Paget ở xương

Bệnh Paget ở xương là chứng rối loạn bất thường trong quá trình hình thành và xây dựng cấu trúc xương. Thông thường, các tế bào xương cũ sẽ dần được thay thế bởi các tế bào xương mới. Bệnh Paget có khả năng ngăn chặn quá trình thay thế này. Qua thời

Tìm hiểu chung

Bệnh Paget ở xương

Bệnh Paget ở xương là bệnh gì?
Bệnh Paget ở xương là chứng rối loạn bất thường trong quá trình hình thành và xây dựng cấu trúc xương. Thông thường, các tế bào xương cũ sẽ dần được thay thế bởi các tế bào xương mới. Bệnh Paget có khả năng ngăn chặn quá trình thay thế này. Qua thời gian, những xương bị ảnh hưởng trở nên yếu ớt và dễ gãy. Bất kỳ phần xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh Paget. Tuy nhiên xương vùng hộp sọ, cột sống, chân, xương chậu và xương cổ là những vùng dễ bị tác động nhiều nhất.;

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Paget ở xương là gì?

Rất nhiều người mắc bệnh mà không có các triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng này có thể bao gồm:
  • Đau xương, đau và cứng các khớp, đau cổ;
  • Chân trở nên méo mó khác thường;
  • Đầu và xương sọ to ra và biến dạng;
  • Xương yếu, dễ gãy;
  • Đau đầu;
  • Suy giảm thính lực;
  • Giảm chiều cao;
  • Cảm thấy ấm nóng ở vùng da bao quanh vùng xương bị ảnh hưởng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau vùng xương, đau khớp, cảm thấy yếu ớt, tê chân, hoặc xương bị biến dạng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Paget ở xương?
Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh Paget. Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng bệnh Paget ở xương xảy ra có thể do những yếu tố về gen hoặc một loại virus gây ra. Các chuyên gia giả thuyết rằng đột biến gien SQSTM1 là tác nhân chính làm rối loạn tái tạo xương. Paget có thể bị kích phát bởi các yếu tố bên ngoài như bị sởi hoặc bị viêm đường hô hấp do virus khi còn nhỏ.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Paget ở xương

Những ai thường mắc phải bệnh Paget ở xương?

Bệnh Paget ở xương có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở người Châu Âu, Úc và New Zealand. Ngoài ra, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với tình trạng của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Paget ở xương?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Paget ở xương cao hơn nếu bạn có các yếu tố sau:
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ;
  • Tuổi tác: trên 40 tuổi;
  • Chủng tộc: bệnh thường gặp ở các nước châu Âu, Úc hoặc New Zealand;
  • Tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh này.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Paget ở xương hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Paget ở xương?

Để chẩn đoán bệnh Paget ở xương, bác sĩ có thể thực hiện chụp hình ảnh các xương, chụp X-quang. Các thủ thuật này giúp bác sĩ nhận định được các bất thường ở xương. Đồng thời bác sĩ cũng có thể hỏi thêm về tiền sử bệnh của gia đình để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Paget ở xương?

Không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh Paget ở xương đều cần được điều trị. Nếu bệnh nhân chỉ có kết quả xét nghiệm máu bất thường nhưng bệnh không gây các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào thì không cần phải điều trị. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể cần dùng đến các thuốc như bisphosphonates hoặc calcitonin. Đây là những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn gãy xương và hỗ trợ điều trị bệnh Paget ở xương hiệu quả.
Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để chỉnh lại xương hoặc nếu các xương bị gãy.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Paget ở xương?
Để hạn chế diễn tiến của bệnh Paget ở xương, bạn nên có những thói quen:
  • Ngủ trên giường vững chắc để vùng lưng được nâng đỡ;
  • Tập thể dục và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp;
  • Cố gắng tránh bị chấn thương hay té ngã.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Đây là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều khác nhau vì nó phụ thuộc vào cơ địa, cấu trúc buồng trứng và tử cung.
  • 23-11-2018

    Hen là một trong những bệnh mạn tính thường gặp nhất với trên 300 triệu người mắc trên thế giới và tần suất mắc hen có khuynh hướng ngày càng tăng. Bệnh tim mạch là nguyên nhân đứng đầu gây tử vong trên thế giới. Chính vì vậy, việc xem xét mối quan hệ giữa hen và bệnh tim mạch có ý nghĩa rất lớn trong chăm sóc bệnh nhân hen.

  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi-silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Về X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt. Bệnh bụi phổi-silic
  • 19-04-2022
    Thông liên thất (ventricular septal defect) là một khuyết tật tim bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi trong tim bé tồn tại một lỗ thông giữa tâm thất trái và tâm thất phải.
  • 28-05-2018
    Rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm. Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ có thể cảm thấy tuyệt vọng và
  • 28-05-2018
    Nhịp nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau. Ngày nay, với những tiến bộ của thăm dò điện sinh lý học người ta đã hiểu được các cơ chế gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các