Viêm thần kinh thị giác

Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở võ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn

Viêm thần kinh thị giác là bệnh gì?

Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở võ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn trong nhãn cầu gọi là viêm gai thị hay ở phía sau nhãn cầu gọi viêm thần kinh thị hậu cầu.
Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20 - 50 tuổi. Tuổi trung bình khoảng 30 tuổi. Viêm dây thần kinh thị giác là một dạng bệnh lý có khả năng gây mù mắt, ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực đột ngột ở người trẻ tuổi.

Tổng quan viêm dây thần kinh thị giác
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng, biểu hiện của viêm thần kinh thị giác

  • Giảm thị lực: trong vòng vài giờ đến vài ngày, có khi chỉ sau một đêm ngủ dậy, bệnh nhân nhìn mờ đi nhanh chóng. Thị lực có thể giảm ít hay nhiều tùy vào từng bệnh nhân; đôi khi bệnh nhân đến với tình trạng chỉ còn nhận thức được sáng tối. Trước khi giảm thị lực, bệnh nhân có thể có những dấu hiệu tương tự nhiễm siêu vi: sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi…
  • Đau trong hốc mắt: đa phần bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ trong mắt, hoặc sâu trong hốc mắt, đau đặc biệt tăng lên khi liếc mắt.
  • Rối loạn sắc giác: bệnh nhân nhìn màu sắc bị khác đi so với lúc bình thường, hoặc so với mắt bình thường, thường hay gặp rối loạn màu xanh – đỏ.
  • Hiện tượng Uhthoff: là hiện tượng bệnh nhân bị mờ mắt khi nhiệt độ cơ thể tăng (vận động, tắm nước nóng, bị sốt…). Sau 5 – 10 phút mắt hết mờ. Đây là dấu hiệu sớm, cho thấy mắt có nhiều khả năng sẽ bị viêm thần kinh thị.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có những thắc mắc về viêm thần kinh thị giác hoặc xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa MắtNội thần kinh trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây viêm thần kinh thị giác

  • Do viêm nhiễm: viêm trong mắt hay ở các vùng lân cận mắt (hốc mắt, xoang, mũi, tai…) lan đến thị thần kinh. Có thể xuất hiện sau nhiễm siêu vi toàn thân như cúm, sốt xuất huyết.
  • Do ngộ độc: rượu, thuốc lá, quan trọng là thuốc trị sốt rét.
  • Do thiếu trầm trọng vitamin B1, B2, hay gặp ở người nghiện rượu.
  • Viêm thần kinh thị giác có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh toàn thân như bệnh xơ cứng rải rác.

Yếu tố nguy cơ gây viêm thần kinh thị giác

Yếu tố nguy cơ viêm dây thần kinh thị giác phát sinh từ các rối loạn tự miễn dịch bao gồm:

  • Tuổi. Viêm dây thần kinh thị giác thường gặp ở người từ 20 - 45 tuổi. Tuổi trung bình của khởi phát là khoảng 30. Người lớn tuổi hay trẻ em cũng có thể phát triển viêm dây thần kinh thị giác, nhưng nó xảy ra ít hơn ở các nhóm này.
  • Giới. Phụ nữ có nguy cơ phát triển viêm dây thần kinh thị giác cao gấp đôi.
  • Chủng tộc. Viêm dây thần kinh thị giác xảy ra nhiều hơn người da trắng.
  • Đột biến gen. Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm dây thần kinh thị giác hoặc bệnh đa xơ cứng.

Điều trị viêm thần kinh thị giác

Việc điều trị bệnh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân mới khỏi bệnh hoàn toàn.

Người bệnh cần được khám bệnh toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh, truyền nhiễm, dị ứng. Ngừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh.

Tại mắt, cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng tại dây thần kinh, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, người bệnh cần được điều trị ngay bằng corticoid. Thuốc corticoid có thể được chỉ định với liều rất cao, dùng cả đường uống lẫn đường tiêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải nằm viện để theo dõi toàn trạng.

Các loại kháng sinh có thể được cho dùng tuỳ theo tác nhân gây bệnh là loại nào. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể người bệnh phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch (bệnh Behcet). Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc giãn mạch dùng theo đường toàn thân (uống) và tại chỗ (tiêm cạnh nhãn cầu) cùng các vitamin nhóm B (như B1, B6, B12).

Viêm thị thần kinh là một bệnh mắt nặng cần được khám phát hiện bệnh cùng nguyên nhân gây bệnh sớm, điều trị tích cực mới có khả năng phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát cùng các biến chứng và di chứng nặng nề.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm bờ mi gồm nhiều tổn thương cấp tính và mạn tính. Đây là một bệnh thường gặp, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân, việc điều trị có khi rất dai dẳng vì khó xác định được nguyên nhân. Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm bờ mi hiện nay tương đối cao. Tuy chưa có
  • 28-05-2018
    Mù thoáng qua, hay mù tạm thời, là hiện tượng mất thị lực ở mắt trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh xảy ra do lượng máu chảy đến giác mạc bị thiếu hụt. Tình trạng này thường bắt đầu một cách đột ngột và thường mất đi trong vài giây hoặc vài phút.
  • 21-08-2018
    Viêm sụn sườn là một tình trạng đau của thành ngực. Bệnh này gây đau ngực. May mắn thay đây không phải là một bệnh nghiêm trọng.
  • 29-08-2018

    Có trên 50 loài nấm mốc trong môi trường quanh ta. Tùy địa phương, tùy nhiệt độ, độ ẩm, môi trường, trình độ vệ sinh mà số mắt lành mang nấm chiếm từ 3-28%. Hàng rào biểu mô giác mạc kín, tốt, sạch là tấm chắn tốt nhất ngăn chặn không cho nấm xâm nhập

  • 28-05-2018
    Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó hơn bình thường và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính
  • 28-05-2018
    Đây là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Thường gặp ở vị trí thứ 4 trong các ung thư ở nam, và thứ 8 trong các ung thư nữ. Tỉ lệ thay đổi nhiều từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác. Ơ một số nước đang phát triển, ung thư xoang miệng