Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ

Định nghĩa Bệnh Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Nhiễm MRSA lây lan chủ yếu qua da và thường bắt đầu bằng các mụn nhọt gây đau đớn. Có 2 loại nhiễm MRSA: MRSA lan truyền trong các môi trường chăm sóc y tế, MRSA lan truyền trong cộng đồng.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng thường thấy là trên da xuất hiện những cục u nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt. Những vùng này có thể trở nên căng tức, đau hoặc nóng. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: tức ngực, ho hoặc khó thở, mệt mỏi, sốt và ớn lạnh, đau đầu, phát ban, những vết thương không lành.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Côn trùng cắn, phát ban và các vấn đề khác về da có thể nhầm lẫn với nhiễm MRSA vì các triệu chứng tương tự. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bị nhện cắn hoặc có nhìn thấy nhện hay không. Nhiều “vết cắn” thực ra lại là nhiễm MRSA. Nếu nhiễm trùng da lan rộng hoặc không cải thiện sau 2-3 ngày điều trị kháng sinh thông thường, bạn nên gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Tình trạng bệnh lý có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Nguyên nhân

Tụ cầu vàng bắt đầu kháng methicillin sau nhiều năm sử dụng loại thuốc kháng sinh này để điều trị bệnh. Đa số những trường hợp bị nhiễm MRSA thường là do tiếp xúc qua da với người bệnh hoặc do dùng chung dụng cụ đã bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, với những người có hệ miễn dịch yếu như đã từng phẫu thuật, điều trị ung thư, lọc thận… cũng tạo điều kiện cho khuẩn tụ cầu vàng phát triển.

Nguy cơ mắc bệnh

Bệnh có thể xảy ra cho bất kỳ ai, nhất là những người sinh hoạt ở nơi quá đông đúc. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy gọi bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA):
  • Sống hoặc sinh hoạt trong môi trường chăm sóc y tế (thăm khám, nhập viện, làm việc…).
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc cơ thể: MRSA có thể dễ dàng lây lan qua các vết đứt và vết rách, hoặc tiếp xúc qua da.
  • Sống trong điều kiện chật chội và dơ bẩn.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh (nhất là với những người đồng tính nam).

Điều trị

Một vài bệnh nhiễm trùng có thể không cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đối với những người đã bị áp xe do MRSA gây ra, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách rạch và dẫn lưu để làm sạch vết thương. Điều trị bằng thuốc kháng sinh phụ thuộc vào loại thuốc diệt vi khuẩn.
Các thuốc có thể dùng gồm: trimethoprim/sulfamethoxazole. Các loại thuốc mới hơn gồm linezolid, daptomycin, quinupristin/dalfopristin, tigecycline và telavancin.
Những người bị nhiễm MRSA có thể được cách ly, người đến thăm và nhân viên y tế nên mang quần áo bảo hộ và rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Điều trị và chăm sóc tại nhà
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý uống thuốc mà không có chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn chặn lan truyền bệnh.
  • Thay và giặt drap giường thường xuyên. Dùng nước nóng và máy làm khô cho ga giường và khăn tắm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng cồn rửa tay nhanh là cách tốt để phòng tránh MRSA. Lau chùi các bề mặt mà bạn tiếp xúc ở phòng tập và tắm sau khi có bất kì tiếp xúc trực tiếp da-da nào. Không chạm vào vết thương, băng hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Khi ở bệnh viện, nên nhắc nhở các các nhân vân y tế rửa tay trước khi chạm vào bạn.
phòng tránh nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin

(nguồn hellobacsi, viện y học ứng dụng)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    1. Thiếu máu thalassemia Bệnh thiếu máu thalassemia là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra Hemoglobin bất thường. Đây là thành phần có trong hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu ô xy trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
  • 28-05-2018
    Ngày nay, những tiến bộ về y học và những biện pháp phòng ngừa, chăm sóc sức răng miệng đã được áp dụng rộng rãi, nhưng bệnh sâu răng vẫn còn phổ biến và số người mắc bệnh vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có
  • 17-10-2018

    Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở võ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn

  • 28-05-2018
    Các yếu tố tác động bên ngoài môi trường đến cơ thể và da của chúng ta về vật lý, hoá học, vi sinh vật..., căng thẳng thần kinh, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật tác động lên quá trình lão hoá của con người. Các chất ôxy hoá làm tổn hại tế bào (các gốc
  • 28-05-2018
    Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:nSốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm (bệnh chốc) là bệnh da thường gặp do nhiễm vi khuẩn liên cầu (liên cầu khuẩn). Bệnh có tính lây lan, nhất là đối với trẻ em, có thể lây lan thành dịch ở trong gia đình hoặc trong trường học. Bệnh chốc có thể xảy ra quanh