Nhiễm Trichomonas

Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất.nNhiễm trùng không gây tử vong nhưng có thể dẫn đến các biến chứng, như vô sinh, nhiễm trùng

Nhiễm Trichomonas là gì?

(Ảnh minh họa)

Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) thường gặp nhất.
Nhiễm trùng không gây tử vong nhưng có thể dẫn đến các biến chứng, như vô sinh, nhiễm trùng mô da âm đạo (viêm mô tế bào) ở nữ giới. Nhiễm trùng trong khi mang thai có thể dẫn đến sinh non và bé bị nhẹ cân.
Ở nam giới bệnh gây tắc nghẽn niệu đạo (ống nằm trong dương vật giúp dẫn nước tiểu ra ngoài).

Những ai thường mắc phải nhiễm Trichomonas?

Nhiễm Trichomonas có thể xảy ra ở cả hai giới. Tuy tỷ lệ nữ giới nhiễm bệnh nhiều hơn tỷ lệ nam giới, nam giới thường khó phát hiện bệnh hơn nữ giới. Bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ từ 16-35 tuổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Nhiễm Trichomonas

Phụ nữ có thể có các triệu chứng thường gặp như: dịch âm đạo có mùi hôi hoặc có màu xanh, có bọt, ngứa âm đạo, và sưng đỏ âm đạo. Các triệu chứng khác là đau khi quan hệ, khó chịu vùng chậu, và buồn tiểu.
Hầu hết nam giới không có triệu chứng. Khi triệu chứng xảy ra, thường gặp nhất là tiết dịch niệu đạo, buồn tiểu, và tiểu nóng rát.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Bệnh có thể dễ dàng chữa bằng kháng sinh. Vì vậy bạn nên khám bác sĩ khi có một trong những triệu chứng sau để tránh biến chứng:
  • Tiểu nóng rát;
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi;
  • Tiểu đau;
  • Đau khi quan hệ;
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc khi điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh Nhiễm Trichomonas

Nguyên nhân là do một loại kí sinh trùng đơn bào nhỏ tên là Trichomonas Vaginalis, được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Trichomonas lây truyền trong khi giao hợp. Giai đoạn ủ bệnh từ lúc phơi nhiễm đến lúc mắc bệnh chưa được xác định chính xác, nhưng thường là khoảng 5 đến 28 ngày.;

Nguy cơ mắc bệnh Nhiễm Trichomonas

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Trichomonas, bao gồm:

  • Có nhiều bạn tình;
  • Đã từng bị bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Quan hệ tình dục không dùng bao cao su.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị bệnh Nhiễm Trichomonas

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm Trichomonas?

Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh Metronidazole để điều trị trong 7 ngày. Nếu bạn nhiễm Trichomonas, bạn và bạn tình nên được cùng điều trị. Đối với người đang mang thai, Metronidazole có thể truyền cho thai nhi qua được nhau thai nên nó không thường được dùng trong thai kỳ. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, quặn thắt bụng, cảm thấy vị kim loại trong miệng, co giật và bệnh thần kinh ngoại biên.
Bệnh nhân không nên uống rượu trong khi đang dùng Metronidazole, do có thể gây đỏ bừng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm Trichomonas?

Bác sĩ sẽ khám vùng chậu để lấy mẫu dịch âm đạo nhằm kiểm tra. Chẩn đoán được xác định khi tìm ra ký sinh trùng trong mẫu dưới kính hiển vi. Một cách chẩn đoán nhiễm trùng khác là nuôi cấy ký sinh trùng. Kết quả cấy có thể có sau 3 đến 7 ngày. Có thể thực hiện các xét nghiệm máu để chẩn đoán ký sinh trùng.
Ở nam giới, bác sĩ lấy mẫu dịch niệu đạo và tìm ký sinh trùng bằng kính hiển vi. Ký sinh trùng khó tìm thấy ở nam hơn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt hạn chế nhiễm Trichomonas

Nhiễm Trichomonas có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị;
  • Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su latex nếu bạn nghĩ rằng có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể bị nhiễm từ bạn tình của mình;
  • Hạn chế số lượng bạn tình. Có càng nhiều bạn tình thì nguy cơ quan hệ với người bị STDs càng cao.
    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 24-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nguy cơ mắc bệnh khá cao, vì vậy nhiều người sau khi không may mắc phải căn bệnh này đều rất lo sợ, bởi chữa bệnh lậu vô cùng vất vả và mất thời gian. Người bệnh rất dễ bị tái phát, thậm chí dẫn đến biến chứng do không được phát hiện sớm và điều trị
  • 28-05-2018
    Hemoglobin là chất quan trọng trong các tế bào hồng cầu giúp chúng chuyên chở oxy. Lượng hemoglobin thấp và số tế bào hồng cầu thấp có thể gây ra thiếu máu làm bệnh nhân mệt mỏi.
  • 17-10-2018

    Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở võ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn

  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

  • 28-05-2018
    Phình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ, một động mạch chính cung cấp máu cho cơ thể, bị yếu và phình ra ở một khu vực nào đó. Động mạch chủ, có độ dày bằng vòi tưới cây, xuất phát từ tim rồi chạy ra xuyên suốt trung tâm của ngực và bụng. Do
  • 28-05-2018
    Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh