Ngủ ngáy: Khỏe hay là bệnh?

Tiếng ồn xảy ra trong khi ngủ là do sự rung chuyển các mô mềm phía sau hầu và mũi, khi có sự tắc nghẽn luồng khí đi từ ngoài vào phổi. Ngáy to ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bên cạnh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, quan hệ bạn bè.

(Ảnh minh họa)

“Ngáy” – không phải là giấc ngủ khỏe mà là triệu chứng nguy hiểm

Về mặt y khoa, ở thể nhẹ, ngáy làm rối loạn giấc ngủ. Ngáy trở thành vấn đề khi bạn ngưng thở trong khi ngủ. Những yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ là: tiền sử gia đình, 80% bệnh nhân ngưng thở khi ngủ mắc bệnh béo phì, lớn tuổi, nam giới > nữ, amidan lớn, hàm dưới nhỏ cổ lớn, hút thuốc lá – uống rượu – sử dụng thuốc an thần.

Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như: chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày, kém tập trung, cáu gắt, nhức đầu lúc thức dậy, trầm cảm, thậm chí giảm ham muốn tình dục. Bệnh nhân ngưng thở hoàn toàn từ 10 - 30 giây/lần và xảy ra nhiều lần trong đêm dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây cao huyết áp và các bệnh tim mạch (loạn nhịp tim, suy tim ứ huyết, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não).

Ngáy có thể điều trị được không?

Điều trị chung cho ngáy và tất cả các mức độ ngưng thở khi ngủ là tổ chức lại lối sống, giảm cân, sử dụng thuốc giảm ngáy hoặc các dụng cụ giảm ngáy (gối giảm ngáy, nhẫn chống ngáy, đồng hồ chống ngáy...), thực hiện các bài tập cơ vùng họng và có chế độ ăn uống hợp lý.

Bạn có thể tự giúp mình bằng 7 bài tập đơn giản dưới đây để giảm ngáy, tập đều đặn mỗi ngày 15 phút trước khi ngủ. Mục đích của các bài tập này là làm săn chắc cơ vùng hầu họng.

Bài tập 1

Mở miệng từ từ (càng to càng tốt) và ngậm chặt hai môi lại trong 5 giây. Bạn sẽ cảm thấy cơ vùng họng chuyển động. Thực hiện động tác này 5 phút mỗi ngày.

Bài tập 2

Le lưỡi ra càng xa càng tốt và giữ yên như vậy trong 5 giây. Sau đó đẩy lưỡi sang phải rồi sang trái, càng xa càng tốt. Tiếp theo, cong lưỡi lên trên về phía mũi như ráng chạm được mũi (tất nhiên là không thể được), cuối cùng là cong lưỡi xuống dưới về phía cằm.

Bài tập 3

Ngậm hai môi lại như bài 1 sau đó làm động tác như hút ống hút (kéo môi vào trong một ít) trong 5 giây. Lặp lại như vậy 5 lần.

Bài tập 4

Ngậm chặt một cây viết chì giữa hai môi trong 5 phút.Bài tập 5

Mở miệng cười thật rộng (nói chữ "WHISKY") và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại động tác 6 lần.

Bài tập 6

Chu miệng ra phía trước như sắp hôn ai đó. Giữ động tác trong 5 giây và lặp lại 6 lần.

Bài tập 7

Lấy ngón tay đè vào cằm trong 5 phút.

BS Nguyễn Thị Phụng

Khoa Hô hấp, Bệnh viện Chợ Rẫy

- 24-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh lý trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các cơ quan và các chi. Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi, mô sợi, và các chất khác trong máu.
  • 28-05-2018
    Chứng say độ cao, hay còn gọi là sợ độ cao, là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. Bệnh say núi cấp tính (AMS) là dạng phổ biến nhất của chứng say độ cao.
  • 28-05-2018
    Giardia lamblia (G.Intestinalis và G.Duodenalis) là một loại sinh vật đơn bào, thuộc lớp trùng roi (Trichomonas) là 1 trong số 6 lớp của ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa), chúng kí sinh ở phần đầu ruột non. Đa số người nhiễm Giardia không biểu hiện
  • 28-05-2018
    Các trường hợp xuất huyết (ra máu, chảy máu) sau đây là bất thường: Xuất huyết giữa các kỳ kinh, Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục, Ra máu nhỏ giọt bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt Ra máu kinh nhiều hơn (cường kinh) hoặc dài hơn bình
  • 28-05-2018
    Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Các chứng rối loạn ăn uống 1. Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn
  • 28-05-2018
    Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó nội mạc tử cung (là lớp màng lót bên trong tử cung) lạc chỗ đến một vị trí khác bên ngoài tử cung.