Nghiến răng khi ngủ

Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường. Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt

Tật nghiến răng là gì ?

  • Tật nghiến răng là dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, đứng hàng thứ 3 sau nói mơ và ngáy. Người ta tin rằng những người bị tật nghiến răng lúc ngủ có nguy cơ ngáy và ngưng thở lúc ngủ cao hơn bình thường.
  • Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm trên và dưới và thường diễn ra khi ngủ. Thông thường người bệnh không ý thức được hiện tượng này, tuy nhiên cũng có người nghiến răng vào lúc thức.
  • Sự nghiến răng giữa hai hàm với nhau gây ra những âm thanh khó chịu cho những người ngủ chung và những người xung quanh. Đa số nghiến răng phát ra tiếng kêu lớn mà bình thường lúc thức hay lúc thư giãn họ không thể tạo ra được như vậy; một số nghiến răng nhưng không phát ra âm thanh.
  • Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên khoảng 5-10% trường hợp người bệnh nghiến răng mạnh đến mức có thể làm gãy răng, nhức đầu, đau mặt, rối loạn cơ và khớp thái dương hàm, gây khó khăn cho việc nhai hay nói chuyện,…

Triệu chứng tật nghiến răng khi ngủ

Triệu chứng tật nghiến răng khi ngủ

Một số triệu chứng của chứng nghiến răng khi ngủ gồm:
  • Nghiến răng, siết chặt răng ken két hoặc rất mạnh trong khi ngủ hoặc khi thức vào những lúc lo âu hoặc stress.
  • Mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ.
  • Lớp men răng bị mòn, lộ ra lớp ngà răng bên trong.
  • Sự mẫn cảm của răng tăng lên.
  • Siết chặt hàm hoặc co cơ.
  • Đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm.
  • Khớp hàm kêu lộp cộp, lạch cạch hoặc cứng hàm.
  • Đau tai, vì co mạnh cơ hàm, không phải nguyên nhân do tai.
  • Đau đầu âm ỉ buổi sáng.
  • Đau vùng mặt mạn tính.

Chẩn đoán chứng nghiến răng

Chẩn đoán chứng nghiến răng

Nghiến răng được chẩn đoán như thế nào?
Rất nhiều đứa trẻ nghiến răng nhưng không biết, vì vậy thường là anh chị em ruột hoặc cha mẹ xác định vấn đề.
Một số dấu hiệu để xác định:
  • Tiếng nghiến khi con bạn đang ngủ.
  • Than đau hàm hoặc mặt vào buổi sáng.
  • Đau khi nhai
Nếu bạn nghĩ rằng con mình nghiến răng, hãy liên hệ các nha sĩ, họ sẽ kiểm tra men răng có bị vỡ không, có bị mòn, bị nứt bất thường không, và kiểm tra với hơi hoặc nước phun trên răng để xem độ nhạy cảm bất thường.
Nếu có tổn thương, nha sĩ có thể hỏi con bạn một số câu hỏi, chẳng hạn như:
  • Con cảm thấy thế nào trước khi đi ngủ?
  • Con có lo lắng về bất cứ điều gì ở nhà hay trường học?
  • Con tức giận với một ai đó?
  • Con làm gì trước khi đi ngủ?
Việc khám sẽ giúp nha sĩ xác định xem liệu nghiến răng được gây ra bởi giải phẫu học (răng bị lệch) hoặc tâm lý (căng thẳng) hay các yếu tố ảnh hưởng khác và đưa ra một kế hoạch điều trị hiệu quả.

Điều trị nghiến răng khi ngủ

Điều trị nghiến răng khi ngủ

Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho răng và giảm đau do chứng nghiến răng gây ra. Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân:
  • Stress. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi tư vấn bác sĩ chuyên khoa, liệu pháp tâm lý, vật lý trị liệu hoặc các kỹ năng quản lý stress. Bác sĩ cũng có thể chỉ định một thuốc giãn cơ để tạm thời làm giảm co thắt ở hàm bị siết chặt.
  • Các vấn đề về răng. Nếu chứng nghiến răng có nguồn gốc từ các vấn đề về răng, nha sĩ có thể nắn chỉnh răng xô lệch. Thiết bị bảo vệ miệng hoặc răng có thể hữu ích nếu chứng nghiến răng khi ngủ đủ nặng đến mức gây tổn thương nhiều cho răng.
  • Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ. Chứng nghiến răng khi ngủ do tổn thương não hoặc bệnh thần kinh cơ có thể rất khó điều trị. Bác sĩ có thể gợi ý bạn sử dụng thiết bị bảo vệ miệng.
  • Thuốc. Nếu bạn bị chứng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, bác sĩ có thể thay thuốc hoặc kê cho bạn một loại thuốc khác để làm mất tác dụng của chứng nghiến răng này. Các nghiên cứu cho thấy rằng thuốc gabapentin (Neurontin) có thể điều trị thành công tật nghiến răng khi ngủ do điều trị thuốc chống trầm cảm.

Phòng ngừa nghiến răng khi ngủ

Phòng ngừa nghiến răng khi ngủ

Những bước sau có thể làm giảm chứng nghiến răng khi ngủ:
  • Thực hành tư thế miệng và hàm thích hợp. Đặt lưỡi cong lên với răng cách xa nhau và 2 môi ngậm chặt lại có thể làm giảm sự bất tiện bởi việc giữ cho răng khỏi chà xát nhau hoặc hàm khỏi nghiến chặt vào nhau.
  • Khám răng thường xuyên. Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình hoặc không ngủ cùng với người bạn đời để có thể phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm của bạn. Nha sĩ có thể phát hiện tốt nhất các dấu hiệu ở miệng và hàm của tật nghiến răng khi ngủ bằng việc khám thông thường.
  • Giảm stress. Giữ những căng thẳng trong cuộc sống của bạn ở mức tối thiểu để có thể làm giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Bạn càng thấy ít lo âu và căng thẳng, càng có cơ hội tránh được tật nghiến răng khi ngủ.
  • Thông báo cho bạn ngủ cùng. Nếu bạn có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến răng hoặc âm thanh kèn kẹt mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đây là bệnh cấp tính hay gặp do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày ở hậu môn. Diễn tiến của ổ áp-xe này là lan tỏa vùng mông, có thể vỡ ra ngoài da hình thành nên đường rò cạnh hậu môn. Phân loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng, có 5 loại: Áp-xe dưới niêm
  • 17-10-2018

    Tim chúng ta có 4 buồng (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) và có 4 van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá. Khi hai tâm thất bóp (thời kỳ tâm thu) thì van 2 lá và van 3 lá đóng kín, đồng thời van động mạch chủ và van động mạch phổi

  • 28-05-2018
    Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể giảm bất thường. Bình thường, nhiệt độ cơ thể chúng ta vào khoảng 37°C. Khi bị chứng hạ thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống dưới 35°C và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
  • 28-05-2018
    Chấn thương tuỷ sống là tình trạng bất kỳ phần nào của tủy sống hoặc dây thần kinh ở cuối cột sống bị chấn thương. Đây là một chấn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của bạn. Chấn thương tủy sống có thể gây di chứng vĩnh viễn như liệt
  • 28-05-2018
    Bệnh U Lymphô, còn gọi là ung thư hạch. Đây là bệnh lý ung thư của hệ lymphô tức là hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết thuộc hệ tuần hoàn và là một phần của hệ miễn dịch nên có nhiệm vụ vừa chống lại các bệnh nhiễm trùng vừa cân bằng lượng dịch trong cơ thể.
  • 28-05-2018
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr virus (virus EB), thuộc týp 4 của họ virus herpes gây ra.