Múa giật

Bệnh múa giật (Sydenham) thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn, hay gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, tỷ lệ trung bình nam/nữ là 1/2,5; Bệnh múa vờn ở trẻ em thường do tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sản hay do trẻ bị ngạt hoặc vàng da sơ

Bệnh múa giật là gì ?

Bệnh múa giật (Sydenham) thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn, hay gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, tỷ lệ trung bình nam/nữ là 1/2,5; Bệnh múa vờn ở trẻ em thường do tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sản hay do trẻ bị ngạt hoặc vàng da sơ sinh nặng, huyết khối các tĩnh mạch não, chấn thương. Hoặc do các bệnh mắc phải như viêm mạch hay tắc mạch, viêm não - màng não

Triệu chứng, biểu hiện múa giật

Triệu chứng, biểu hiện múa giật

Bênh nhân múa giật có các động tác xảy ra đột ngột, vận động không tự chủ, giật cục, không có quy luật, thường tập trung ở ngọn chi, không đối xứng. Đôi khi chỉ biểu hiện như các động tác vụng về trong sinh hoạt; Nhưng có lúc biểu hiện rất mạnh mẽ, vô hướng, rất nguy hiểm. Nhiều động tác múa giật ảnh hưởng xấu đến các cử động bình thường của bệnh nhân, cản trở sinh hoạt hằng ngày hay công việc, bệnh nhân luôn trong trạng thái vận động không được nghỉ ngơi. Khi bệnh nhân ngủ, các động tác giảm, trương lực cơ giảm, nhưng có thể có các động tác múa vờn. Múa giật thường xảy ra sau sốt nhiễm khuẩn, trong đó 2/3 số ca xảy ra sau khi mắc các bệnh: viêm họng, viêm nội tâm mạc, thấp khớp từ vài tuần đến vài tháng. Lúc đầu là các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, tinh thần bất an, kích thích; tiếp sau là các động tác múa giật xuất hiện, lúc đầu tựa hồ như các động tác vụng về rồi các động tác xuất hiện nhiều hơn và lan tỏa toàn thân. Các động tác này tiến triển nặng lên trong vòng một tuần sau đó tự giảm dần. Bệnh diễn biến trong vài ngày đến vài tuần. Có khoảng 1/5 số trẻ em có đợt tái phát trong 2 năm đầu bị bệnh.

Nguyên nhân múa giật

Nguyên nhân múa giật

  • Di truyền.
  • Bệnh Huntington: Teo dentatorubro- pallidoluysian .( răng cưa nhân đỏ thể nhạt). Múa giật di truyền lành tính.
  • Bệnh Wilson: Múa giật, múa vờn kịch phát.
  • Bệnh não không tiến triển: bại não, tổn thương thời kỳ chu sinh.
  • Chorea Syndenham.
  • Chorea thời kỳ có thai.
  • Nhiễm độc thuốc.
  • Levodopa và thuốc đồng vận Dopamin khác.
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Lithium.
  • Phenytoin.
  • Thuốc uống ngừa thai.

Yếu tố nguy cơ múa giật

Yếu tố nguy cơ múa giật

Bệnh có liên quan chặt chẽ với sốt do thấp, thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn cấp một vài tháng. Cơ chế bệnh sinh có liên quan đến quá trình tạo kháng thể: các kháng thể này có phản ứng chéo giữa liên cầu khuẩn và các neuron thần kinh ở Striatum. Những bệnh nhân có tiền sử sốt do thấp có thể phát bệnh muộn khi gặp các yếu tố thuận lợi như dùng thuốc tránh thai, phenytoin, thai nghén.
 

Điều trị múa giật

Điều trị múa giật

Dùng các thuốc nhóm salisilat, kháng histamin, penicillin, corticoid, pyridoxine, acid valproic và kháng dopamin. Bệnh thường thuyên giảm nhanh, tiên lượng tốt nhưng nguy cơ tái phát cao. Khoảng 1/3 số bệnh nhân để lại các di chứng như vụng về, tăng kích thích, sợ sệt.

Phòng ngừa múa giật

Phòng ngừa múa giật

Cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Thời kỳ thai nghén các bà mẹ nên khám thai định kỳ 3 tháng một lần để được quản lý thai nghén tốt và tiên lượng cho cuộc đẻ. Những trường hợp có thể đẻ khó cần chọn nơi sinh có trình độ kỹ thuật tốt để bảo đảm cuộc đẻ an toàn, tránh những tai biến đẻ non tháng, ngạt sơ sinh, chấn thương não, viêm não, màng não... Khi trẻ con nhỏ cần theo dõi để khám và điều trị kịp thời, triệt để các bệnh viêm hầu họng do liên cầu khuẩn. Có như vậy mới loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh, tránh cho trẻ không bị mắc bênh múa giật, múa vờn.

Bài thuốc dân gian chữa múa giật

Bài thuốc dân gian chữa múa giật

Đại cương

Bệnh múa giật (Sydenham) thường xuất hiện sau giai đoạn sốt nhiễm liên cầu khuẩn, hay gặp ở trẻ em 5-15 tuổi, Bệnh múa vờn ở trẻ em thường do tổn thương não bộ trong thời kỳ chu sản hay do trẻ bị ngạt hoặc vàng da sơ sinh nặng, huyết khối các tĩnh mạch não, chấn thương. Hoặc do các bệnh mắc phải như viêm mạch hay tắc mạch, viêm não, viêm màng não
Triệu chứng: Trẻ múa giật có các động tác xảy ra đột ngột, vận động không tự chủ, giật cục, không có quy luật, thường tập trung ở ngọn chi, không đối xứng. Múa giật thường xảy ra sau sốt nhiễm khuẩn, như sau khi mắc các bệnh: viêm họng, viêm nội tâm mạc, thấp khớp từ vài tuần đến vài tháng. Lúc đầu là các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, tinh thần bất an, kích thích; tiếp sau là các động tác múa giật xuất hiện, lúc đầu tựa hồ như các động tác vụng về rồi các động tác xuất hiện nhiều hơn và lan tỏa toàn thân.

Bài thuốc tham khảo

  • Kim qũy yếu lược
  • Ô đầu thang Ma hoàng 3 Thược dược 3 Xuyên ô 3
  • Hoàng kỳ 3 Chích cam thảo 3
  • Sắc lấy nước, pha mật vào lại sắc tiếp
  • lưu ý; xuyên ô là một vị thuốc có độc

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ. Gãy mắt cá chân có thể là gãy đơn giản một xương, mà có thể không ảnh hưởng đến việc đi bộ của bạn. Nhưng trong một số trường hợp nặng, chấn thương này có thể

  • 28-05-2018

    Hội chứng bẫy động mạch khoeo hay còn gọi là "bệnh chạy bộ" hiếm phát hiện vì khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với suy tĩnh mạch.

  • 04-10-2018

    Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Bệnh phổ biến nhất ở độ tuổi biết đi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Một triệu chứng khác là ho khàn tiếng, thường nặng

  • 27-08-2018

    Rộp da, hay phồng rộp, là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính hơn 1,3 cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân, tuy nhiên chúng cũng có thể hình thành ở tay

  • 28-05-2018
    Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít rụng trứng và kinh nguyệt đến vô sinh vĩnh viễn, hoặc mãn kinh. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế
  • 28-05-2018
    Lỗ tiểu đóng thấp là bệnh bẩm sinh xảy ra khi niệu đạo của bé trai quá ngắn. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể qua dương vật. Khi có tật lỗ tiểu đóng thấp, niệu đạo của bé mở ra trên thân dương vật (thường là phía dưới) thay