Thoát vị thành bụng bẩm sinh

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh

Bệnh Thoát vị thành bụng bẩm sinh là gì?

Bệnh thoát vị thành bụng bẩm sinh

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh non.

Dấu hiệu và triệu chứng

Thoát vị thành bụng bẩm sinh thường dễ nhận thấy bằng mắt thường do lỗ trên bụng và ruột của bé nằm ở bên ngoài cơ thể. Một số vùng tối màu có thể xuất hiện trên ruột do có sự tiếp xúc với dịch ối bên trong dạ con. Nếu ruột bị tổn thương, bé sẽ gặp vấn đề với tiêu hóa thức ăn.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Mẹ bầu nên đi khám thai định kì để kiểm tra thoát vị thành bụng bẩm sinh cũng như tình trạng sức khỏe thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy gọi bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thoát vị thành bụng bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể do sự thay đổi hormone hoặc gen (nhiễm sắc thể) của thai nhi. Bệnh cũng có thể xảy ra do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân môi trường khác như đồ ăn thức uống, các loại thuốc người mẹ sử dụng... Do đó khi mang thai, người mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc phòng tránh bệnh cho con bằng thói quen sống lành mạnh và khoa học cũng như đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai.

Nguy cơ mắc phải Bệnh Thoát vị thành bụng bẩm sinh

Những ai thường mắc phải?

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một tình trạng hiếm gặp và ảnh hưởng lên cả nam giới và nữ giới. Theo ước tính, tỷ lệ rối loạn này là gần 1/1.500 đến 1/13.000. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng phổ biến ở phụ nữ dưới 20 tuổi mang thai. Nếu đang có kế hoạch sinh con, bạn nên học cách kiểm soát tình trạng này bằng cách kiểm tra sức khỏe hoặc tham khảo với ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết trước khi mang thai.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

  • Người mẹ còn trẻ tuổi. Mang thai ở độ tuổi vị thành niên sẽ khiến bạn có nguy cơ cao sinh con mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh hơn những người lớn tuổi.
  • Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá tăng nguy cơ thai nhi bị mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh.

Điều trị Bệnh Thoát vị thành bụng bẩm sinh hiệu quả

Trong thời kì mang thai, bác sĩ sẽ siêu âm thai để kiểm tra thoát vị thành bụng bẩm sinh. Nếu được xác định là mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh trước khi sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện của thai nhi.
Một khi đứa trẻ đã ra đời, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh. Nếu chỗ hở nhỏ, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật một lần để đưa ruột lại vào trong ổ bụng và đóng chỗ hở đó lại. Tuy nhiên, nếu chỗ hở bụng quá lớn, quá trình điều trị sẽ kéo dài theo từng bước một.
Sau khi đã đưa ruột vào lại ổ bụng và lấp chỗ hở, trẻ được tiêm kháng sinh toàn thân vào tĩnh mạch để tránh bị nhiễm trùng, cũng như cung cấp một số dưỡng chất thiết yếu để duy trì tình trạng sức khỏe.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể phòng ngừa bệnh này ở bé nếu áp dụng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì trong thời gian mang thai;
  • Tránh mang thai khi tuổi còn quá trẻ;
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá.
Thông tin được cung cấp không thay thế cho lời khuyên y khoa. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin chi tiết.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hemoglobin là chất quan trọng trong các tế bào hồng cầu giúp chúng chuyên chở oxy. Lượng hemoglobin thấp và số tế bào hồng cầu thấp có thể gây ra thiếu máu làm bệnh nhân mệt mỏi.
  • 28-05-2018
    Khí hư bất thường, hay còn được gọi là huyết trắng bệnh lý, là tình trạng xảy ra khi âm đạo tiết ra chất dịch có mùi bất thường. Chất dịch hay khí hư có thể có độ đặc bất thường dẫn đến gây ngứa hoặc đau dữ dội. Đây thường là dấu hiệu thông báo cơ thể
  • 28-05-2018
    Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Nhưng nhiều trường hợp chính kháng sinh lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài… Tiêu chảy do dùng kháng sinh (KS) hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh
  • 04-07-2018
    Viêm màng não (Meningitis) là tình trạng viêm của màng mềm và dịch não tủy khoang dưới nhện. Viêm có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng như virus, vi khuẩn, vi sinh vật khác, hoặc do các nguyên nhân không nhiễm trùng.
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.
  • 28-05-2018
    Bọng nước Pemphigoid là một bệnh về da hiếm gặp. Bệnh bắt đầu với những vết đỏ hoặc nổi mẩn (nổi mề đay) và thay đổi thành những bọng nước lớn sau vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh có thể tiến triển mãn tính nếu kéo dài hoặc quay trở lại sau khi lành bệnh.