Lão hóa da

Các yếu tố tác động bên ngoài môi trường đến cơ thể và da của chúng ta về vật lý, hoá học, vi sinh vật..., căng thẳng thần kinh, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật tác động lên quá trình lão hoá của con người. Các chất ôxy hoá làm tổn hại tế bào (các gốc

Tổng quan về lão hóa da

Các yếu tố tác động bên ngoài môi trường đến cơ thể và da của chúng ta về vật lý, hoá học, vi sinh vật..., căng thẳng thần kinh, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật tác động lên quá trình lão hoá của con người.
Các chất ôxy hoá làm tổn hại tế bào (các gốc tự do), tác động đến enzyme, làm huỷ hoại protein của tế bào cũng là nguyên nhân gây lão hóa.

Lão hóa - không ai cưỡng lại được

Theo BS Trần Ngọc Ánh, lão hóa da là quá trình sinh học không ai cưỡng lại được. Từ khoảng 30 tuổi da đã giảm độ căng mịn, lỗ chân lông to ra, vài nếp nhăn sẽ xuất hiện. Từ 40 tuổi trở đi những nếp dấu 'chân chim' khóe mắt, nếp nhăn trán, ấn đường sẽ hằn sâu hơn, da xỉn, ít sức sống.
Từ 50 - 60 tuổi, nếp nhăn chằng chịt, da khô, thô ráp…
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Viện Da liễu Quốc gia, có hai loại lão hoá da: Lão hoá nội sinh và lão hoá ngoại sinh.
  • Lão hoá nội sinh là toàn bộ da bị lão hoá, kể cả vùng da được che kín.
  • Lão hóa ngoại sinh là do môi trường, nghề nghiệp gây nên (ánh nắng mặt trời, khói bụi, tia tử ngoại, sự ô nhiễm của môi trường do bụi công nghiệp, khí thải, công việc căng thẳng, sức ép tâm lý, tinh thần không ổn định, lo âu, mất ngủ; chế độ ăn uống không hợp lý; ít vận động; lạm dụng mỹ phẩm…).
Ngoài tác động làm da bị sạm, khô, teo... ở các vùng da hở khiến nếp nhăn và các đốm nâu đen xuất hiện; lão hóa còn làm da khô, thô ráp, mất độ bóng, xạm da, nám, giảm độ dày của da, gây đổ sụp các cơ tạo các vết nhăn, chùng nhão chảy sệ trên mặt và ngày càng rõ ở đuôi mắt, khoé miệng.
Những thói quen nhăn mặt, nhíu mày cũng tạo những nếp nhăn trên mặt.

Triệu chứng, biểu hiện của lão hóa da

Triệu chứng, biểu hiện của lão hóa da

  • Da khô, khi sờ thấy thô ráp, da bị nhăn nheo, da nhẽo, da chùng xuống, da bị teo, da có màu vàng nhạt không còn hồng hào như trước nữa, xuất hiện các tổ chức tân sinh lành tính, các vết sắc tố và nám da, tóc muối tiêu rồi bạc.
  • Cấu tạo vi thể có những thay đổi ở thượng bì da và ở trung bì nông, các nhú bì có chức năng nuôi dưỡng thượng bì trở nên mỏng và do vậy da không được nuôi dưỡng đầy đủ như trước nữa. Sự tổng hợp vitamin D cũng suy giảm.
  • Trung bì cũng bị teo mỏng, giảm số lượng tế bào và mạch máu, thậm chí có nơi mất tế bào và mạch máu. Các sợi tạo keo như sợi chun (elastin), sợi keo (collagen) và các chất cơ bản ở trung bì cũng giảm mạnh về số lượng và thay đổi về chất lượng, từ tuổi 30 trung bình mỗi năm giảm 1%.
  • Do những thay đổi này mà da trở nên lỏng lẻo, độ đàn hồi kém và bị nhăn nheo, chùng xuống, khả năng giữ nước của lớp sừng kém, do vậy da không còn căng mọng như tuổi đôi mươi nữa.
  • Các mạch máu, tuyến mồ hôi, tuyến bã, các đầu mút thần kinh ở da cũng giảm về số lượng và teo nhỏ về kích thước. Nuôi dưỡng da vì vậy bị kém đi. Khả năng tái tạo và đổi mới tổ chức tế bào bị chậm lại. Một biểu hiện của lão hoá da là giảm số lượng các tế bào hắc tố.
  • Chúng ta có thể thấy được bằng biểu hiện của tóc bị bạc. Theo các khảo sát thì có trên 50% số người trên 50 tuổi bị bạc một nửa tóc. Hơn nữa, sợi tóc cũng nhỏ hơn và tóc mọc cũng chậm hơn.
  • Các biểu hiện khác của lão hoá da là da khô, mất độ bóng do các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm tiết, tuyến tiết mùi ở nách cũng giảm. Nghiên cứu cho thấy ở nam giới, cứ 10 năm tuyến bã giảm 23%, trong khi ở nữ là 32%.
  • Móng tay cũng mất dần độ bóng và màu hồng tươi, móng bị khô, xuất hiện các vết rãnh. Các đầu mút thần kinh cũng giảm: mật độ 30/mm2 khi trẻ và chỉ còn 12/mm2 lúc 70 tuổi. Khả năng miễn dịch và chống đỡ của da với các tác nhân bên ngoài cũng suy giảm.

Nguyên nhân lão hóa da

Nguyên nhân lão hóa da

  • Do di truyền: Đây là sự lão hóa sinh học, tự nhiên và không tránh được, đã được lập trình trước trong tế bào. Sự lão hóa tùy theo từng người, do gen di truyền quyết định.
  • Do hormone: estrogen có ảnh hưởng đến việc sản xuất chất tạo keo. Việc giảm sản xuất estrogen dẫn đến giảm sản xuất chất tạo keo.
  • Do thời gian: Lão hóa theo thời gian phụ thuộc vào sự trao đổi chất hàng ngày của tế bào. Mỗi tế bào có năng lượng sống và ty lạp thể của riêng nó. Ty lạp thể ảnh hưởng đến việc giải phóng năng lượng của các phân tử thực phẩm bằng cách dùng phân tử khí ôxy.
Hợp chất năng lượng cao được cấu thành từ các ty lạp thể có thể được đưa trực tiếp đến các tế bào cần năng lượng để phát triển, phân chia, và sản xuất những gì cần thiết cho các mô, đặc biệt giúp bảo vệ da chống lại các tác hại và chữa lành các vết thương ở da…
  • Do hô hấp: Qua quá trình thở, chúng ta đã cung cấp cho tế bào lượng ôxy để các ty lạp thể sản xuất năng lượng. Và tác dụng phụ của quy trình này là các gốc ôxy tự do được hình thành. Thời trẻ, các tế bào sản xuất ít các gốc tự do và nhiều chất đề kháng chống lại tác hại của các gốc tự do.
Theo thời gian, các tế bào sản xuất nhiều hơn các gốc tự do và cùng lúc đó hệ miễn dịch của tế bào đã “mệt mỏi”, do đó tế bào dễ bị các gốc tự do tấn công. Thực chất thì các gốc tự do đã ảnh hưởng đến các collagen và sợi đàn hồi, kết quả là làn da bị mỏng đi và nhăn nheo.
  • Do môi trường sống: bia rượu, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, tinh thần suy nhược, không khí ô nhiễm làm cho làn da mau lão hóa.

