Rộp da (phồng rộp)

Rộp da, hay phồng rộp, là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính hơn 1,3 cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân, tuy nhiên chúng cũng có thể hình thành ở tay

Rộp da là gì?

Rộp da, hay phồng rộp là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có kích cỡ rất đa dạng, từ bé như đầu kim cho đến các vết có đường kính hơn 1,3cm. Các vết rộp thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân. Tuy nhiên, chúng cũng có thể hình thành ở tay khi bạn chạy xe mà không đeo găng bảo vệ. Bạn cũng có thể bị rộp da nếu mang giày không vừa vặn hoặc không mang vớ khi mang giày.

rộp da
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng bệnh Rộp da (phồng rộp)

Xuất hiện những vùng da bị tấy đỏ và có cảm giác nóng rát. Có thể bị đau và ngứa ở các vùng da này.

Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?

Hầu hết các chỗ rộp đều tự lành sau 3 - 7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ Da liễu trên hệ thống Khám từ xa Wellcare nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Chỗ rộp vô cùng đau đớn.
  • Các nốt rộp liên tục xuất hiện.
  • Bạn nghĩ rằng nốt rộp bị nhiễm trùng. Nốt rộp bị nhiễm trùng sẽ có mủ màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể gây đau, tấy đỏ và nóng. Đừng phớt lờ các chỗ rộp ấy, bởi đó có thể là nguyên nhân gây bệnh chốc lở và các biến chứng khác như viêm tế bào hoặc nhiễm trùng máu.
  • Bị rộp ở những nơi bất thường như mí mắt, trong miệng.
  • Rộp da xuất hiện sau khi bị cháy nắng, bỏng nặng, bỏng nước.
  • Các phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc với hoá chất hoặc các chất khác.

Nguyên nhân gây rộp da (phồng rộp)

Nguyên nhân thường gặp nhất là do quần áo hoặc dụng cụ thể thao chà xát lên da trong thời gian dài. Việc này sẽ khiến cho tầng trên cùng của da bị tách khỏi tầng đáy và bị lấp đầy bởi chất lỏng. Những thay đổi trong cách tập luyện hoặc sử dụng dụng cụ không vừa vặn có thể gây ra cọ xát và dẫn tới phồng rộp. Các yếu tố khác có thể bao gồm da ẩm, chân bẹt, các bệnh gây phồng da như viêm tấy ở kẽ ngón chân cái và ngón chân quặp xuống.

Nguyên nhân gây rộp da (phồng rộp)
(Ảnh minh họa)

Nguy cơ mắc rộp ra (phồng da)

Ai cũng có thể bị bệnh, đặc biệt là các vận động viên. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như:

  • Tiếp xúc với lửa, hơi nước hoặc chạm vào một bề mặt nóng.
  • Thời tiết lạnh.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích hoặc dị ứng.
  • Phản ứng thuốc: nhiều người bị rộp da như là một phản ứng với thuốc. Nếu bị rộp da khi đang sử dụng thuốc, hãy đi khám và xin ý kiến của bác sĩ.

Điều trị rộp da (phồng rộp)

Mục đích của việc điều trị là giảm đau, ngăn các nốt rộp lan rộng và tránh nhiễm trùng. Những nốt rộp nhỏ không bị vỡ thường không gây đau đớn, có thể để yên và che lại bằng băng gạc lỏng. Đối với nốt rộp có lỗ nhỏ hoặc bị vỡ, hãy đặt băng cá nhân lên và nhẹ nhàng vuốt lên vùng da nhạy cảm phía dưới. Nếu nốt rộp vỡ ra, hãy vệ sinh vùng da và dùng kem khử trùng hoặc thuốc mỡ và băng vô trùng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế phồng rộp:

  • Dùng phấn để giữ chân khô ráo. Ngăn ngừa phồng rộp bằng cách giảm độ ẩm và cọ xát.
  • Mang vớ khi đi giày.
  • Mang giày thoải mái và vừa vặn. Nên đi giày vào buổi chiều hoặc tối, vì bàn chân sẽ phình ra sau cả ngày đi lại. Những đôi giày vừa vặn vào buổi sáng sẽ chật hơn vào buổi chiều.
  • Tránh mang giày hoặc làm các hoạt động nặng cho tới khi các nốt rộp lành hẳn.
  • Xoa bóp chân với lanolin (chất béo chiết xuất từ lông cừu) mỗi tối trong vòng một tháng trước khi tham gia sự kiện đi bộ hoặc chạy.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 27-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Shigella thường vào cơ thể qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Ví dụ người chăm trẻ không rửa tay kĩ sau khi thay tả hoặc giúp trẻ tập đi cầu, bàn tay nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Shigella cũng có thể vào qua thức ăn, nước uống hay hồ bơi
  • 28-05-2018
    Đa dây thần kinh là bệnh lý nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc. Căn bệnh này gây ra bởi một số bệnh khác hoặc do bị phơi nhiễm. Vì vậy, bệnh đa dây thần kinh không thực sự là một loại bệnh được chẩn đoán trực tiếp, nó chỉ cho thấy sự hiện
  • 28-05-2018
    Viêm đại tràng vi thể (hay còn gọi là viêm đại tràng) là bệnh di truyền, xảy ra khi ruột già bị sưng tấy và nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy mãn tính và đau quặn bụng. Viêm đại tràng vi thể có hai dạng:
  • 28-05-2018
    Viêm mô kẽ thận là một bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nephron và gây ra tình trạng viêm (sưng) thận. Viêm mô kẽ thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thận loại bỏ các chất thải và cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Mỗi thận có 1 triệu
  • 31-05-2022

    Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ bị viêm tai giữa thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa không cần điều trị bằng kháng sinh. Cùng tìm hiểu khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa.

  • 05-07-2018
    Mụn cóc mọc ở lòng bàn chân là một nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn cóc này mọc phổ biến ở mặt lòng bàn chân của bạn. Khoảng 10% ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh này.