Mù màu

Bệnh mù màu không phải là không nhận biết được bất kỳ màu sắc nào. Bệnh mù màu (rối loạn sắc giác) là hiện tượng vẫn nhìn rõ mọi vật, nhưng không phân biệt được màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh

Mù màu là bệnh gì?

Bệnh mù màu không phải là không nhận biết được bất kỳ màu sắc nào. Bệnh mù màu (rối loạn sắc giác) là hiện tượng vẫn nhìn rõ mọi vật, nhưng không phân biệt được màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường, vì vậy gen bệnh có khả năng lan rộng trong cộng đồng.

Chẩn đoán bệnh mù màu

Chẩn đoán bệnh mù màu
Chẩn đoán bệnh mù màu

Trong một bài kiểm tra mù màu ở mắt, bạn được yêu cầu nhìn vào một loạt chấm màu và thử tìm ra một mô hình từ những chấm màu đó, chẳng hạn như một chữ hay một con số nào đó. Các mô hình mà bạn nhìn được sẽ giúp bác sĩ biết những màu nào là màu mà bạn khó phân biệt.
Trong một bài kiểm tra mù màu khác, bạn sắp xếp các chip màu theo theo các nhóm màu có màu tương tự nhau. Người bị mù màu không thể sắp xếp các chip màu một cách chính xác.
Vì mù màu có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta nên việc phát hiện ra nó sớm là rất quan trọng. Ở trẻ em, mù màu có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự phát triển khả năng đọc. Và mù màu có thể hạn chế việc lựa chọn nghề nghiệp sau này đặc biệt là các nghề liên quan đến màu sắc.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu

Nguyên nhân bệnh mù màu
Nguyên nhân bệnh mù màu

Bệnh mù màu hầu hết có tính di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (cặp này ở nữ là XX, ở nam là XY). Bệnh phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc. Gen này là gen lặn. Người con trai nào nhận được ở mẹ loại gen này thì không thể phân biệt được màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu.
Còn phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu có 2 gen mù màu: một của mẹ và một của bố mắc bệnh truyền cho. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh thì chưa việc gì, vì gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại đủ át gen bệnh. Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc chứng mù màu có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.
Một số nguyên nhân khác gây mù màu gồm có:

  • Lão hóa
  • Bệnh về mắt, chẳng hạn như glaucome, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể, hoặc bệnh võng mạc do tiểu đường.
  • Chấn thương mắt
  • Tác dụng phụ của một vài loại thuốc

Chế độ chăm sóc đối với bệnh nhân mù màu

Chế độ chăm sóc bệnh mù màu
Chế độ chăm sóc đối với bệnh nhân mù màu

Những ngành học cần nhiều đến phân biệt màu sắc như hội họa, sinh vật biển, sẽ trở nên rất khó khăn vì mắt của người bệnh không chuẩn về màu sắc. Những ngành nghề như cảnh sát, lính cứu hỏa, phi công, lái xe lửa vân vân đều cần những người có mắt tốt và không có bất kỳ một khiếm khuyết về loạn sắc nào cả. Chính vì vậy, những người mắc bệnh loạn sắc nên cần sự tư vấn giúp đỡ của một bác sĩ nhãn khoa khi còn nhỏ ở tuổi cấp sách đến trường để có hướng học tập thích hợp cho sự chọn lựa nghề nghiệp và học vấn.

Điều trị bệnh mù màu

Điều trị bệnh mù màu
Điều trị bệnh mù màu

Mù màu do di truyền không thể chữa trị hay khắc phục. Mù màu không do di truyền có thể được chữa trị, tùy vào từng nguyên nhân. Ví dụ, bệnh đục thủy tinh thể làm giảm khả năng phân biệt màu sắc. Trong trường hợp này, mù màu có thể được chữa trị bằng phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục, nhằm khôi phục lại khả năng nhìn màu.
Bệnh mù màu cũng có thể được khắc phục bằng cách:
  • Đeo kính áp tròng màu: có thể giúp bạn nhìn được sự khác biệt giữa các màu. Tuy nhiên, những kính áp tròng này không cho màu sắc tự đúng tự nhiên và có thể làm méo mó hình ảnh.
  • Đeo kính gọng chống chói: Những người bị mù màu có thể phân biệt màu tốt hơn khi có ít chói và ít ánh sáng.
  • Nên học các dấu hiệu về độ sáng hoặc vị trí, thay vì học nhận biết màu. Ví dụ, bạn có thể học thứ tự của 3 màu đèn giao thông.

Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế

(Nguồn Sức khỏe & Đời sống, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Y tế trung ương - Bộ Y tế)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm gan B là bệnh do vi-rút viêm gan B (HBV) gây ra. 1. Mô tả Đa số gặp ở người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B 'cấp tính' trong thời gian ngắn. Khoảng 90% trẻ
  • 28-05-2018
    Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin quan trọng cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh. Lượng hồng cầu không đủ sẽ khiến cho các tổ chức của cơ thể không nhận được đủ lượng ôxy cần thiết để hoạt động.
  • 28-05-2018
    Theo các con số thống kê, có đến hơn 60% nam giới mắc các chứng yếu sinh lý như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.... Trong số những người bị bệnh xuất tinh sớm, có đến 50% ở lứa tuổi khoảng 25, thậm chí một bộ phận còn chưa kết hôn. Do ảnh hưởng
  • 28-05-2018
    Tình hình dịch trên thế giới trong thời gian gần đây Từ 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385
  • 28-05-2018

    Bỏng nắng tình trạng bỏng ở vùng da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng từ 11 – 14 giờ, thời điểm mà cường độ ánh nắng mạnh nhất, có nhiều tia cực tím nhất.

  • 28-05-2018
    Viêm cân bàn chân hay còn được gọi là viêm cân gan chân. Đây là tình trạng cơ gân bàn chân bị viêm (sưng) dẫn đến đau gót chân. Cơ gan bàn chân là một dải mô bền giống như dây cao su nằm bên dưới xương chân. Nó được gắn ở phần cuối xương gót chân và