xuất phát từ tim rồi chạy ra xuyên suốt trung tâm của ngực và bụng.
Thursday, 19/10/2017

Giới thiệu chung về phình bóc tách động mạch chủ

  • Phình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ, một động mạch chính cung cấp máu cho cơ thể, bị yếu và phình ra ở một khu vực nào đó.
  • Động mạch chủ, có độ dày bằng vòi tưới cây, xuất phát từ tim rồi chạy ra xuyên suốt trung tâm của ngực và bụng. Do động mạch chủ là nguồn cung cấp máu chính cho cơ thể, nên khi túi phình động mạch chủ bị vỡ sẽ gây chảy máu nguy hiểm đến tính mạng.
  • Mặc dù có thể bạn chưa bao giờ có bất kỳ một triệu chứng gì nhưng khi phát hiện ra rằng bạn đang bị phình động mạch chủ thì đó là một điều thật sự đáng sợ. Hầu hết những túi phình nhỏ và phát triển chậm không bị vỡ, nhưng những túi phình lớn, phát triển nhanh thì có thể bị vỡ.
  • Tùy thuộc vào kích thước và tốc độ phát triển của túi phình, phương pháp điều trị có thể thay đổi từ theo dõi sát cho đến mổ cấp cứu. Khi phát hiện ra bệnh nhân bị phình động mạch chủ, bác sĩ sẽ theo dõi sát để cho thể chuẩn bị phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Phẫu thuật cấp cứu phình động mạch chủ có thể nguy hiểm cho người bệnh.

Triệu chứng, biểu hiện của phình bóc tách động mạch chủ

Túi phình động mạch chủ thường phát triển chậm và không có triệu chứng nên khó phát hiện.Một số túi phình không bao giờ vỡ. Nhiều túi phình khi mới xuất hiện nhỏ và vẫn giữ nguyên kích thước của nó, trong khi một số trường hợp khác chúng lại lớn lên theo thời gian. Một số túi phình lớn chậm, tăng dưới 1-2 cm mỗi năm. Một số khác lại phát triển nhanh làm tăng nguy cơ vỡ. Rất khó tiên đoán được tốc độ lớn của túi phình.Khi túi phình phát triển, một số bệnh nhân có thể cảm thấy:\

  • Cảm giác co giãn theo nhịp đập ở khu vực gần rốn nếu túi phình xuất hiện ở bụng.
  • Tăng nhạy cảm hoặc đau ở bụng hoặc ngực.
  • Đau lưng.
  • Túi phình có thể xuất hiện ở bất cứ đâu dọc theo động mạch chủ nhưng thường xuất hiện ở bụng và được gọi là phình động mạch chủ bụng. Túi phình có thể xuất hiện ở khu vực cao hơn, nằm trong ngực và được gọi là phình động mạch chủ ngực.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ\

  • Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào đã được kể ở trên.
  • Bất kỳ ai trong độ tuổi từ 60 trở lên có nguy cơ bị phình động mạch chủ nên được tầm soát thường xuyên về bệnh này.
  • Nam giới từ 65 - 75 tuổi đã từng có hút thuốc nên được tầm soát phình động mạch chủ bụng bằng siêu âm bụng.
  • Nam giới từ 60 tuổi trở lên có tiền sử gia đình (có người thân trong gia đình) bị phình động mạch chủ bụng cũng nên được tầm soát.
  • Nếu bạn có tiền sử gia đình (có người thân trong gia đình) bị phình động mạch chủ, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn đi siêu âm thường xuyên để tầm soát.

Nguyên nhân gây phình bóc tách động mạch chủ

\

Chứng phình động mạch chủ bụng

Khoảng 75% của tất cả các chứng phình động mạch động mạch chủ xảy ra trong một phần của động mạch chủ, đó là trong bụng. Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng phình động mạch động mạch chủ bụng là không rõ, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng một số yếu tố có thể đóng vai trò, bao gồm:\

  • Thuốc lá. Hút thuốc lá và các hình thức sử dụng thuốc lá tạo thành một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự phát triển của chứng phình động mạch chủ. Ngoài những ảnh hưởng có hại mà thuốc lá gây ra trực tiếp cho các động mạch, hút thuốc lá góp phần xơ vữa động mạch, huyết áp cao và nguyên nhân gây chứng phình động mạch phát triển nhanh hơn.
  • Tăng huyết áp. Cao huyết áp, đặc biệt là nếu kém kiểm soát, làm tăng nguy cơ phát triển một phình động mạch chủ.
  • Nhiễm trùng trong động mạch chủ. Trong trường hợp hiếm hoi, phình động mạch chủ có thể do nhiễm trùng hoặc viêm (viêm mạch) làm suy yếu một phần của thành động mạch chủ. Thường có một mô hình của chứng phình động mạch phát triển giữa các thành viên gia đình, có nghĩa là nó có thể được di truyền.

