Gãy mắt cá chân

Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ. Gãy mắt cá chân có thể là gãy đơn giản một xương, mà có thể không ảnh hưởng đến việc đi bộ của bạn. Nhưng trong một số trường hợp nặng, chấn thương này có thể

Gãy mắt cá chân là bệnh gì?

Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ.
Gãy mắt cá chân có thể là gãy đơn giản một xương mà vẫn không ảnh hưởng đến việc đi bộ của bạn. Nhưng trong một số trường hợp nặng, chấn thương này có thể làm mắt cá chân của bạn lệch khỏi vị trí ban đầu và làm cho chân bạn bất động trong vài tháng.

Gãy mắt cá chân
Gãy mắt cá chân. (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu khi bị gãy mắt cá chân

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy mắt cá chân bao gồm:

  • Đau ở mắt cá chân và đôi khi bạn không thể đi bộ.
  • Sưng và bầm tím quanh khớp hoặc chảy chất lỏng bên trong khớp, có thể trong máu. Bầm tím này có thể lan xuống phía bàn chân hoặc các ngón chân của bạn.
  • Biến dạng xương xung quanh mắt cá chân.
  • Da bên trên vùng xương gãy bị kéo căng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu:

  • Bạn không thể chịu được sự đau đớn.
  • Thuốc giảm đau không hiệu quả.
  • Mắt cá chân của bạn không thể cử động.
  • Xương mắt cá chân bị biến dạng.
  • Xương đâm xuyên qua da.
  • Da chân của bạn đổi sang màu xanh.

Nguyên nhân gây gãy mắt cá chân

Nguyên nhân gây gãy mắt cá chân bao gồm:

  • Xoắn hoặc vặn mắt cá chân.
  • Mắt cá chân bị cán.
  • Sẩy chân hoặc té.
  • Bị tác động từ tai nạn giao thông.
  • Bị uốn cong hoặc kéo giãn.
  • Tác động lực mạnh lên khớp chẳng hạn như nhảy từ trên cao xuống.

Nguy cơ bị gãy mắt cá chân

Gãy mắt cá chân khá phổ biến vì nó có thể xảy ra với mọi người và ở mọi lứa tuổi. Trong suốt 30 - 40 năm qua, các bác sĩ đã ghi nhận sự gia tăng về số lượng người bị gãy mắt cá chân. Nếu người lớn tuổi bị gãy mắt cá chân, họ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng liên quan đến vấn đề về xương trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây gãy mắt cá chân. 

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gãy mắt cá chân, đặc biệt nếu bạn là một vận động viên thường xuyên tham gia các hoạt động gắng sức, hoặc có tiền sử gãy xương. Môi trường nơi bạn làm việc cũng góp phần vào nguy cơ gãy mắt cá chân.

Chuẩn đoán gãy mắt cá chân

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tình huống gãy xương và tiền sử bệnh của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận mắt cá chân, bàn chân, và cẳng chân bằng một trong những phương pháp sau đây:

X-quang

Là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến nhất mà có thể hiển thị các xương bị gãy. X-quang có thể được thực hiện ở cẳng chân, mắt cá chân, và bàn chân để đảm bảo rằng không có bộ phận nào khác bị thương.

Chụp hình với thế chịu lực

Tùy thuộc vào loại gãy xương mắt cá chân, bác sĩ có thể gây áp lực lên mắt cá chân và chụp X-quang. Xét nghiệm này được tiến hành để xem gãy xương mắt cá chân có nhất định phải phẫu thuật hay không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Có thể hiển thị một hình ảnh cắt ngang của mắt cá chân, giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng của xương. Nó đặc biệt hữu ích khi các vết nứt kéo dài vào khớp mắt cá chân.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Các xét nghiệm này cung cấp chi tiết hơn về tình trạng của xương và mô mềm. Đối với một số trường hợp gãy xương mắt cá chân, chụp MRI có thể được thực hiện để đánh giá các dây chằng mắt cá chân.

Điều trị gãy mắt cá chân hiệu quả

Sơ cứu

Kỹ thuật sơ cứu là rất quan trọng để giúp ổn định xương cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện. Sơ cứu đúng cách có thể làm giảm các biến chứng có thể xảy ra. Sơ cứu bao gồm các bước sau đây:

  • Chườm đá vùng chấn thương, đặc biệt là khu vực sưng;
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước;
  • Che các vết thương bằng băng;
  • Nếu mắt cá chân của bạn bị gãy và bị trật khớp, bác sĩ có thể quyết định nắn chúng trở lại vào đúng chỗ. Để giữ cho xương ở đúng vị trí trong khi bạn được đưa đến bệnh viện, mắt cá chân của bạn sẽ được bảo vệ bằng một thanh nẹp.
  • Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn cần phải phẫu thuật hay bạn chỉ cần bó bột để mắt cá chân của bạn lành tự nhiên.

Điều trị y tế

  • Bó bột: Gãy mắt cá chân cần phải được đặt trong một khuôn thạch cao hoặc nẹp trong khoảng 6 tuần. Trong thời gian này, bạn không được đặt bất kỳ vật nào lên mắt cá chân bị gãy. Sau vài tuần sau, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những việc mà bạn có thể làm để giúp mắt cá chân của bạn hồi phục. Họ cũng có thể thay thế khuôn thạch cao ban đầu bằng một khuôn nhẹ hơn hay một “đôi giày” đặc biệt giúp bạn hồi phục;
  • Phẫu thuật: nếu gãy xương nặng, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để xếp lại các xương vào đúng vị trí. Các loại ốc vít, dây và đĩa có thể được sử dụng để nối các xương lại với nhau, sau đó vết thương được đóng lại bằng các mũi khâu. Các thanh kim loại thường sẽ không được lấy ra sau đó, trừ khi nó gây ra vấn đề gì khác.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế nguy cơ gãy mắt cá chân

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ xương bị thương:

  • Cẩn trọng trong các hoạt động hàng ngày.
  • Mang giày dép thích hợp khi tham gia thể thao cũng có thể làm giảm nguy cơ gãy mắt cá chân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nghẹt bao quy đầu, hay bao quy đầu hẹp, là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lại về phía trước để che đầu dương vật. Điều này có thể khiến cho bao quy đầu bị sưng lên và mắc kẹt từ đó làm cản trở lưu lượng máu đến dương vật. Đây là một tình trạng
  • 28-05-2018
    Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.
  • 28-05-2018
    Ngứa hậu môn là bệnh lý xảy ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhưng triệu chứng chung là người bệnh thường bị ngứa hoặc nóng ran vùng hậu môn hoặc vùng da xung quanh. Việc điều trị có thể
  • 07-07-2022

    Các bệnh về tuyến giáp là bệnh lý nội tiết khá phổ biến hiện nay do những bất thường về mặt cấu trúc và chức năng của tuyến giáp gây ra. Trong bài viết này, Wellcare sẽ tổng hợp những thắc thường gặp nhất kèm giải đáp khoa học về các bệnh tuyến giáp.

  • 17-10-2018

    Chợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị chợt. Đây là vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra. Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ, đồng thời kết hợp

  • 28-05-2018
    Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh Basedow mang nhiều tên gọi khác nhau Bệnh Graves. Bệnh Parry. Bướu giáp