Cúm gà (H5N1)

Tình hình dịch trên thế giới trong thời gian gần đây Từ 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385

Triệu chứng, biểu hiện bệnh cúm gà (H5N1)

Triệu chứng, biểu hiện bệnh cúm gà (H5N1)

Qua thống kê những trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), có thể rút ra 3 triệu chứng gặp trong 100% ca bệnh là sốt trên 38oC, ho, thở nhanh hoặc khó thở.
Triệu chứng tiêu chảy gặp trong 50% ca.
3 yếu tố nguy cơ mắc bệnh là làm hoặc ăn gà/vịt bệnh hay chết, ôm gà đá, có người nhà làm thịt gà để ăn.

Phòng ngừa cúm gà (H5N1)

Phòng ngừa cúm gà (H5N1)

Bạn có thể bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi mắc bệnh bằng các biện pháp sau:
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm hoặc chết. Báo ngay cho cơ quan chức năng nếu có gia cầm ốm hoặc chết.
  • Xử lý và giết mổ gia cầm một cách an toàn (đeo khẩu trang, đi găng, sử dụng chất diệt trùng).
  • Nấu chín kỹ gia cầm (không ăn thịt còn đỏ, trứng sống hoặc tiết canh ngan vịt).
  • Rửa tay xà phòng trước và sau khi xử lý gia cầm và khi chuẩn bị nấu.
Hãy nhớ:
  • Cúm gia cầm gây tử vong nhưng có thể phòng tránh được.
  • Cúm gia cầm có thể truyền từ gia cầm sang người.
  • Không phải mọi gia cầm nhiễm bệnh đều có biểu hiện cúm gia cầm.
  • Gia cầm nhà bạn có thể mắc bệnh mà bạn không biết.

Biện pháp đơn giản phòng ngừa cúm gà (H5N1)

Biện pháp đơn giản phòng ngừa cúm gà (H5N1)
Áp dụng một số biện pháp trong phòng ngừa cúm gà (H5N1) để tránh lây lan từ người sang người, bùng phát thành đại dịch và hạn chế tử vong.
  • Hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc chết
Đeo khẩu trang, găng tay khi vệ sinh sân chuồng
Nếu bị nhiễm cúm gia cầm, người bệnh sẽ suy hô hấp nhanh, có thể đột quỵ. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng, giết mổ gia cầm đang bị ốm hoặc chết, báo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Không vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
Đeo khẩu trang, găng tay khi vệ sinh sân chuồng, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm. Thiêu hủy chất thải của gia cầm ở những nơi xa khu dân cư sinh sống.
  • Vệ sinh ăn uống
    • Nguyên tắc đầu tiên trong phòng ngừa cúm gà (H5N1) là lựa chọn gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định.
    • Nấu chín kĩ thịt gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, không để lẫn thịt chín với thịt chưa qua chế biến. Tuyệt đối không ăn tiết canh ngan, vịt, không ăn thịt còn đỏ, trứng sống, rửa sạch dụng cụ nhà bếp (dao, thớt…) dùng để chế biến gia cầm trước khi tái sử dụng.
    • Phòng ngừa cúm gà (H5N1) bằng cách rửa tay với xà phòng trước, trong và sau khi nấu ăn để tránh lây nhiễm chéo. Rửa tay lại bằng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn sau khi chế biến thịt, trứng.
  • Vệ sinh cá nhân
    • Rửa tay lại bằng xà phòng sau khi chế biến thịt, trứng
    • Hàng ngày vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tích cực rèn luyện thân thể. Người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm hoặc làm việc ở nơi có dịch cúm gia cầm (H5N1) cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.
  • Khám bệnh kịp thời
    • Khi thấy trong người có biểu hiện sốt cao (trên 38oC), mệt mỏi, tức ngực, khó thở, đau đầu, ho khan, đau họng, tiêu chảy… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.
Lưu ý:
Mặc dù cúm gia cầm (H5N1) gây tử vong nhưng mọi người có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp vô cùng đơn giản.
Mỗi người cần hiểu đúng về dịch bệnh, chủ động phòng ngừa cúm gia cầm (H5N1) hiệu quả để tránh lây lan trong cộng đồng, hạn chế số người tử vong.
(Nội dung do Bác sĩ Bộ Y tế kiểm duyệt)

Điều trị cúm gà (H5N1)

 

Nguyên tắc điều trị:

  • Cần phải điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
  • Dùng các thuốc hạ sốt, chống viêm corticosteroid, kháng sinh.
  • Hồi sức hô hấp.
  • Điều trị suy đa tạng (nếu có).
  • Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.

