Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)

Ngoại tâm thu, hay ngoại tâm thu thất, là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không đều.nTrái tim có 4 buồng, hai buồng phía trên (tâm nhĩ) và hai buồng phía dưới (tâm thất). Những tế bào nằm ở tâm nhĩ có vai trò điều khiển nhịp tim bằng

Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất) là bệnh gì?

Bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất)

Ngoại tâm thu, hay ngoại tâm thu thất, là một tình trạng rối loạn nhịp tim làm cho tim đập không đều.
Trái tim có 4 buồng, hai buồng phía trên (tâm nhĩ) và hai buồng phía dưới (tâm thất). Những tế bào nằm ở tâm nhĩ có vai trò điều khiển nhịp tim bằng cách truyền tín hiệu điện đến tâm thất để báo hiệu cho tâm thất co lại và đẩy máu ra khỏi tim đến toàn cơ thể.
Ngoại tâm thu thất là cơn co bóp thêm bất thường ở tâm thất, xảy ra quá sớm trước khi tâm nhĩ báo tín hiệu co bóp. Những nhịp tim này thường không bơm máu đầy đủ cho cơ thể. Tình trạng này gọi là loạn nhịp tim, bệnh làm cho nhịp tim không đều. Bất thường nhịp tim sẽ làm cho nhịp mạch bất thường theo.
Bệnh thường có thể gặp ở bất cứ khi nào trong cuộc đời mỗi người. Bạn có thể bị bệnh này ngay khi cả đang khỏe mạnh và chứng bệnh này ít khi gây hại. Hầu hết những người bị bệnh này không cần phải điều trị.;

Nguyên nhân gây ra ngoại tâm thu

Nguyên nhân phổ biến của ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất) là do chất caffeine, nicotine, cồn và stress. Ngoài ra chứng này còn có thể do nhồi máu cơ tim (giảm máu đến cơ tim), cao huyết áp, suy tim sung huyết (giảm hoạt động bơm máu của tim), do thuốc, và các chất gây nghiện.

Nguy cơ mắc ngoại tâm thu

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ngoại tâm thu thất, bao gồm:
  • Sử dụng caffeine, thuốc lá và rượu.
  • Vận động quá mức.
  • Cao huyết áp.
  • Lo lắng quá mức.
  • Có bệnh tim sẵn từ trước như có bệnh tim bẩm sinh, suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, và bệnh suy yếu cơ tim.;

Điều trị ngoại tâm thu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngoại tâm thu?

Nếu bạn không bị bệnh tim mạch gì sẵn trước đó và không có triệu chứng thì không cần phải điều trị. Bệnh có thể tự khỏi. Chỉ cần giảm uống rượu, cà phê, thuốc lá và căng thẳng là bệnh có thể tự giảm rõ rệt. Nếu triệu chứng nặng thì bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn uống. Những thuốc thường được dùng là thuốc chống loạn nhịp, ức chế thụ thể beta, ức chế bơm canxi. Bệnh nhân cần phải tăng cường tập thể dục.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngoại tâm thu?

Bác sĩ chẩn đoán bằng cách phát hiện ra nhịp tim bất thường khi thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ làm điện tim để xác định chẩn đoán. Điện tim là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện của cơ tim. Xét nghiệm sẽ được làm khi triệu chứng đã xuất hiện. Có thể bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm điện tim Holter. Điện tim Holter là xét nghiệm ghi lại hoạt động điện cơ tim trong vòng 24 giờ. Có thể phải làm điện tim gắng sức. Xét nghiệm này dùng để cho bác sĩ xem thử tim của bạn hoạt động ra sao khi bạn vận động mạnh. Ngoài ra có thể làm thêm siêu âm. Những xét nghiệm này sẽ được làm bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của ngoại tâm thu

Trong đa số trường hợp, nếu bạn là người khỏe mạnh, chứng bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Nhưng nếu bạn đã hoặc đang có bệnh lý khác, đặc biệt là về tim mạch, thì nên tìm kiếm sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để hạn chế diễn tiến của bệnh Ngoại tâm thu (ngoại tâm thu thất), bạn nên:
  • Giảm những yếu tố làm rối loạn nhịp tim trở nên nặng hơn như caffeine, cồn, nicotine, thuốc và căng thẳng.
  • Dùng các biện pháp giảm căng thẳng như là phản hồi sinh học, tập yoga.
  • Tập thể dục. Những người bị bệnh này thường có thể tập thể dục như bình thường. Nhiều trường hợp bệnh tự khỏi khi bạn tập thể dục. Nếu khi tập thể dục làm bệnh nặng hơn, có thể là bạn đã mắc một bệnh lý ở tim khác. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để xem thử bạn có nên tiếp tục hay không.
  • Gọi bác sĩ nếu bạn có triệu chứng tim đập nhanh, đau ngực, hoặc khó thở.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Trong vòng vài tháng, khách du lịch và người Trung Quốc đi sang nước ngoài đã làm bệnh lan rộng ra 29 quốc gia toàn
  • 28-05-2018
    Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và màng nhầy niêm mạc.nHệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc tăng sức đề kháng với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở
  • 28-05-2018
    Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. Bình thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta vào khoảng 37°C. Khi bị chứng hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống dưới 35°C và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
  • 17-10-2018

    Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ. Gãy mắt cá chân có thể là gãy đơn giản một xương, mà có thể không ảnh hưởng đến việc đi bộ của bạn. Nhưng trong một số trường hợp nặng, chấn thương này có thể

  • 05-10-2018

    1. Định nghĩa Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể lao màng não, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp. Hiện nay, lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp

  • 28-05-2018
    Chảy máu từ giãn tĩnh mạch thực quản chiếm 5-11% của tất cả các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa trên (UGIB).