Ngất xỉu

Ngất xỉu tình trạng bị mất ý thức và khả năng hoạt động tạm thời. Triệu chứng sẽ khôi phục sau thời gian ngắn. Trong đa số các trường hợp, ngất xỉu xảy ra do áp suất của máu thấp làm máu không lên tới não, hoặc do tim không bơm đủ máu có oxy lên não.

Định nghĩa Bệnh Ngất xỉu

Bệnh Ngất xỉu

Ngất xỉu là gì?

Ngất xỉu tình trạng bị mất ý thức và khả năng hoạt động tạm thời. Triệu chứng sẽ khôi phục sau thời gian ngắn. Trong đa số các trường hợp, ngất xỉu xảy ra do áp suất của máu thấp làm máu không lên tới não, hoặc do tim không bơm đủ máu có oxy lên não.

Những ai thường mắc phải ngất xỉu?

Ngất xỉu có thể xảy ra ở mọi người tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe. Ở người có sức khỏe yếu hoặc có vấn đề về tim sẽ dễ ngất xỉu nhiều hơn. Đây là tình trạng phổ biến, chiếm 3% số ca cấp cứu và 6% số ca nhập viện.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Ngất xỉu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ngất xỉu là gì?

Dấu hiệu của ngất xỉu có thể xảy ra vài giây trước khi ngất. Bao gồm tim đập nhanh, không theo nhịp hoặc đập quá chậm. Những triệu chứng khác bao gồm ngáp hay thở gấp, thấy buồn nôn, tự dưng chảy mồ hôi nhiều hoặc bị hoa mắt, ù tai.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn có thể ngất do hoảng sợ, đau đớn, qua mệt, đói hoặc uống rượu bia quá nhiều. Những trường hợp này sẽ tự khỏi sau khi cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, bạn cần nhập viện ngay khi bạn bị ngất cùng với triệu chứng đau ngực, khó thở, hoặc bạn có tiền sử bệnh tim.;

Nguyên nhân Bệnh Ngất xỉu

Nguyên nhân gây ra ngất xỉu là gì?
Nguyên nhân ngất xỉu thường là do máu bơm không đủ lên não dẫn đến não thiếu oxy. Máu bơm không đủ có thể do:
Huyết khối tĩnh mạch (trong tĩnh mạch tụ máu đông) nên máu không thể truyền lên não;
  • Mạch máu bị tắc nghẽn hoặc hư hại;
  • Nhịp tim bất thường làm giảm lưu lượng máu;
  • Bệnh huyết áp thấp;
  • Bệnh tim (suy tim) hoặc van tim không bình thường;
  • Thiếu máu, tức là lượng hồng cầu trong máu thấp;
  • Dùng thuốc đặc trị, đặc biệt là thuốc cao huyết áp;
  • Bệnh phổi;
  • Mất quá nhiều nước do tiêu chảy.
  • Một loại ngất nữa là ngất do phản xạ do dây thần kinh phế vị bị kích thích quá mức làm hạ huyết áp và gây ra ngất. Loại này xảy ra khi hoảng sợ, đau đớn, hoặc ho nghiêm trọng.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Ngất xỉu

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ngất xỉu?
Ngất xỉu xảy ra bất thình lình nên rất khó dự đoán. Nếu bạn có một trong những yếu tố sau, bạn có nguy cơ ngất xỉu cao hơn:
  • Đứng lâu hoặc nằm lâu và đứng dậy đột ngột;
  • Hiến máu khi chưa ăn;
  • Thần kinh căng thẳng;
  • Bị huyết áp thấp mãn tính;
  • Đang mắc bệnh về tim hoặc các bệnh khác.;

Điều trị Bệnh Ngất xỉu

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngất xỉu?

Bình thường, bạn sẽ tự hồi phục sau khi ngất. Tuy nhiên, nếu như bạn bị ngất do tim bơm không đủ máu, bác sĩ có thể đề nghị gặp bác sĩ chuyên khoa tim để kiểm tra thêm. Nếu bạn có huyết áp thấp hoăc bị bệnh tim, các loại thuốc đặc trị có thể khiến bạn bị ngất. Hãy nói với bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc cho bạn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngất xỉu?

Để tìm ra nguyên do gây ngất, bác sĩ sẽ xem bệnh sử, khám lâm sàng và đo điện tim, đo huyết áp ở nhiều vị trí khác nhau (đứng, nằm, ngồi, sau khi tập thể dục). Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm đường huyết và số hồng cầu trong máu.
Khi không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ dùng liệu pháp bàn nghiêng. Cách này dùng để kiểm tra những triệu chứng lúc cơ thể bạn ở các vị trí khác nhau. Nếu nghi ngờ bạn bị loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ đo nhịp tim của bạn trong 24 giờ bằng máy đo nhịp tim di động (Holter ECG).;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Ngất xỉu

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngất xỉu?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế triệu chứng ngất xỉu:
  • Không nhịn đói và uống đủ nước;
  • Ngồi xuống hoặc nằm khi có cảm giác muốn ngất để máu kịp lên não.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Bỏng nắng tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng từ 11 – 14 giờ, thời điểm mà cường độ ánh nắng mạnh nhất, có nhiều tia cực tím nhất.

  • 21-02-2019

    Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một mảnh của nhân đĩa đệm được thoát ra khỏi vòng sợi, vào trong ống sống thông qua vị trí đứt rách vòng sợi. Đĩa đệm trở nên bị thoát vị thường là trong giai đoạn đầu của sự thoái hóa. Ống sống có không gian hạn chế, không

  • 05-10-2018

    Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ. Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau, điển hình như ngưng thở tắc nghẽn,

  • 17-10-2018

    Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân phổ biến thường gặp và được gọi là tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính. Nhiễm vi khuẩn, virus là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Đôi khi vi trùng gây bệnh từ thức ăn bị nhiễm trùng (ngộ độc thức

  • 28-05-2018
    Những ý nghĩ khó chịu thường xuyên đó được gọi là ám ảnh. Để kiểm soát chúng, người bệnh thường cảm thấy có sự thôi thúc mạnh mẽ phải lặp lại những nghi thức hoặc hành vi nào đó gọi là xung động. Người bị OCD không thể kiểm soát những ám ảnh và hành
  • 28-05-2018
    Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim. Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm