Nhức đầu

Nhức đầu là tình trạng đau ở vùng đầu và đau không chỉ là sự khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm.

Nhức đầu là gì ?

Nhức đầu là tình trạng đau ở vùng đầu và đau không chỉ là sự khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm.

Triệu chứng, biểu hiện nhức đầu

Triệu chứng, biểu hiện nhức đầu

Nhức đầu nguyên phát Migren

Các đặc trưng điển hình của nhức đầu do migren là:

  • Vị trí: một bên, thái dương, trán, thái dương- trán, sau hố mắt.
  • Đặc tính: đập theo nhịp, đau liên miên, cường độ vừa phải đến nặng, xuất hiện từng cơn riêng biệt.
  • Tiền triệu: trong nhiều trường hợp, có một số triệu chứng thần kinh khác nhau xảy ra trước khi khởi phát cơn nhức đầu.
  • Khởi phát: cơn nhức đầu nặng phát triển rất nhanh, kèm theo buồn nôn và nôn xảy ra rất điển hình trong giờ đầu.
  • Thời gian kéo dài cơn đau: khoảng 4-72 giờ nếu không điều trị.
  • Các triệu chứng phối hợp: buồn nôn và/hoặc nôn, sợ ánh sáng và/hoặc sợ tiếng động.

Nhức đầu từng đợt

Các đặc điểm điển hình của thuốc nhức đầu từng đợt là:

  • Vị trí: một bên và hốc mắt
  • Đặc tính: nặng, nóng bỏng, đau buốt hoặc đau nhói như dao đâm; không đau nhức nhối
  • Các triệu chứng phối hợp: chảy nước mắt, chảy mũi, co đồng tử, sụp mí, xung huyết mũi, mắt đỏ, má đỏ, chậm nhịp tim.
  • Tần số: xảy ra từng đợt 4-6 cơn mỗi ngày, trên 2-12 tuần. Tái phát thường xảy ra hàng nǎm vào cùng thời gian.
  • Khởi phát và thời lượng: cơn thường bắt đầu 2-3 giờ trong giấc ngủ và kéo dài 30-60 phút.

Nhức đầu thành đợt là dạng nặng nhất của nhức đầu nguyên phát. Nam mắc nhiều hơn nữ, điển hình ở độ tuổi 20- 30. Các triệu chứng có đặc điểm rõ và dễ chẩn đoán.
Các triệu chứng của nhức đầu thành đợt phù hợp với sự giải phóng bất thần histamin vào dòng máu. Như vậy, nhức đầu thành đợt đã được coi là 'nhức đầu histamin'. Tuy nhiên, các thuốc kháng histamin lại không có tác dụng điều trị dạng nhức đầu này.

Nhức đầu áp lực hoặc nhức đầu do co cơ

Các đặc trưng điển hình của nhức đầu áp lực hoặc nhức đầu do co cơ là:

  • Vị trí: thường khu trú ở các cơ trên đầu: quanh hố mắt, vùng thái dương và vùng chẩm. Như vậy nhức đầu áp lực được mô tả điển hình là “giống bǎng mũ” về sự phân bố. Nhức đầu điển hình là cả 2 bên và đối xứng, nhưng nó cũng có thể là một bên hoặc thường khu trú ở vùng chẩm và vùng trán.
  • Đặc tính: đau âm ỉ, tính chất thắt chặt hoặc như có dải bǎng quấn chặt quanh đầu, da đầu nhạy cảm hoặc đau. Nhức đầu điển hình là nhẹ lúc đầu và nặng dần về sau.
  • Tần số: hàng ngày hoặc trong thời gian stress.
  • Thời gian kéo dài cơn đau:: hàng giờ tới hàng ngày. Các bệnh nhân có nhức đầu thường xuyên hàng ngày hoặc hàng tuần hay có nhức đầu áp lực (còn các bệnh nghiêm trọng ở trong sọ cần được xem xét trong chẩn đoán khác).
  • Tiền triệu: không.
  • Các triệu chứng đi kèm: buồn nôn và nôn thường hiếm và nếu có thường xảy ra sau nhiều giờ khi nhức đầu đã trở nên nặng.

Nhức đầu thứ phát

Các nhức đầu thứ phát có những nguyên nhân đặc hiệu, mà nếu được điều trị thích hợp sẽ làm giảm được nhức đầu. Khi các triệu chứng nhức đầu không theo mô hình điển hình của loại nhức đầu nguyên phát, thầy thuốc cần phải nghi ngờ và tìm kiếm các nguyên nhân thứ phát. Nói chung, xem xét kỹ tiền sử bệnh và thǎm khám thực thể sẽ xác định được đầu mối nhức đầu của các nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân gây nhức đầu thường gặp

Triệu chứng nhức đầu thường gặp


Nhức đầu gồm 2 loại: nhức đầu nguyên phát (đau không kèm dấu hiệu bệnh liên quan) và nhức đầu thứ phát (đau đầu do một bệnh cụ thể gây ra).

Nhức đầu nguyên phát

Bệnh nhân đau nửa đầu cần hạn chế stress, kiêng ăn sô-cô-la, phô mai...
Nhức đầu do căng thẳng: là triệu chứng nhức đầu thường gặp nhất, khoảng 90% người mắc bệnh này, đặc biệt là ở phụ nữ. Bệnh nhân thường đau 2 bên đầu, cảm thấy như đầu bị bó chặt lại từ thái dương hay vùng chẩm, vùng cổ, có thể kéo dài nhiều ngày kèm theo khó ngủ, nhức đầu tăng lên cùng ánh sáng hay tiếng ồn. Có thể dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta hay thuốc an thần.
Nhức đầu nguyên phát Migraine (đau nửa đầu): 18% nữ giới gặp chứng nhức đầu này sau tuổi dậy thì, trong khi tỉ lệ đó ở nam giới là 6%. Nguyên nhân do mạch máu giãn nở trong sọ và hóa chất từ các sợi thần kinh xung quanh.
Nhức đầu nguyên phát Migraine xảy ra ở trán, sau hố mắt, một bên thái dương, đau liên miên, thường không được chẩn đoán chính xác vì dễ nhầm với nhức đầu do viêm xoang, do căng thẳng... Triệu chứng nhức đầu xuất hiện từng cơn riêng biệt, đau vừa phải đến nặng khoảng 4-72 giờ nếu không được điều trị kèm theo buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng hoặc tiếng động.
Bệnh nhân đau nửa đầu cần hạn chế stress, kiêng ăn sô-cô-la, phô mai, rượu, thuốc lá, cà phê hay thuốc ngừa thai. Có thể sử dụng thuốc nhóm ergotamin để điều trị triệu chứng đau đầu này. Phòng ngừa bằng thuốc ức chế canxi và kháng serotonin, chẹn beta. Nghiên cứu gần đây cho thấy, người đau nửa đầu thường có nguy cơ mắc bệnh hen.
Nhức đầu từng đợt: thường đau một bên đầu và hốc mắt, là chứng nhức đầu nguyên phát ít gặp nhất nhưng cũng diễn biến nặng nhất, chiếm khoảng 0,1% dân số. 85% nam giới mắc bệnh với độ tuổi trung bình từ 20 - 30. Cơn đau khoảng 30-60 phút, bắt đầu 2-3 giờ trong giấc ngủ, xảy ra 4-6 đợt mỗi ngày kèm theo chảy nước mắt, ngạt mũi, sụp mí, ra nhiều mồ hôi, chảy nước mũi, không buồn nôn và nôn... Loại nhức đầu này được coi là rối loạn thần kinh - hóa học có chu kỳ, thường điều trị bằng corticoid, lithium, methysergid... Thuốc kháng histamin không có tác dụng điều trị triệu chứng nhức đầu này.
Nhức đầu do co cơ hoặc nhức đầu áp lực: thường đau quanh hố mắt, thái dương và vùng chẩm, có thể đau 2 bên và đối xứng hoặc đau riêng vùng chẩm, trán. Cơn đau âm ỉ, co thắt, đau nhẹ lúc đầu, nặng dần về sau, thậm chí buồn nôn và nôn. Bệnh nhân thường xuất hiện cơn đau khi căng thẳng hoặc đau hàng ngày.

Nhức đầu thứ phát

Triệu chứng nhức đầu thứ phát còn do bệnh Parkinson gây nên
Triệu chứng nhức đầu thứ phát thường gặp do ngưng uống cà phê, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng, cao huyết áp hoặc nặng hơn là u não, viêm màng não, chấn thương sọ não.
Tăng huyết áp ác tính, tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân gây nhức đầu thứ phát. Nếu không được điều trị đặc hiệu, viêm động mạch thái dương ở người cao tuổi kèm theo mệt mỏi, thiếu máu có thể khiến bệnh nhân bị mù hoặc đột quỵ.
Triệu chứng nhức đầu thứ phát còn do bệnh Parkinson; thiếu máu cơ tim do bệnh lý mạch vành; tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc-môn hoặc ngộ độc carbon monoxide (CO); do thuốc estrogen, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc ức chế calcium trong điều trị tăng huyết áp...
Ngoài ra, ung thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến; tụ máu dưới màng cứng sau khi chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ… là những nguyên nhân gây nhức đầu thứ phát.
Hạn chế stress, mất ngủ, rượu, bia, thuốc lá, sô-cô-la, đồ ăn nhiều mỡ, mì chính, gia vị cay nóng... để ngăn ngừa triệu chứng đau đầu.
Sinh hoạt và tập luyện điều độ, trước khi đi ngủ và sáng sớm thức dậy nên xoa bóp trán, thái dương, đỉnh đầu... giúp giảm triệu chứng nhức đầu rõ rệt.

