Nạo phá thai

Phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người và các giống loài khác, phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong

Tìm hiểu về nạo phá thai

Phá thai là sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hoặc lấy phôi thai hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở.
Nạo phá thai
Ảnh minh họa

Phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra. Trường hợp phá thai có chủ đích có thể được gọi là điều trị hay tùy chọn. Thuật ngữ phá thai chủ yếu nhắc tới trường hợp phá thai có chủ đích khi mang thai. Trong khi những ca mất thai một cách tự nhiên thường được gọi bằng thuật ngữ sảy thai.
Phá thai, khi được thực hiện tại các quốc gia phát triển theo những quy định pháp lý, thường là một trong những thủ thuật an toàn nhất trong y tế.
Tuy nhiên, những vụ phá thai không an toàn (những vụ được thực hiện bởi những người không được đào tạo thích hợp hay bên ngoài một cơ sở y tế) dẫn tới gần 70.000 ca tử vong bà mẹ và 5 triệu ca khuyết tật hàng năm trên toàn thế giới. Ước tính có 42 triệu ca phá thai được thực hiện hàng năm trên thế giới, với 20 triệu ca trong số đó được thực hiện một cách không an toàn. 40% phụ nữ trên thế giới có thể tiếp cận dịch vụ phá thai điều trị hay lựa chọn trong các giới hạn của việc thai nghén.
Phá thai có chủ đích đã trải qua một lịch sử lâu dài và đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp gồm cả việc sử dụng các thảo dược kích thích sảy thai, dùng dụng cụ sắc, gây chấn thương y tế, và các phương pháp y học khác. Ngành y tế hiện đại sử dụng các loại thuốc và các quy trình phẫu thuật để gây sảy thai.
Tính pháp lý, sự phổ biến, tính văn hóa, và tính tôn giáo của việc phá thai rất khác biệt trên thế giới. Ở nhiều nơi trên thế giới có sự tranh cãi và chia rẽ lớn về các khía cạnh đạo đức và pháp lý của việc phá thai.
Phá thai và các vấn đề liên quan tới phá thai là một chủ đề nóng trong chính trị tại nhiều quốc gia, thường liên quan tới sự phản đối việc phá thai có chủ đích và quyền tự quyết định của các phong trào xã hội trên thế giới. Số vụ phá thai trên toàn thế giới đã giảm bớt nhờ sự tiếp cận giáo dục kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ tránh thai ngày càng gia tăng.

Biến chứng nạo phá thai

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa phá thai không an toàn là việc phá thai được thực hiện bởi những cá nhân không có kỹ năng, với dụng cụ nguy hiểm, hay tại những cơ sở không vệ sinh.

Phá thai an toàn

Phá thai, khi được thực hiện tại các quốc gia phát triển nơi việc phá thai là hợp pháp, nằm trong số những quy trình y tế an toàn nhất. Tại Hoa Kỳ, nguy cơ tử vong bà mẹ do phá thai là 0,567 trường hợp/100.000 ca, khiến việc phá thai an toàn hơn xấp xỉ 14 lần so với sinh đẻ (7,06 trường hợp tử vong bà mẹ trên 100.000 ca sinh sống). Nguy cơ tử vong liên quan tới phá thai gia tăng với độ tuổi thai, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ sinh đẻ ít nhất cho tới tuần tuổi thai thứ 21.
Hút chân không ở 3 tháng đầu thai kỳ là phương pháp phá thai phẫu thuật an toàn nhất, và có thể được thực hiện trong một cơ sở chăm sóc ban đầu, phòng phá thai hay bệnh viện. Biến chứng hiếm khi xảy ra. Biến chứng có thể gồm đâm xuyên tử cung, nhiễm trùng xương chậu, và những sản phẩm phụ còn lại của quá trình mang thai đòi hòi một lần xử lý thứ hai nữa để điều trị.
Các biện pháp kháng sinh ngăn ngừa (như doxycycline hay metronidazole) thường được thực hiện trước khi phá thai có lựa chọn. Bởi chúng hạn chế rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng tử cung sau phẫu thuật. Những biến chứng từ việc phá thai ở 3 tháng thai kỳ thứ hai tương tự những biến chứng với phá thai ở 3 tháng đầu, và phụ thuộc vào phương pháp được lựa chọn.
Phá thai y tế với mifepristone và misoprostol có hiệu quả tới 49 ngày tuổi thai. Nó đã được dùng cho những phụ nữ mang thai tới 63 ngày tuổi. Tuy nhiên có sự gia tăng nguy cơ không thành công (đòi hỏi phá thai y tế). Phá thai y tế thường được coi là an toàn như phá thai phẫu thuật trong 3 tháng đầu, nhưng gây đau đớn hơn và có tỷ lệ thành công thấp hơn (đòi hỏi phá thai phẫu thuật).
Nói chung, nguy cơ nhiễm trùng tử cung với phá thai y tế thấp hơn phá thai phẫu thuật, dù trong năm 2005 có 4 người chết sau phá thai y tế được báo cáo là do nhiễm Clostridium sordellii. Vì thế, một số cơ sở thực hiện phá thai đã bắt đầu sử dụng các biện pháp kháng sinh ngăn chặn trước khi thực hiện phá thai y tế.

Phá thai không an toàn

Trái lại, phá thai không an toàn là một nguyên nhân chính gây thương tật và tử vong với phụ nữ trên toàn thế giới. Dù dữ liệu không chính xác, ước tính xấp xỉ 20 triệu vụ phá thai không an toàn được thực hiện mỗi năm, với 97% trong số đó diễn ra tại các quốc gia đang phát triển.
Phá thai không an toàn được cho là dẫn tới cái chết của 68.000 người và khiến hàng triệu người khác bị thương tật hàng năm. Vị thế pháp lý của việc phá thai được cho là đóng một vai trò chính trong số lượng các vụ phá thai không an toàn. Ví dụ, việc hợp pháp hóa việc phá thai năm 1996 ở Nam Phi lập tức có hiệu quả tích cực trên sự giảm sút số vụ biến chứng liên quan tới phá thai, với số ca tử vong liên quan tới phá thai giảm hơn 90%.
Các nhóm như Tổ chức Y tế Thế giới đã ủng hộ một cách tiếp cận sức khỏe cộng đồng để giải quyết việc phá thai không an toàn, nhấn mạnh tới vị thế pháp lý của việc phá thai, việc huấn luyện nhân viên y tế, và đảm bảo tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản.

Chế độ chăm sóc khi nạo phá thai

Nạo hút thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nên những tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là nỗi ám ảnh, suy sụp đối với nhiều người. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cả tinh thần và thể chất sau nạo hút thai là rất quan trọng.

Chăm sóc sức khỏe thể chất

Sau khi hút thai cơ thể bạn sẽ rất yếu và dễ bị nhiễm trùng đường sinh sản. Bình thường, buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối. Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, mặc dù các dụng cụ đã được diệt khuẩn và các thao tác có được thực hiện cẩn thận thì quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó ngay sau nạo hút thai bạn cần:
  • Nghỉ ngơi tại chỗ (cơ sở y tế) từ 1-6 giờ.
  • Bạn có thể có ra máu âm đạo và đau bụng dưới giống như đau bụng khi có kinh nguyệt, như vậy là bình thường. Khi đó, bạn cần dùng băng vệ sinh hoặc khăn vải xô để thấm máu như máu kinh bình thường.
  • Cần vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục bằng nước ấm sạch. Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ thảo dược, dịu nhẹ. Thay băng vệ sinh ít nhất từ 3 – 4 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều và buổi tối trước khi đi ngủ). Không được thụt rửa âm đạo hoặc cho bất cứ vật gì vào âm đạo.
  • Không quan hệ tình dục đến khi hết ra máu âm đạo (ít nhất là 2 – 3 tuần sau nạo hút thai).
  • Cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng từ 2 – 4 tuần.
  • Cần ăn uống bồi dưỡng bồi bổ lại sức khỏe, không phải ăn kiêng.
  • Uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Phải nạo hút thai sẽ gây nên những tổn thương về mặt tinh thần, thậm chí là nỗi ám ảnh, suy sụp đối với nhiều người. Do đó, để lấy lại sự cân bằng về tinh thần, người phụ nữ cần được an ủi, chia sẻ, động viên của người thân trong gia đình, nhất là của người chồng. Tuy nhiên bản thân người phụ nữ cũng cần nhận thức rằng đây là việc không ai mong muốn, nó có thể xảy ra với bất cứ ai trong cuộc sống. Do đó tự bản thân cũng cần cố gắng vượt qua, không nên quá buồn rầu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và lần mang thai tiếp theo.

Những dấu hiệu cần khám lại ngay

  • Đau nhiều ở bụng dưới, đau cơ, bụng ấn đau.
  • Bị sốt hoặc thấy ớn lạnh.
  • Ra máu nhiều (nhiều hơn ra máu kinh bình thường), kéo dài hơn 10 ngày.
  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư có mùi hôi,…
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 18-09-2018

    Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột quỵ cao. Rối loạn tiền đình là bệnh lý và rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai

  • 28-05-2018
    Vết chai là các lớp dày của da. Chúng thường hình thành khi làn da thường xuyên chịu áp lực. Bạn thường có vết chai trên bàn chân hoặc tay. Đôi khi chúng gây đau mặc dù kích cỡ nhỏ.
  • 28-05-2018
    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên theo đường thực quản (ống nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác. Những cơn trào
  • 28-05-2018
    U sợi thần kinh loại 1 (NF1), hay còn được gọi là bệnh Recklinghausen, là một trong 2 loại bệnh u sợi thần kinh (NF1 và NF2). NF2 hiếm gặp hơn NF1. NF1 là một rối loạn di truyền gây ra những bất thường trên da và xương đồng thời gây ra các khối u hình
  • 28-05-2018
    Thuốc và chăm sóc bệnh nhân là những biện pháp chủ yếu. Các thuốc hiện hành không thể làm ngăn chặn hay nghịch đảo quá trình bệnh nền tảng, nhưng chúng có thể làm chậm quá trình diễn tiến bệnh hay làm suy giảm các triệu chứng. Các thuốc được khuyến cáo
  • 08-04-2021

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive compulsive disorder – OCD) là một bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của bệnh nhân. Khi mắc bệnh, các suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn (hay còn gọi là sự ám ảnh) xuất hiện liên tục và