Áp-xe vùng hậu môn-trực tràng

Khám trực tuyến với bác sĩ Tiêu hóa Gan mật để được tư vấn điều trị và phòng ngừa biến chứng Bệnh Áp-xe vùng hậu môn-trực tràng. Gọi bác sĩ 24/7

Thursday, 19/10/2017

Áp-xe vùng hậu môn - trực tràng là gì?

Đây là bệnh cấp tính hay gặp do viêm tắc nghẽn tuyến tiết nhày ở hậu môn. Diễn tiến của ổ áp-xe này là lan tỏa vùng mông, có thể vỡ ra ngoài da hình thành nên đường rò cạnh hậu môn.Phân loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng, có 5 loại:\

  • Áp-xe dưới niêm mạc
  • Áp-xe hố ngồi trực tràng
  • Áp-xe chậu hông trực tràng
  • Áp-xe giữa các hốc cơ
  • Áp-xe dưới da

Triệu chứng áp-xe vùng hậu môn - trực tràng

Triệu chứng áp-xe vùng hậu môn - trực tràng

Triệu chứng chính là đau. Đau ở vùng hậu môn, lan ra xung quanh. Đau nhức nhối và liên tục. Đau tăng khi đi lại, khi ngồi, khi ho, khi rặn đại tiện. Với các loại áp-xe ở nông, bệnh nhân không dám ngồi bằng cả hai mông, không dám ngồi trên yên xeBệnh nhân có thể có sốt, nhiệt độ có thể tăng cao trong một vài ngày đầu rồi hạ dần. Người mệt mỏi, bứt rứt, đêm không ngủ. Không dám ăn vì sợ phải đi đại tiện.\

  • Áp-xe dưới niêm mạc: Lúc mới bắt đầu, nhìn không thấy gì, khi áp-xe vỡ, thấy một vài giọt mủ trắng loãng từ trong hậu môn chảy ra.
  • Áp-xe hố ngồi-trực tràng: Lúc đầu, thấy một chỗ da bóng sưng phồng, không có giới hạn rõ rệt, cách lỗ hậu môn vài cm. Vài ngày sau, chố tấy đỏ này có giới hạn rõ rệt với một chấm trắng ở giữa, mủ đã hình thành. Trong đa số các trường hợp, ổ áp-xe chỉ có một bên, bên phải hay bên trái. Cũng có khi ổ áp-xe hố ngồi-trực tràng có ở cả hai bên làm cho ổ áp-xe có hình móng ngựa.
  • Áp-xe giữa các cơ thắt: Lúc đầu nhìn không thấy gì.
  • Áp-xe khoang chậu hông-trực tràng: Cũng như áp-xe giữa các cơ thắt, lúc đầu nhìn cũng không thấy gì. Loại này thường được chẩn đoán là áp-xe hố ngồi-trực tràng. Khi rạch dẫn lưu thấy mủ từ trên cao chảy xuống. Bằng một kìm dài thăm thì thấy ổ áp-xe lên khá cao, thường sờ không chạm được đáy áp-xe, lúc đó mới biết là áp-xe khoang chậu hông-trực tràng.

Nguyên nhân áp xe vùng hậu môn-trực tràng

Nguyên nhân áp xe vùng hậu môn-trực tràng

Áp-xe hậu môn là những nhiễm trùng vùng hậu môn. Những biểu hiện thường thấy của bệnh áp-xe quanh hậu môn là xung quanh hậu môn có những khối nhọt gây sưng tấy và nóng rát ngồi không yên thường bị mất ngủ về đêm khi đi tiểu thường gây đau nhói. Áp-xe hậu môn gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, vì vậy cần chú ý chữa trị kịp thời.Dưới đây là một số nguyên nhân gây áp-xe quanh hậu môn thường gặp:\

  • Viêm nhiễm: Do các bệnh như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn, viêm nang lông các tuyến mồ hôi tại vùng da xung quanh hậu môn và phần da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm đều có thể hình thành áp-xe hậu môn. Thậm chí, viêm loét đại tràng, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém cũng có thể gây bùng phát áp-xe hậu môn.
  • Thuốc: Các thuốc dùng trong điều trị trực tràng đều có tính kích thích cao, có thể làm hoại tử các mô dẫn đến áp-xe quanh hậu môn.
  • Hậu phẫu: Sau các tiểu phẫu trực tràng, niệu đạo, vùng đáy chậu, vùng xương cụt ta thường dễ bị viêm nhiễm dẫn đến hình thành áp-xe.
  • Nguyên nhân khác: Như trực tràng có dị vật gây tổn thương viêm nhiễm, u hạt bạch huyết, xạ khuẩn, viêm nhiễm túi trực tràng, hậu môn trực tràng bị loét và lan rộng, cơ thể suy nhược, sức đề kháng yếu, thiếu dinh dưỡng hoặc người bị suy giảm kinh niên đều là những nguyên nhân gây ra áp-xe trực tràng.

Áp-xe hậu môn thường không thể tự khỏi, nếu kéo dài lâu ngày không được điều trị sẽ dễ gây ra rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, tái phát lâu ngày còn có thể hình thành ung thư. Vì vậy, người bị áp-xe hậu môn cần đến các phòng khám chữa bệnh trĩ và bệnh hậu môn trực tràng để khám và điều trị sớm, tránh để bệnh phát triển ngày một nặng hơn và khó chữa hơn.

Biến chứng áp xe vùng hậu môn - trực tràng

Biến chứng áp xe vùng hậu môn - trực tràng

Áp-xe hậu môn là một bệnh thường gặp trong nhóm bệnh về hậu môn trực tràng. Nguyên nhân bệnh này được cho là khá phức tạp, nếu như bệnh nhân không điều trị bệnh này kịp thời có thể làm ổ bệnh lây lan nhanh, đồng thời phạm vi bị áp-xe mở rộng ra. Nếu như người bệnh không ý thức được mối nguy hại của bệnh này, sẽ gây ra hậu quả nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Dưới đây là những nguy hại có thể xảy ra khi mắc bệnh áp-xe hậu môn.\

  • Nhiễm trùng chảy mủ: áp-xe hậu môn không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mủ, phạm vi tổn thương lan rộng dần, làm cho việc điều trị thêm khó khăn.
  • Rò hậu môn: thời kì đầu của bệnh áp-xe hậu môn, bệnh nhân có thể thấy biểu hiện kết cứng ở hậu môn khá rõ ràng, nếu như áp-xe hậu môn không được điều trị triệt để, khối áp-xe sẽ phát triển to lên, có thể dẫn đến vỡ ra và chảy mủ. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến rò hậu môn, gây nguy hại cho người bệnh.
  • Viêm nang lông quanh hậu môn: áp-xe hậu môn thường xuất hiện ở xung quanh hậu môn và vị trí xương cụt. Hiện tượng chảy dịch do áp-xe, gây kích thích lên vùng mao nang nhỏ gây viêm mao nang.
  • Đại tiện khó: người bệnh có cảm giác nặng trĩu ở cửa hậu môn, đồng thời có cảm giác đau, khó đi đại tiện, sau một thời gian dài có thể gây nên bệnh táo bón.

Điều trị áp xe vùng hậu môn-trực tràng

Điều trị áp xe vùng hậu môn-trực tràng

\

Khi áp-xe đang hình thành:

  • Hạn chế nhiễm trùng: Dùng kháng sinh toàn thân, loại có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Kháng sinh chỉ hạn chế nhiễm trùng chứ thường không ngăn chặn được quá trình làm mủ, không ngăn chặn được áp-xe hình thành.
  • Giảm đau: Ban ngày, dùng thuốc giảm đau. Tối, trước khi đi ngủ, nên uống ít thuốc ngủ để có thể ngủ được.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngày nhiều lần ngồi vào chậu nước ấm làm bệnh nhân đỡ đau, cảm thấy dễ chịu và cũng để ổ áp-xe hình thành nhanh hơn.
  • Ăn uống: Đại tiện làm bệnh nhân đau, nhất là khi táo bón, bắt bệnh nhân phải rặn. Vì vậy nên ăn nhẹ, dễ tiêu, nhuận tràng. Nếu có táo bón nên dùng ít thuốc nhuận tràng.

Khi áp-xe đã hình thành:

  • Điều trị áp-xe là rạch thoát mủ và dẫn lưu sau mổ. Phải can thiệp đúng thời điểm. Rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành và ổ áp-xe chưa có giới hạn rõ sẽ làm nhiễm trùng lan tỏa. Can thiệp quá trễ, bệnh nhân sẽ đau đớn kéo dài và mủ sẽ phá vỡ ra vùng xung quanh làm ổ áp-xe lan rộng hay ít ra cũng tạo nên những mô xơ cứng, nguyên nhân của chảy mủ kéo dài.
  • Vì đụng chạm vào ổ áp-xe và vùng xung quanh bệnh nhân rất đau và ít phải phá vỡ tất cả các ngóc ngách của ổ áp-xe nên phương pháp vô cảm tốt nhất là gây mê toàn thân. Ở trẻ em thì gây tê mặt nạ, ở người lớn thì gây mê tĩnh mạch cũng đủ để can thiệp vì thời gian can thiệp ngắn chỉ độ 10 phút hay ít hơn.
  • Rạch thoát mủ

Chế độ chăm sóc áp xe vùng hậu môn-trực tràng

  • Chăm sóc sau mổ
  • Ngay sau khi rạch thoát mủ, đau đỡ hẳn, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và tối ngày mổ có thể có một giấc ngủ ngon, sau nhiều đêm không ngủ.
  • Vệ sinh tại chỗ rất cần thiết. Mỗi ngày rửa nhiều lần bằng nước ấm có pha thuốc sát trùng. Sau mỗi lần đại tiện, bắt buộc rửa sạch.
  • Hằng ngày thay băng và lấy hết mủ.
  • Khi đã sạch mủ, mô hạt bắt đầu mọc. Mô hạt phải mọc từ đáy. Không được để đường rạch bịt kín khi mô hạt chưa lấp đầy ổ, vì chừng nào còn khoảng trống thì còn mủ.
  • Ăn chế độ dễ tiêu, nhuận tràng.
  • Rạch tháo mủ đúng lúc, đúng kỹ thuật, dẫn lưu tốt, săn sóc chu đáo giúp cho áp-xe lành tốt, nhanh chóng và hoàn toàn sau 3 tuần. Nếu không, áp-xe chậu hông-trực tràng sẽ dẫn tới rò hậu môn.

Wellcare

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

LogoWellcare
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.

Download the app

Get it on Google PlayDownload on the App Store

Follow Us

(+84) 028 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved