Vô kinh

Không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Đây là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều khác nhau vì nó phụ thuộc vào cơ địa, cấu trúc buồng trứng và tử cung.

Tìm hiểu chung về Vô kinh

Vô kinh
Vô kinh (Hình minh họa)

Không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Đây là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều khác nhau vì nó phụ thuộc vào cơ địa, cấu trúc buồng trứng và tử cung.
Bệnh vô kinh được chia ra làm hai loại:
  • Vô kinh nguyên phát: xuất hiện từ 16 tuổi trở lên, nhưng bé gái vẫn có các dấu hiệu khác chứng tỏ họ đang trưởng thành;
  • Vô kinh thứ phát: phụ nữ không có kinh nguyệt từ 3 đến 6 tháng.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh vô kinh của bạn sau những xét nghiệm cần thiết.

Triệu chứng thường gặp của bệnh vô kinh

Những triệu chứng và dấu hiệu của không hành kinh là gì?
Dấu hiệu chính của chứng vô kinh là tình trạng mất kinh một cách bất thường. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh mà người bệnh còn mắc phải các triệu chứng bất thường khác. Ví dụ như tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường có thể gây tăng cân, mệt mỏi, rụng tóc, da khô, táo bón và nhịp tim chậm.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn cần gặp bác sĩ nếu bạn bị trễ kinh ít nhất trong 3 tháng liên tục hoặc nếu bạn chưa có kinh nguyệt khi bạn đã 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi.
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng về bất kỳ vấn đề kinh nguyệt nào.

Nguyên nhân gây vô kinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô kinh. Nhưng phổ biến nhất là do các hiện tượng rối loạn ở tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng, hoặc tử cung. Ngoài ra, bệnh vô kinh còn xuất hiện do quá trình giảm cân không đúng cách, tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường, tác dụng phụ của các loại thuốc (như Progesterone) và ảnh hưởng từ những căn bệnh mãn tính.

Nguy cơ bị vô kinh

Những ai thường bị vô kinh?
Khoảng 5% đến 7% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc chứng vô kinh thứ phát. Chứng vô kinh thứ phát thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ dưới 25 tuổi và các bé gái trong giai đoạn dậy thì. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện phổ biến hơn ở một số nhóm đối tượng như vận động viên, huấn luyện viên, và diễn viên múa.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng không hành kinh?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng không hành kinh bao gồm:
  • Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình bạn có thành viên nữ bị vô kinh, thì bạn có nguy cơ mắc chứng bệnh này;
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: nếu bạn bị các hiện tượng như chán ăn hoặc ăn vô độ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng vô kinh cao hơn;
  • Tập luyện thể thao: việc tập luyện thể thao không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ không có kinh nguyệt.

Điều trị vô kinh hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vô kinh?
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh vô kinh, như:
  • Chẩn đoán từ bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm;
  • Chụp X-quang hoặc siêu âm để xác định nguyên nhân của vô kinh;
  • Nếu bác sĩ nghi ngờ những bất thường của tuyến yên hoặc vùng hạ đồi, bạn có khả năng phải chụp MRI (cộng hưởng từ) ở não bộ;
  • Chụp CT vùng bụng và vùng xương chậu nếu nghi ngờ có hiện tượng bất thường của tử cung hoặc buồng trứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị vô kinh?
Mỗi nguyên nhân của bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn;
Nếu bạn có các vấn đề bẩm sinh như: tăng sản lượng tuyến thượng thận, suy buồng trứng sớm, và suy tuyến giáp, bác sĩ sẽ kê thuốc đặc trị cho bạn. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bất thường về cấu trúc tử cung, bạn có thể cần phải phẫu thuật;
Vô kinh do hội chứng buồng trứng đa nang cần giảm cân bằng cách ăn kiêng và tập thể dục. Các loại thuốc như metformin trị tiểu đường cũng có thể được chỉ định;
Vô kinh do di truyền cần được đánh giá và điều trị thêm bởi các chuyên gia di truyền học.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng BDD) hay lo lắng về những khiếm khuyết nhỏ trên cơ thể bất kể chúng có thật hay do chính người bệnh tưởng tượng ra.nNhững ai thường mắc phải chứng mặc cảm ngoại hình (hội
  • 28-05-2018
    Mù thoáng qua, hay mù tạm thời, là hiện tượng mất thị lực ở mắt trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh xảy ra do lượng máu chảy đến giác mạc bị thiếu hụt. Tình trạng này thường bắt đầu một cách đột ngột và thường mất đi trong vài giây hoặc vài phút.
  • 17-10-2018

    Thuật ngữ "rối loạn vận động" (tên tiếng Anh là Movement disorders) dùng để chỉ một nhóm các tình trạng hệ thống thần kinh gây ra các động tác tự nguyện, không tự nguyện bất thường, hoặc vận động chậm, giảm vận động. 

  • 28-05-2018
    Định nghĩa Thiếu máu cục bộ đường ruột có thể ảnh hưởng đến ruột non, ruột già hoặc cả hai. Thiếu máu cục bộ đường ruột là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Thiếu máu cục bộ đường ruột có thể gây đau và làm hạn chế chức năng của nó.
  • 28-05-2018
    Khi sỏi mật hiện diện trong túi mật, người ta gọi đó là bệnh sỏi túi mật. Nếu sỏi mật hiện diện trong đường mật, người ta gọi đó là bệnh sỏi đường mật. Sỏi mật làm dịch mật tắc nghẽn trong đường mật, có thể gây nhiễm trùng đường mật, tụy hay gan trầm
  • 28-05-2018
    Sốt co giật, hay còn gọi là co giật do sốt cao, là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở em bé hoặc trẻ. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác và chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số trẻ bị