Những dấu hiệu nhức đầu không nên chủ quan

Những dấu hiệu nhức đầu không nên chủ quan


Dấu hiệu nhức đầu thường bị bỏ qua nhưng một cơn đau đầu dữ dội có thể cảnh báo cơ thể mắc bệnh nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, viêm màng não…
Thường xuyên nhức đầu: Khi cơn đau xuất hiện, mọi người có thói quen sử dụng thuốc giảm đau xong là ‘quên’ luôn dấu hiệu nhức đầu này. Nhưng nếu mới bị đau và đau thường xuyên hoặc tính chất đau thay đổi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Đau đầu đột ngột: cường độ đau tăng mạnh, cảm giác nôn hoặc buồn nôn, người ngứa ran, tê rát như kim châm, khó di chuyển (lực di chuyển ở tay, ngón tay yếu dần), khó nói… có thể là dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ xuất huyết. Trường hợp này cần được cấp cứu ngay lập tức vì người có dấu hiệu nhức đầu như vậy rất dễ bị đột quỵ.
Chưa từng đau đầu dữ dội: có thể là biểu hiện của chứng phình động mạch trong não. Nguy cơ tai biến sẽ xảy ra nếu chảy máu trong não không được ngăn chặn kịp thời.
Đầu bị đau sau khi va chạm mạnh: do ngã, tai nạn hoặc chấn thương, thậm chí bệnh nhân có thể mất ý thức tạm thời. Nếu thấy dấu hiệu nhức đầu kèm theo buồn nôn, nôn, bầm tím ở đầu, nặng hơn là co giật, hôn mê, cần đưa bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.
Có thể dùng Paracetamol giảm đau nhưng tuyệt đối không lạm dụng thuốc
Dấu hiệu nhức đầu kèm theo viêm xoang, viêm tai giữa, cảm lạnh, cảm cúm… là triệu chứng thường gặp của các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em. Phụ huynh nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, làm xét nghiệm bổ sung và có hướng điều trị kịp thời.
Khi trẻ căng thẳng, lo lắng hoặc bị trầm cảm cũng là lúc xuất hiện dấu hiệu nhức đầu. Yếu tố cảm xúc có thể khiến tình trạng nhức đầu thêm trầm trọng nên đánh giá tâm lý là việc làm cần thiết trong khám thực thể, đặc biệt với bệnh nhân bị nhức đầu mạn tính.
Đau đầu dữ dội là triệu chứng của bệnh nhức nửa đầu, có thể nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau sẽ đỡ. Tuy nhiên, dấu hiệu nhức đầu cũng cảnh báo sự xuất hiện của khối u hoặc tình trạng xuất huyết não. Người nhà cần lưu ý tình trạng đau đột ngột, đau nhiều, đau kéo dài kèm theo chảy nước mắt, buồn nôn hoặc nôn…
Nhức đầu do thời tiết: thường tự khỏi sau vài giờ nhưng cơn đau rất khó chịu khiến bạn không thể tập trung làm việc… Ngay khi có dấu hiệu nhức đầu, bạn nên nằm nghỉ với tư thế chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não tốt hơn.
Uống thuốc giảm đau có tác dụng điều trị triệu chứng nên có thể dùng Paracetamol khi không thể chịu nổi cơn đau nhưng tuyệt đối không lạm dụng thuốc, tuân thủ chỉ định dùng thuốc để tránh nhờn thuốc và hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Nhức đầu do thời tiết thường dễ nhầm với đau nửa đầu bệnh lý nên cần khám chuyên khoa ngay khi xuất hiện dấu hiệu nhức đầu kéo dài, buồn nôn hoặc nôn.