Điều trị lão hóa da

Điều trị lão hóa da

Phương pháp điều trị bằng thuốc
  • Acid Alpha hydroxy dạng gel (gel neostrata plus – AHA) và acid beta hydroxy dạng gel: Thoa đều lên da vào mỗi tối sẽ làm mờ đi vùng da bị đổi màu do tàn nhang, hiện tượng lão hoá, tăng sắc tố da… xuất hiện khi mang thai hoặc sử dụng các dụng cụ ngừa thai.
  • Kem Retin A được bôi lên các vết tàn nhang 1 lần/ngày trong 6 tháng giúp thu nhỏ các vùng da lão hóa rộng và làm biến mất dần dần vùng da bị lão hóa.
  • Lột bằng acid Alpha hyroxy: sử dụng acid nhẹ bôi lên da và đợi cho đến khi da lành tổn thương. Lột bằng hóa chất có hiệu quả tốt nhất với người có mắt xanh, tóc nhạt màu nhưng có thể mang lại hiệu quả cho mọi loại da khác nhau. Đây là phương thức điều trị nhanh hàng thứ hai để loại bỏ lão hóa.
  • Trị liệu nitơ lỏng: là phương pháp nhanh nhất để loại bỏ lão hóa. Nitơ lỏng là khí được làm lạnh tới -160,5 độ F, Bác sĩ sẽ tưới nitơ lỏng vào vùng da lão hóa. Tại đây nitơ lỏng đốt cháy da sẫm màu do lão hóa làm cho lớp da này trắng sáng trở lại sau 1 tháng hoặc sau điều trị.

Phòng ngừa lão hóa da

Phòng ngừa lão hóa da

Chế độ ăn uống hợp lý, trong đó có chứa các loại thực phẩm chống ôxy hóa giống như một trong các bữa ăn mà TS. Nicholas Perricone đưa ra bên dưới có thể giúp làn da bạn luôn tươi khỏe.
Protein
Protein cần thiết để tái tạo tế bào. Ăn cá là một trong những cách tốt nhất để 'nạp' protein cho cơ thể vì cá có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao. Sữa chua cũng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, nó có chứa vi khuẩn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Trái cây và rau củ
Hãy tìm những loại trái cây và rau củ nhiều màu sắc vì chúng có chứa các chất chống ôxy hóa rất tốt cho da. Dưa đỏ đặc biệt có thể giúp làn da bạn luôn trẻ trung và rạng ngời. TS. Perricone khuyến cáo nên bổ sung dưa đỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Carbohydrate tốt
Cần có carbohydrate trong các bữa ăn của bạn, nhưng hãy chắc loại carbon này được lấy từ nguồn thức ăn tốt. Hạn chế mì ống, bánh mì, khoai tây, gạo và ngô. Hãy chọn loại rau củ và trái cây không tinh bột và có lượng đường thấp.
Chất béo không bão hòa
Mỗi bữa ăn nên có thêm một lượng nhỏ chất béo không bão hòa; một muỗng cà phê dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh, hoặc 2 -3 muỗng dầu ô liu lớn hoặc dầu quả hạnh sẽ rất hợp lý.
Những thực phẩm cần tránh
Tránh đường, thịt đỏ, dầu hydro hóa và chất béo. Hạn chế sữa ít hoặc không béo. Chọn lòng trắng trứng thay thế cho việc ăn cả quả trứng. Đừng bao giờ ăn thực phẩm chiên, nướng thay cho thực phẩm hấp, luộc hoặc xào.