Tiêu chuẩn ra viện:

  • Hết sốt 7 ngày sau khi ngừng thuốc.
  • Xét nghiệm máu, Xquang tim, phổi ổn định.
  • Xét nghiệm virut cúm A(H5N1) âm tính.
 

Vắc-xin phòng ngừa và điều trị cúm gia cầm (H5N1)

 
Khi chưa có vắc-xin đặc hiệu phòng các chủng cúm gia cầm H5N6, H7N9, cúm A/H5N1, giới chuyên môn vẫn khuyến cáo người dân nên tiêm vắc-xin ngừa cúm thường vì bệnh nhân mắc cúm sẽ bị suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm bệnh khác.
Thời điểm tiêm vắc-xin ngừa cúm thích hợp nhất là tháng 10, 11
Nếu một người bị nhiễm cả cúm A/H5N1 và cúm thông thường thì 2 loại vi-rút kết hợp với nhau có thể tạo nên chủng vi-rút mới lây truyền nhanh, mạnh và nguy hiểm hơn.
Tiêm vắc-xin ngừa cúm được chỉ định với người lớn và trẻ trên 6 tháng tuổi. Bệnh nhân tim mạch, bị thiếu máu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường… nên chủ động tiêm vắc-xin trước mùa dịch cúm gia cầm (H5N1) để phòng bệnh.

Điều trị cúm gia cầm (H5N1)

  • Khi mắc cúm gia cầm (H5N1), bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt trong vòng 48 giờ kể từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
  • Tùy thể trạng và diễn tiến bệnh, bác sĩ có thể cho dùng thuốc hạ sốt, chống viêm corticosteroid, kháng sinh hay điều trị suy đa tạng (nếu có).
  • Bảo vệ sức khỏe bằng cách sử dụng thực phẩm đã qua kiểm dịch
  • Nếu bệnh nhân hết sốt 7 ngày sau khi ngừng thuốc, xét nghiệm máu, X-quang tim, phổi ổn định và kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút cúm A (H5N1) thì có thể xuất viện về nhà nghỉ ngơi, gia đình chăm sóc tốt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị, bệnh nhân cần phối hợp và tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Tiêm vắc-xin ngừa cúm, ăn uống vệ sinh, dùng thực phẩm đã qua kiểm dịch là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
(Nội dung do Bác sĩ Bộ Y tế kiểm duyệt)

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Zona tai (hay còn được gọi là bệnh giời leo) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh ở gần tai của bạn. Bệnh giời leo gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi
  • 18-04-2022
    Hội chứng thiểu sản tim trái là một phổ các bệnh tim trong đó các cấu trúc của tim trái (bao gồm van hai lá, tâm thất trái, van động mạch chủ và động mạch chủ) của trẻ kém phát triển.
  • 28-05-2018
    Rụng tóc (lông) có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể bởi nhiều nguyên nhân, và có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Rụng tóc ở nam giới (nữ giới) trong những trường hợp nặng có thể xảy ra ở cả đầu và toàn bộ cơ thể. Rụng tóc thành hình ở nam giới
  • 28-05-2018
    Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị viêm bởi vi khuẩn lậu. Ống niệu đạo bị viêm dẫn đến bị đỏ và sưng tấy lên. Đây là bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
  • 28-08-2018

    Xương đòn gãy khi bị đánh mạnh vào vai hoặc bị té trong tư thế cánh tay dạng ra. Gãy xương đòn cũng có thể xảy ra sau khi bị chấn thương xương đòn trực tiếp trong một tai nạn giao thông hoặc tai nạn khác.

  • 28-05-2018
    Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Bệnh gây viêm một số khớp nhất định và phát ban. Các vùng thường bị ảnh hưởng nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Mắt, móng và tim cũng có thể bị