Điều trị nhức đầu

Điều trị nhức đầu

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 theo đề xuất của Tổ chức Y tế thế giới. Điển hình và phổ biến của nhóm này là paracetamol (còn có tên acetaminophen), aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID) để trị nhức đầu.
Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng. Như đối với người lớn, liều thông thường của paracetamol không nên quá 3g/ngày (mỗi lần 500-1.000mg, 3 lần/ngày). Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Tuy nhiên, uống acetaminophen liều cao trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận. Uống liều trên 15g có thể gây tử vong do suy gan không hồi phục và tuyệt đối tránh uống acetaminophen khi uống rượu vì dễ gây tổn thương gan.
Aspirin là thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và có thể gây chảy máu dạ dày. Tuy hiện nay trên thị trường đã có loại aspirin được bào chế ở dạng viên bao phim hạn chế sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc dạ dày nhưng vẫn không loại bỏ hết nguy cơ gây tác dụng phụ trên dạ dày và khả năng hấp thụ lại kém, đặc biệt là uống lúc ăn no. Cần lưu ý aspirin có thể gây chảy máu, do đó nên tránh dùng cho những người có rối loạn máu hoặc bị bệnh huyết áp; không chung với các thuốc chống đông máu có thể gây chảy máu chết người, không dùng cho người có bệnh hen phế quản, người chuẩn bị phẫu thuật hoặc trẻ em dưới 15 tuổi (tránh nguy cơ bị hội chứng Reye). Chính vì vậy, mặc dù là sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, người bệnh cũng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng ngừa nhức đầu

Phòng ngừa nhức đầu

Nhức đầu thứ phát

  • Điều trị triệt để các bệnh lý gây nên nhức đầu.
  • Không lạm dụng các thuốc/hóa chất gây nhức đầu.

Nhức đầu nguyên phát

  • Phòng tránh nhức đầu do áp lực: Dành thời gian thư giãn trong ngày. Nơi làm việc đủ sáng và thoáng khô. Tránh bị stress.
  • Tránh nhức nửa đầu hay nhức từng vùng: Không ăn pho mát, hạt dẻ, chocola, uống vang đỏ hay các thực phẩm chứa caffein. Không làm việc nơi ánh sáng tối.
  • Giảm nhức đầu do xoang: Thường gây bởi thời tiết lạnh hay dị ứng làm đường hô hấp bị viêm hay nhiễm trùng. Do vậy nên tránh lạnh. Tránh những nguyên nhân khởi nguyên những vấn đề ở xoang như hạt phấn, bụi bặm, khói thuốc và các mùi nặng. Để giảm đau nên giữ cho các xoang được mở và không có chất nhầy (mũi); Dùng các loại thuốc chống tụ huyết ở mũi để hết nghẹt mũi và giảm viêm; Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy gây nghẹt mũi; Chườm nóng xung quanh xoang mũi.

Phòng ngừa nhức đầu bằng những thói quen tốt

Phòng ngừa nhức đầu bằng những thói quen tốt
Lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa nhức đầu: duy trì chế độ làm việc, vận động nghỉ ngơi hợp lý; tránh ồn ào, hạn chế dùng các thực phẩm gây đau đầu.
Tăng cường rau xanh, ăn nhiều bữa
Người thường xuyên bị cơn đau đầu hành hạ nên bổ sung thực phẩm giàu magiê trong thực đơn hàng ngày như rau bina, đậu phụ, dầu ôliu, hạnh nhân, bí ngô, hạt điều, hạt hướng dương. Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng là để lượng đường trong máu được ổn định hơn.
Hạn chế thực phẩm gây đau đầu
Khoa học chứng minh một số thực phẩm khiến cơn đau đầu tăng thêm như pho-mát, bột ngọt, thịt hun khói, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp… Hãy nhanh chóng loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé.
Ngoài ra, thực đơn ăn uống được bổ sung vitamin B2 hoặc riboflavin, coenzyme Q10, magiê… rất tốt trong phòng ngừa nhức đầu tái diễn.
Tránh tiếng ồn, không lạm dụng cà phê
Ánh sáng quá gắt, tiếng ồn hoặc hương thơm quá nồng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu.
Nếu có dấu hiệu nhức đầu, một tách cà phê là liệu pháp giảm đau hữu hiệu nhưng không nên lạm dụng. Khi hệ thần kinh tỉnh táo, bạn sẽ rất khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dẫn đến bị đau đầu.
Nếu bạn là người nghiện cà phê, hãy bắt đầu ngày mới với bằng việc thả lỏng cơ thể dưới vòi sen nóng, nhâm nhi một tách cà phê và đừng bỏ qua bữa ăn sáng.
Uống nhiều nước
Hãy bổ sung nước cho cơ thể suốt cả ngày
Mất nước làm máu khó lưu thông đến não khiến chứng nhức đầu càng thêm trầm trọng hơn. Thay vì chỉ cung cấp nước trong khi ăn hoặc vận động, bạn hãy bổ sung nước cho cơ thể suốt cả ngày.
Duy trì cân nặng
Thừa cân làm tăng nguy cơ đau nửa đầu, đặc biệt với những phụ nữ da trắng dưới 50 tuổi. Giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp, tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa để chứng nhức đầu không thường xuyên xảy ra.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Ngủ quá ít chính là nguyên nhân gây đau đầu khi não nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng. Người ngủ trung bình 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị đau đầu vào buổi sáng nhiều hơn người ngủ 7-8 giờ. Tuy nhiên, ngủ nhiều cũng khiến đầu bị đau nên bạn hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định để đảm bảo sức khỏe.
Tập luyện thể thao
Khi tập thể dục, cơ thể sản xuất hoóc-môn endorphin có tác dụng giảm đau. 30 phút tập đạp xe đạp, bơi lội, chạy bộ hoặc luyện yoga không những tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa nhức đầu hữu hiệu. Sau 2 tuần tập luyện theo chế độ này, bạn sẽ thấy dấu hiệu đau đầu giảm dần.
Tập thiền, giảm căng thẳng
Nhức đầu là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần nghỉ ngơi, vì vậy bạn nên thả lỏng cơ thể để tinh thần thư giãn mỗi khi gặp tình huống căng thẳng trong công việc hoặc cuộc sống. Nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, đủ sáng, ngủ 1 giờ hoặc lâu hơn là giải pháp tuyệt vời đẩy lùi cơn đau đầu.
Ngoài ra, thư giãn với yoga, dành 10 phút mỗi ngày để tập thiền hoặc chăm sóc cây xanh giúp bạn tĩnh tâm, quên hết lo toan, muộn phiền trong cuộc sống.
Không đọc sách báo trên tàu, xe
Do mắt và tai bị mất cân bằng nên những người có triệu chứng say tàu xe thường nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Biện pháp khắc phục là ngồi ghế phía trước, không đọc sách báo, xem video, điện thoại… khi xe đang chạy.
Không làm việc quá lâu với máy vi tính
Tập trung tinh thần cao độ làm việc với máy tính trong thời gian dài có thể gây nhức đầu. Bố trí không gian làm việc thông thoáng (có thể mở cửa sổ thay vì bật điều hòa suốt ngày), sau 30 - 45 phút làm việc tranh thủ nghỉ giải lao, rời mắt khỏi màn hình để giảm căng cơ, mỏi mắt.
Tránh lạm dụng thuốc
Không thể điều trị dứt điểm những cơn đau đầu do thay đổi nhiệt độ, thời tiết
Uống thuốc giảm đau hơn 2 lần mỗi tuần làm tăng mức độ và tần suất nhức đầu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế phải uống thuốc thường xuyên. Nếu không tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc, bạn có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm do tác dụng phụ của thuốc mang lại.
Những cơn đau đầu do thay đổi nhiệt độ, thời tiết… thường chỉ được điều trị triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm.
Hãy đội mũ rộng vành, đeo kính mát khi đi ngoài nắng hoặc giữ ấm cơ thể trong mùa đông là những cách đơn giản mà hiệu quả trong phòng ngừa nhức đầu.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, đồng thời cũng là nơi sản xuất chính của các hormon nam. Các hormon này kiểm soát sự phát triển của các cơ quan sinh sản và các đặc tính nam. Tinh hoàn nằm trong bìu ở dưới dương
  • 28-05-2018
    Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ
  • 04-10-2018

    Viêm phế quản mãn tính là tình trạng niêm mạc lót trong các ống phế quản bị sưng đỏ lên và tiết nhiều chất nhầy. Các chất nhầy này làm hẹp lòng ống và gây khó thở. Bệnh khí phế thũng là tình trạng nhiều phế nang bị mất đi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

  • 28-05-2018
    Ung thư hậu môn là hiện tượng phát triển bất thường của các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận. Phần lớn trường hợp ung thư hậu môn là ung thư dạng biểu mô, u tế bào hắc tố, biểu mô tế
  • 28-05-2018
    Vẩy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
  • 17-10-2018

    Loạn trương lực cơ (dystonia) là rối loạn vận động (movement disorders) đặc trưng bởi những cử động không tự ý, có sự duy trì co thắt cơ dẫn đến xoắn vặn và các cử động lặp đi lặp lại, hoặc tạo nên những tư thế bất thường.