Chế độ chăm sóc khi bị lão hóa da

Chế độ chăm sóc khi bị lão hóa da

  • Tiêm collagen trực tiếp vào da để xóa nhăn thích hợp với người đã có những nếp nhăn sâu để làm đầy vùng khuyết chỗ nếp nhăn và phục hồi làn da nhanh. Tuy nhiên, thủ thuật này tốn kém và lặp lại thường xuyên, có thể có biến chứng.
    • Collagen dạng kem rất khó thấm qua lớp thượng bì để vào sâu nên ít tác dụng. Do đó, khi da bị lão hóa, suy giảm từ hệ thống trung bì, hạ bì (35 – 45 tuổi với các nếp nhăn khó khắc phục) cần điều trị trực tiếp và phải có hỗ trợ chuyên môn để giải quyết nếp nhăn, da thừa nhanh bằng ngoại khoa.
  • Điều trị nội khoa có nhiều dược phẩm hỗ trợ, bổ sung collagen đường uống là cách tốt nhất để làm chậm quá trình lão hóa, nhưng phải ở giai đoạn cơ thể bắt đầu lão hóa và phải là collagen tinh khiết mới giúp cơ thể tái tạo lượng collagen mất đi. Nếu bổ sung collagen ở giai đoạn muộn, hoặc dùng collagen tổng hợp chỉ làm chậm quá trình hình thành những nếp nhăn mới, chứ không giảm được lão hóa.
  • Để giảm lão hóa da nên ăn uống cần cân bằng 5 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, đạm, béo, các vitamin (A, C, E, B5), khoáng chất và nước. Nên ăn ít đạm, ít béo và ăn nhiều hoa quả tươi, rau (250 - 300g rau xanh/người/ngày) để làm chậm quá trình lão hóa da.
    • Các loại rau màu xanh đậm như rau họ cải (cải bẹ xanh, bông cải, cải bắp…), các loại rau củ quả màu cam giàu beta-caroten, vitamin phòng lão hóa da tốt.
    • Nên ăn 3 – 4 lần hải sản/tuần vì giàu canxi và vitamin, rất tốt cho da và cân bằng cơ thể. Bữa ăn nên dùng thêm 1 thìa dầu ô liu (hoặc dầu hạt lanh, dầu quả hạnh...) để cung cấp chất béo không bão hòa cho cơ thể.
  • Tránh ăn nhiều đường, thịt đỏ, dầu hydro hóa và chất béo. Hạn chế sữa ít hoặc không béo. Không dùng nhiều thực phẩm có phản ứng với tia cực tím, làm tổn thương da như thực phẩm chứa prosalen (cần tây, mùi tây…), thực phẩm chứa quinine (nước tăng lực, nước có vị đắng), đồ hộp và các nước uống có chất phụ gia tạo ngọt, cafein.
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 29-10-2018

    Tham khảo danh sách các loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh COPD của Cục y tế dự phòng...

  • 27-08-2018

    U cột sống được xếp loại theo vị trí u. Các vùng chính gồm cột sống cổ, ngực, thắt lưng và cùng. Bên cạnh đó, chúng cũng được phân loại thành 3 nhóm lớn theo vị trí u: trong màng cứng-ngoài tủy, trong tủy/nội tủy và ngoài màng cứng.

  • 28-05-2018
    Bệnh to đầu chi là chứng bệnh khi da và xương ở đầu, mặt, tay và chân phát triển vượt quá với mức tỉ lệ của cơ thể. Bệnh to đầu chi là chứng bệnh hiếm gặp, hằng năm chỉ khoảng 7500 đến 15000 người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh này.
  • 28-05-2018
    Rubella, còn được gọi là bệnh sởi Đức hay sởi ba ngày, là một bệnh virus truyền nhiễm và dễ nhận ra qua loại ban (đốm hoặc nhọt) đỏ đặc trưng. Rubella từng là bệnh rất phổ biến ở trẻ em trước khi nhà nước và Bộ Y tế khuyến cáo mọi trẻ em phải được tiêm
  • 28-05-2018
    Vào cuối vòng kinh, niêm mạc tử cung (dạ con) là lớp lót bên trong tử cung sẽ dầy lên. Do giảm lượng nội tiết trong cơ thể ở cuối vòng kinh làm cho các mạch máu xoắn lại và đứt gây chảy máu đồng thời lớp niêm mạc này cũng bị bong ra chảy ra ngoài, người
  • 13-05-2022

    Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi có nguy hiểm không? Làm thế nào để phát hiện sớm căn bệnh này? Cách điều trị cho trẻ bị bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết này.