Chứng phình động mạch chủ ngực

Khoảng 25% của chứng phình động mạch chủ xảy ra cao hơn bên trong lồng ngực (vùng ngực của động mạch chủ). Trong khi cùng một yếu tố nguy cơ liên quan đến chứng phình động mạch chủ bụng có thể góp phần chứng phình động mạch chủ ngực, có một số yếu tố bổ sung có thể dẫn đến một phình động mạch chủ ngực, bao gồm:\

  • Hội chứng Marfan. Những người được sinh ra với hội chứng Marfan - một bệnh di truyền ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể - đặc biệt có nguy cơ bị phình động mạch động mạch chủ ngực.\
    • Những người có hội chứng Marfan có thể có một điểm yếu trong thành động mạch chủ làm cho nó dễ bị phình động mạch. Những người bị hội chứng Marfan thường có đặc điểm khác biệt thể chất, bao gồm cả tầm vóc cao lớn, cánh tay rất dài, xương ức biến dạng và các vấn đề về mắt.
  • Tổn thương động mạch chủ. Có nhiều khả năng bị phình động mạch chủ ngực nếu đã có vấn đề trước đối với động mạch chủ, như một vết cắt vào thành của các động mạch chủ (phẫu thuật động mạch chủ).
  • Chấn thương. Một số người bị thương trong tai nạn té ngã có nguy cơ phát triển phình động mạch chủ ngực.

Phẫu thuật động mạch chủ là một trường hợp cấp cứu đe dọa tính mạng.\

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ phình bóc tách động mạch chủ

Yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bao gồm:\

  • Tuổi: phình động mạch chủ bụng thường gặp ở những người trên 60 tuổi.
  • Thuốc lá. Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ lớn gây phát triển túi phình. Bạn hút hay nhai thuốc càng lâu thì nguy cơ càng tăng lên.
  • Tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể gây tăng nguy cơ phát triển túi phình.
  • Xơ vữa động mạch. Sự tích tụ chất béo và những chất khác có thể làm tổn thương niêm mạc các mạch máu, làm tăng nguy cơ phình.
  • Nam giới. Nam giới bị phình động mạch chủ nhiều hơn nữ giới từ 5 đến 10 lần. Tuy nhiên, phụ nữ nếu bị phình động mạch thì có nguy cơ vỡ cao hơn nam.
  • Chủng tộc. Người da trắng dễ bị phình động mạch chủ hơn các chủng tộc khác.
  • Tiền sử gia đình. Những người có tiền sử gia đình bị phình động mạch chủ cũng bị gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người này có khuynh hướng dễ mắc bệnh khi còn trẻ và có nguy cơ bị vỡ cao.

 \

Điều trị phình bóc tách động mạch chủ

Mục tiêu điều trị là ngăn không cho túi phình bị vỡ.\

  • Túi phình nhỏ. Nếu túi phình nhỏ, có đường kính khoảng 4cm trở xuống, không có triệu chứng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị theo dõi hơn là phẫu thuật. Thông thường, các túi phình nhỏ không cần thiết phải phẫu thuật do nguy cơ của cuộc phẫu thuật lớn hơn nguy cơ vỡ.

Nếu bạn chọn cách này, bác sĩ sẽ theo dõi túi phình bằng siêu âm định kỳ, thường là 6-12 tháng/lần, và khuyến khích bạn thông báo ngay lập tức nếu như bạn bắt đầu thấy nhạy cảm ở thành bụng hoặc đau lưng - là những dấu hiệu nguy cơ của bóc tách hoặc vỡ.\

  • Túi phình trung bình. Có kích thước từ 4 – 5,5cm. So sánh nguy cơ giữa hai lựa chọn phẫu thuật và theo dõi trở nên không rõ ràng. Bạn sẽ phải cần thảo luận với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ giữa theo dõi và phẫu thuật để có thể tìm ra được lựa chọn tốt nhất.
  • Túi phình lớn hoặc phát triển nhanh. Nếu túi phình lớn (> 5,5cm), hoặc phát triển nhanh (> 0,5cm trong vòng 6 tháng), rò rỉ, căng hoặc đau, có thể bạn sẽ cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật để điều trị phình động mạch chủ bao gồm cắt bỏ vùng bị tổn thương trên động mạch chủ và thay thế nó bằng một ống nhân tạo được khâu vào tại chỗ. Phẫu thuật này cần phải mở bụng hoặc mở ngực và có thể mất đến 6-7 tháng để hồi phục hoàn toàn.

