Vết chai

Vết chai là các lớp dày của da. Chúng thường hình thành khi làn da thường xuyên chịu áp lực. Bạn thường có vết chai trên bàn chân hoặc tay. Đôi khi chúng gây đau mặc dù kích cỡ nhỏ.

Tìm hiểu chung Bệnh Vết chai

Vết chai là gì?

Vết chai là các lớp dày của da. Chúng thường hình thành khi làn da thường xuyên chịu áp lực. Bạn thường có vết chai trên bàn chân hoặc tay. Đôi khi chúng gây đau mặc dù kích cỡ nhỏ.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Vết chai

Những dấu hiệu và triệu chứng của vết chai là gì?

Các triệu chứng phổ biến của vết chai là da dày, bướu cứng, đau, da khô hoặc giống như sáp.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ cảm giác đau đớn hay tình trạng viêm trong vết chai, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bị tiểu đường và có vết chai, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay vì bạn có nguy cơ gặp phải biến chứng. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.;

Nguyên nhân Bệnh Vết chai gây bệnh Bệnh Vết chai

Những nguyên nhân nào gây ra vết chai?

Nguyên nhân chính gây ra vết chai là do việc tăng ma sát hoặc áp lực lên bàn chân hoặc tay. Một sốnguyên nhân khác là:

Mang giày quá chật có thể chèn ép chân, trong khi đôi giày quá rộng thì sẽ làm cho bạn phải chà chân vào giày gây vết chai;

Mang giày không vớ sẽ làm tăng sự ma sát giữa bàn chân và đôi giày;

Những hành động lặp đi lặp lại như chơi nhạc cụ hoặc thậm chí việc viết cầm có thể gây vết chai.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Vết chai

Những ai thường mắc phải vết chai?

Vết chai là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị vết chai?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện vết chai, chẳng hạn như:

Bướu Bunion: là một vết sưng nằm trên khớp của ngón chân cái của bạn;

Biến dạng ngón chân: là một khiếm khuyết gây ngón chân cong;

Dị tật xương chân;

Sử dụng các công cụ hoặc chơi nhạc cụ mà không bảo vệ bàn tay có thể gây vết chai;

Mang giày không đúng kích thước.;

Điều trị Bệnh Vết chai hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vết chai?

Bác sĩ có thể chẩn đoán vết chai bằng:

Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân hoặc bàn tay và xem vết chai có phải là do dị tật khác như mụn cóc hoặc u nang;

Chụp X-quang: có thể giúp bác sĩ quan sát kĩ hơn chân hoặc tay của bạn để phát hiện nguyên nhân gây ra vết chai;

Những phương pháp nào dùng để điều trị vết chai?

Vết chai có thể được kiểm soát bằng cách giảm ma sát và áp lực lên bàn chân hoặc tay. Bạn có thể đeo găng tay, vớ và mang giày phù hợp hơn.

Nếu vết chai gây đau và khó chịu nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số phương pháp điều trị sau đây:

Loại bỏ vùng da vết chai;

Callus: một loại thuốc giúp điều trị vết chai dạng gel hoặc kem bôi;

Dùng axit salicylic để loại bỏ vùng da dày lên;

Thuốc chống nhiễm trùng như thuốc mỡ kháng sinh giúp tránh nhiễm trùng;

Tạo hình cho bàn chân bị dị tật để ngăn chặn vết chai;

Phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Vết chai

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của vết chai?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Ngăn chặn vết chai phát triển bằng cách dùng miếng đệm chân;

Ngâm tay hoặc bàn chân trong nước để làm mềm vết chai;

Dùng đá tắm để chà vết chai nhẹ nhàng nhưng phải cẩn thận vì cọ xát mạnh có thể gây ra nhiễm trùng;

Dưỡng ẩm cho da;

Mang giày và tất phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh (bình thường, tĩnh mạch tinh của đám rối tĩnh mạch tinh có đường kính khoảng từ 2mm trở xuống). Giãn tĩnh mạch tinh là một bệnh lý rất phổ biến và thường gặp
  • 26-10-2018

    Bệnh rubella là bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Khi người phụ nữ bị nhiễm vi rút rubella trong giai đoạn đầu trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền vi rút sang thai nhi. Hậu quả thai nhi bị chết

  • 28-05-2018
    Chẳng mấy ai biết và để ý vì sao mình lại bị chậm kinh nguyệt như vậy. Các chị em hầu hết chỉ đi khám khi thấy tình trạng kinh nguyệt không đều của mình kéo dài hoặc có những dấu hiệu bất thường, điều này là hoàn toàn không tốt vì như vậy sẽ ảnh hưởng
  • 28-05-2018
    Phụ nữ thường hay mắc nhiễm trùng đường niệu hơn nam giới vì niệu đạo ở nữ ngắn hơn ở nam. Ở phụ nữ, vi khuẩn có thể đi đến bàng quang dễ dàng hơn.
  • 28-05-2018
    Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị sưng hoặc viêm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm tuyến tiền liệt sẽ xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Có 3 loại viêm tuyến tiền liệt:
  • 28-05-2018
    Bệnh sarcoid còn được gọi là bệnh u hạt lympho lành tính, là sự phát triển một số khối u nhỏ của các tế bào viêm ở những vùng khác nhau của cơ thể - phổ biến nhất là phổi, hạch bạch huyết, mắt và da. Các bác sĩ tin rằng bệnh sarcoid là kết quả của một