Bụi phổi silic

Bệnh bụi phổi-silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Về X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt. Bệnh bụi phổi-silic

Bụi phổi silic là gì ?

Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Về X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt.
Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta. Tính đến cuối năm 2011, tổng số bệnh nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic chiếm tới 74,40%.
bụi phổi silic
Hình ảnh minh họa

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh bụi phổi silic

  • Ở giai đoạn bệnh sơ phát với tổn thương hạt nhỏ thường không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện qua chụp X quang trong đợt khám sức khoẻ định kỳ hoặc vì một lý do khác.
  • Khó thở khi gắng sức là triệu chứng cơ bản và triệu chứng duy nhất của bệnh có thể do xơ phổi hoặc khí thũng. Lâu ngày, khó thở diễn ra thường xuyên.
  • Ho và khạc đờm: Ho và khạc đờm là triệu chứng viêm phế quản.
  • Thể trạng bệnh nhân giảm sút thường do nhiều nguyên nhân khác, hoặc là ở giai đoạn quá muộn.
  • Ho ra máu: rất hiếm gặp ở bệnh nếu có ho ra máu, phải tìm cách xác định bệnh lao.
  • Khạc đờm đen: Đờm đen, lỏng, gặp ở công nhân mỏ than.
  • Đau ngực.
  • Khi bệnh phát triển và có biến chứng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác. Mỗi biến chứng lại có những triệu chứng riêng.
  • Đối với bệnh cấp tính: Khó thở bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh, có thể sốt, tử vong nhanh trong vài tháng.

Nguyên nhân bệnh bụi phổi silic

Tinh thể silic tự do (SiO2) là một trong những loại khoáng chất thường gặp nhất trong vỏ trái đất. Nó được tìm thấy trong cát, trong nhiều loại đá như đá granite, sa thạch, đá lửa, đá phiến và một số loại quặng than đá và kim loại.
Khi hít phải tinh thể silic từ bụi trong 'nghề nghiệp' đang làm cũng được xem là tác nhân gây ung thư phổi. Bệnh là một bệnh mạn tính do tiếp xúc với bụi qua một thời gian dài (từ 5 – 10 năm).

Các yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic

Những người làm các công việc tiếp xúc với bụi silic tự do chủ yếu như:
  • Khai thác quặng đá có chứa silic tự do.
  • Đẽo mài đá có chứa silic tự do.
  • Tán, nghiền, sàng các quặng đá chứa silic tự do.
  • Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.
  • Làm sạch hoặc làm nhẵn vật bằng tia cát.
  • Sản xuất, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa, đồ gốm.

Chẩn đoán bệnh bệnh bụi phổi silic

  • Người lao động được xét chẩn đoán phải là người có tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng silic tự do vượt quá giới hạn cho phép.
  • Phải có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 5 năm, cá biệt dưới 5 năm (phải được hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa).
  • Hình ảnh tổn thương trên X-quang, có hạt xilicô.
  • Một số dấu hiệu khác như khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, hội chứng tắc nghẽn phổi và hội chứng hạn chế.

Điều trị bệnh bụi phổi silic

Đây là bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả mà chỉ làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thuốc: thuốc chống viêm, thuốc giảm xơ hóa phổi, thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi SiO2 để bảo vệ đại thực bào hay rửa phế nang để hút hết bụi cùng các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.

Phòng ngừa bệnh bụi phổi silic

Biện pháp kỹ thuật

  • Tránh sản xuất trong điều kiện bụi silic bằng cách thay thế.
  • Tránh bụi bay tung lên bằng cách thực hiện sản xuất trong chu trình kín hoặc có hệ thống thống hút gió tại chỗ.
  • Cơ giới hoá sản xuất, tránh lao động gắng sức, hô hấp tăng làm cho bụi tăng cừờng xâm nhập phổi.
  • Chú ý hệ thống không khí, thoáng gió, che đậy các máy móc phát sinh bụi.
  • Nổ mìn vào cuối ca lao động.

Biện pháp cá nhân

  • Đeo khẩu trang ngăn bụi. Phần lớn các loại khẩu trang đang sử dụng không có hiệu quả lọc bụi hô hấp.
  • Có thể dùng mặt nạ lọc bụi, nhưng phải nhẹ, hít thở dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây kích thích da, không gây dị ứng.
  • Các loại hạt bụi dưới 1 micromet khó ngăn lại ở các màng lọc.

Biện pháp y tế

  • Phải thường kỳ kiểm tra môi trường lao động.
  • Phải tổ chức khám tuyển công nhân và lao động ở các hầm mỏ và các ngành công nghiệp nhiều bụi.
  • Phải tổ chức khám định kỳ hàng năm. Nơi nào bụi có hàm lượng silic tự do cao hay những công nhân phun cát đánh bóng, làm sạch, xay khoáng sản (thạch anh) phải khám định kỳ 6 tháng một lần.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh lý này đặc trưng bởi quá trình giãn cơ không đầy đủ của cơ thắt thực quản dưới và mất nhu động thực quản. Điểm nổi bật của co thắt tâm vị là sự mất các neuron thần kinh ức chế NO và các neuron VIP trong đám rối tạng thực quản. Co thắt tâm vị giai
  • 28-05-2018
    Bệnh múa giật (Sydenham) thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn, hay gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, tỷ lệ trung bình nam/nữ là 1/2,5; Bệnh múa vờn ở trẻ em thường do tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sản hay do trẻ bị ngạt hoặc vàng da sơ
  • 24-06-2022

    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh do vi khuẩn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì rất dễ chữa khỏi. Số người mắc bệnh giang mai ngày càng tăng, đặc biệt là ở nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

  • 28-05-2018
    Bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể gặp ở tất cả trẻ nam và nữ. Tần suất bệnh được gặp trong khoảng 15% các bệnh và dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khó đi cầu hay chậm đi cầu ngay sau khi trẻ được sinh ra, hoặc bởi tình trạng
  • 28-05-2018

    Bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mũi và tai. Bỏng lạnh có thể là một loại vết thương rất nghiêm trọng. Các mô có thể mất nhiều tuần để...

  • 28-05-2018
    Bệnh sốt màng não miền núi, hay còn gọi là sốt màng não, là bệnh cấp tính gây ra do vi khuẩn tên Rickettsia rickettsii (thường có trong bọ ve). Loại ve này có nhiều ở khu vực nhiều cây cối, đặc biệt là bụi cây thấp và bụi cỏ cao. Bệnh thường phổ biến