Bạn cũng có thể thực hiện một cuộc phẫu thuật ít xâm lấn hơn bằng cách can thiệp nội mạch. Bác sĩ sẽ gắn ống ghép nhân tạo vào đầu tận của một ống nhỏ (catheter) được đặt vào động mạch ở chân và luồn đến động mạch chủ.Ống ghép - ống được phủ bằng lưới kim loại - được đặt ở vị trí túi phình và được giữ chặt lại bằng những đinh ghim hoặc móc nhỏ. Ống ghép sẽ gia cố cho khu vực bị yếu của động mạch chủ để ngăn không cho túi phình bị vỡ.Thời gian phục hồi cho những bệnh nhân được phẫu thuật can thiệp nội mạch ngắn hơn so với bệnh nhân phải mở ngực hoặc mở bụng 1 - 2 tuần so với 6 tuần đối với mổ hở. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người được can thiệp nội mạch cũng có tỷ lệ tử vong và biến chứng do túi phình thấp hơn.\

Điều trị phình động mạch chủ ngực

Nếu bạn bị phình động mạch chủ ngực, thường sẽ được phẫu thuật nếu như kích thước túi phình vào khoảng 5,5cm hoặc lớn hơn. Nếu bạn bị hội chứng Marfan hoặc có tiền sử gia đình bị bóc tách động mạch chủ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật ngay cả khi túi phình có kích thước nhỏ hơn giá trị trên.Đối với những người bị hội chứng Marfan, thuốc chẹn beta cũng được chứng minh là có tác dụng làm chậm lại tiến trình phát triển của túi phình động mạch chủ ngực.\

Phẫu thuật cấp cứu

Mặc dù có thể sửa chữa túi phình vỡ trong một cuộc mổ cấp cứu nhưng nguy cơ của nó sẽ cao hơn rất nhiều và bệnh nhân có rất ít cơ hội sống sót. Nhiều bệnh nhân bị phình động mạch chủ vỡ tử vong trước khi họ đến được bệnh viện.Có nên điều trị ngoại khoa đối với phình động mạch chủ ngực hay không phụ thuộc vào việc bạn có bị những bệnh nào khác không, chẳng hạn như hội chứng Marfan, và vị trí của túi phình.\

Phòng ngừa phình bóc tách động mạch chủ

Không có thuốc nào có thể dùng để phòng ngừa phình động mạch chủ.Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng các thuốc thuộc nhóm statin và một số loại kháng sinh có thể làm chậm lại tiến tình phát triển của túi phình động mạch chủ. Ngoài ra cũng có một số bằng chứng cho thấy thuốc chẹn thụ thể angiotensin losartan (Cozaar) có thể phòng ngừa sự hình thành của túi phình.Hiện nay, cách phòng ngừa phình động mạch chủ tốt nhất là giữ cho các mạch máu của bạn ở tình trạng khỏe mạnh nhất có thể. Điều đó có nghĩa là hãy thực hiện một số bước sau:\

  • Kiểm soát huyết áp tốt.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giảm cholesterol và chất béo trong bữa ăn.

Đặc biệt quan trọng là bỏ thuốc lá do hút hoặc nhai thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển túi phình.Nếu bạn có một số nguy cơ phình động mạch chủ, hãy trao đổi với bác sĩ. Nếu bạn đang có nguy cơ, bác sĩ sẽ tư vấn thêm một số biện pháp cộng thêm bao gồm thuốc để hạ huyết áp và giải tỏa áp lực trên các động mạch bị yếu. Bạn cũng có thể cần phải siêu âm tầm soát vài năm một lần.\

Wellcare

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

Đăng ký Khám từ xa

LogoWellcare
Đối tác sức khỏe TIN CẬYChúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.
Thông tin công ty
(+84) 28 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tải ứng dụng
Theo dõi
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved